Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 9>
Câu 1: Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề thi
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Cho các bước sau:
(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là:
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (1) → (3) → (2) → (4).
C. (3) → (2) → (4) → (1).
D. (2) → (1) → (4) → (3).
Câu 2: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng thành phần nào?
A. Số protons. B. Số neutrons.
C. Số electrons. D. khối lượng nguyên tử.
Câu 3: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là
A. 12. B. 24. C. 13. D. 6
Câu 4: Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
A. Nhóm IA. B. Nhóm IVA.
C. Nhóm IIA. D. Nhóm VIIA.
Câu 5: Phân tử khối của Cu gấp bao nhiêu lần phân tử khối của oxi?
A. 4 lần. B. 32 lần. C. 2 lần. D. 64 lần.
Câu 6: Trong phân tử potassium chloride, nguyên tử K (potassium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết
A. cộng hóa trị. B. ion.
C. phi kim. D. kim loại.
Câu 7: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là
A. Số eletron lớp ngoài cùng
B. Số neutron trong nguyên tử
C. Số electron trong hạt nhân
D. Số pronton và neutron trong hạt nhân
Câu 8: Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố M có vị trí trong bảng tuần hoàn như sau:
A. Ô số 9, chu kì 3, nhóm IA. B. Ô số 10, chu kì 2, nhóm IA.
C. Ô số 12, chu kì 3, nhóm IA. D. Ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 9: Hạt nhân nguyên tử X có 15 proton. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA. B. số thứ tự 15, chu kì 2, nhóm VA.
C. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA. D. số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA.
Câu 10: Cho biết kim loại nào có thể cắt bằng dao?
A. Magnesium. B. Iron. C. Mercury. D. Sodium.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu
kì đó.
C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
D. Các nguyên tố trong chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Câu 12: Cho các nguyên tố sau: Na, Br, K, Ca, Ar, Ba, Be, O, N, Ne. Số nguyên tố kim loại trong các
nguyên tố trên là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7.
II. Tự luận
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e là 60. Trong hạt nhân, số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tính số hạt p, n, e
Câu 2: Hãy so sánh xem nguyên tử magnesium nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với:
(a) Nguyên tử carbon.
(b) Nguyên tử lưu huỳnh (sulfur).
(c) Nguyên tử nhôm (aluminium).
Đáp án
Phần trắc nghiệm
1D |
2A |
3D |
4C |
5C |
6B |
7C |
8D |
9C |
10D |
11B |
12B |
Câu 1: Cho các bước sau:
(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là:
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (1) → (3) → (2) → (4).
C. (3) → (2) → (4) → (1).
D. (2) → (1) → (4) → (3).
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 2: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng thành phần nào?
A. Số protons. B. Số neutrons.
C. Số electrons. D. khối lượng nguyên tử.
Phương pháp giải
Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng số protons
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 3: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là
A. 12. B. 24. C. 13. D. 6
Phương pháp giải
Tổng số hạt trong A: P + E + N = 24, mà N = 12 từ đó tính P, E
Lời giải chi tiết
P + E + 12 = 24 => P = E = 6
Đáp án D
Câu 4: Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
A. Nhóm IA. B. Nhóm IVA.
C. Nhóm IIA. D. Nhóm VIIA.
Phương pháp giải
Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm IIA
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 5: Phân tử khối của Cu gấp bao nhiêu lần phân tử khối của oxi?
A. 4 lần. B. 32 lần. C. 2 lần. D. 64 lần.
Phương pháp giải
M Cu : M O2
Lời giải chi tiết
Phân tử khối Cu gấp: 64 : 32 = 2 lần
Đáp án C
Câu 6: Trong phân tử potassium chloride, nguyên tử K (potassium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết
A. cộng hóa trị. B. ion.
C. phi kim. D. kim loại.
Phương pháp giải
Liên kết giữa kim loại và phi kim là liên kết ion
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 7: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố là
A. Số eletron lớp ngoài cùng
B. Số neutron trong nguyên tử
C. Số proton trong hạt nhân
D. Số pronton và neutron trong hạt nhân
Phương pháp giải
Số hiệu nguyên tử = số proton
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 8: Cho biết các nguyên tử của nguyên tố M có 3 lớp electron và có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tố M có vị trí trong bảng tuần hoàn như sau:
A. Ô số 9, chu kì 3, nhóm IA. B. Ô số 10, chu kì 2, nhóm IA.
C. Ô số 12, chu kì 3, nhóm IA. D. Ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.
Phương pháp giải
Dựa vào số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 9: Hạt nhân nguyên tử X có 15 proton. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VIIA. B. số thứ tự 15, chu kì 2, nhóm VA.
C. số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA. D. số thứ tự 15, chu kì 4, nhóm VA.
Phương pháp giải
Dựa vào số proton của nguyên tử X
Lời giải chi tiết
X có 15 proton => ô số 15
X có 15 electron => có 3 lớp electron, có 5 e lớp ngoài cùng
Đáp án C
Câu 10: Cho biết kim loại nào có thể cắt bằng dao?
A. Magnesium. B. Iron. C. Mercury. D. Sodium.
Phương pháp giải
Các kim loại thuộc nhóm IA có thể cắt bằng dao
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu
kì đó.
C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
D. Các nguyên tố trong chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Lời giải chi tiết
Đáp án B vì thứ tự chu kì = số lớp electron
Câu 12: Cho các nguyên tố sau: Na, Br, K, Ca, Ar, Ba, Be, O, N, Ne. Số nguyên tố kim loại trong các nguyên tố trên là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7.
Phương pháp
Kim loại có 1,2, 3, 4 electron lớp ngoài cùng
Phi kim có 4, 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết
Đáp án B
II. Tự luận
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e là 60. Trong hạt nhân, số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tính p, n, e
Lời giải chi tiết
(1) P + E + N = 60
(2) P = N
Từ đó: P + E + P = 60, mà P = E => P = E = N = 20
Câu 2: Hãy so sánh xem nguyên tử magnesium nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với:
(a) Nguyên tử carbon.
(b) Nguyên tử lưu huỳnh (sulfur).
(c) Nguyên tử nhôm (aluminium).
Lời giải chi tiết
Dựa vào khối lượng nguyên tử magnesium với các nguyên tử của nguyên tố khác
a) Nguyên tử Mg nặng hơn nguyên tử carbon 2 lần
b) Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn Mg khoảng 2,6 lần
c) Nguyên tử nhôm nặng hơn Mg hoảng 1,1 lần
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 10
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 11
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 12
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 13
- Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục