Đề thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 4 - Đề số 1>
Bàn tay người nghệ sĩ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc.
Đề bài
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Bàn tay người nghệ sĩ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn, sáng tạo của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
(Theo Lâm Ngũ Đường)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Lúc nhàn rỗi Trương Bạch đã làm gì?
A. Nặn những con giống bằng đất sét.
B. Tạc những pho tượng.
C. Nặn những con giống bằng đất màu.
D. Làm các đồ thủ công.
Câu 2. Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.
B. Đôi mắt pho tượng nhìn long lanh như mắt người.
C. Pho tượng toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng giống như một người sống vậy.
Câu 3. Qua câu chuyện, em thấy Trương Bạch là người như thế nào?
A. Là một người chăm chỉ, chịu khó và sáng tạo.
B. Là một người hiền lành và nhiệt huyết với công việc làm gốm.
C. Là một người yêu thích sự hoàn hảo.
D. Là một người say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo.
Câu 4. Tên cơ quan tổ chức nào viết đúng:
A. Đài truyền hình hà Nội.
B. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
C. Bộ Giáo dục và đào tạo.
D. Công ty thuốc lá Thăng long.
Câu 5. Viết một câu hội thoại có sử dụng biện pháp nhân hóa:
Câu 6. Gạch chân dưới các tính từ trong câu văn sau:
Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.
Câu 7. Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn sau cho sinh động, gợi cảm:
a) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.
b) Mặt trời mọc từ phía đông, chiếu ánh nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Em hãy đóng vai nhân vật Tin-tin trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương lai” viết đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em.
-------- Hết --------
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
1. A |
2. A |
3. D |
4. B |
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Lúc nhàn rỗi Trương Bạch đã làm gì?
A. Nặn những con giống bằng đất sét.
B. Tạc những pho tượng.
C. Nặn những con giống bằng đất màu.
D. Làm các đồ thủ công.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Lúc nhàn rỗi Trương bạch đã nặn những con giống bằng đất sét.
Đáp án A.
Câu 2. Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?
A. Đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.
B. Đôi mắt pho tượng nhìn long lanh như mắt người.
C. Pho tượng toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ.
D. Pho tượng sống động đến lạ lùng giống như một người sống vậy.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là đôi mắt tượng Quan Âm như biết nhìn theo.
Đáp án A.
Câu 3. Qua câu chuyện, em thấy Trương Bạch là người như thế nào?
A. Là một người chăm chỉ, chịu khó và sáng tạo.
B. Là một người hiền lành và nhiệt huyết với công việc làm gốm.
C. Là một người yêu thích sự hoàn hảo.
D. Là một người say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo.
Phương pháp giải:
Căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Qua câu chuyện, em thấy Trương Bạch là người say mê nghệ thuật có tính kiên nhẫn và sáng tạo.
Đáp án D.
Câu 4. Tên cơ quan tổ chức nào viết đúng:
A. Đài truyền hình hà Nội.
B. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
C. Bộ Giáo dục và đào tạo.
D. Công ty thuốc lá Thăng long.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Danh từ chung, Danh từ riêng.
Lời giải chi tiết:
Tên cơ quan tổ chức viết đúng là Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
Đáp án B.
Câu 5. Viết một câu hội thoại có sử dụng biện pháp nhân hóa
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Biện pháp nhân hóa.
Lời giải chi tiết:
Gà con tò mò hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, sao mình phải đi bới đất tìm giun ạ?
Câu 6. Gạch chân dưới các tính từ trong câu văn sau:
Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Tính từ.
Lời giải chi tiết:
Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.
Câu 7. Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn sau cho sinh động, gợi cảm:
a) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.
b) Mặt trời mọc từ phía đông, chiếu ánh nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Biện pháp nhân hóa.
Lời giải chi tiết:
a. Những cơn gió thổi dịu dàng trên mặt hồ nước trong xanh.
b. Bác mặt trời mọc từ phía đông, chiếu ánh nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn.
B. Kiểm tra viết
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, đóng vai nhân vật Tin-tin trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương viết đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý:
Mở đầu:
- Giới thiệu tên câu chuyện mà em muốn tưởng tượng.
Triển khai:
- Đến thăm Vương quốc Tương lai: Được sự giúp đỡ của bà tiên, em và Mi-tin đã đến được Vương quốc Tương lai.
- Gặp các em bé: (1) Em bé thứ nhất: sáng chế ra một vật làm con người hạnh phúc. (2) Em bé thứ hai: sáng chế ra thuốc trường sinh. (3) Em bé thứ ba: mang đến một thứ ánh sáng lạ. (4) Em bé thứ tư: Khoe một thứ máy biết bay như chim. (5) Em bé thứ năm: cho xem một cái máy biết dò tìm kho báu giấu trên Mặt Trăng.
Kết thúc:
- Nêu cảm nghĩ của em về điều đã tưởng tượng ra.
Bài tham khảo 1:
Tôi và Mi-tin bước vào khu vườn kì diệu ở Vương quốc Tương Lai và bắt chuyện với những nàng tiên. Nàng tiên thứ nhất đang lắp ghép đôi cánh, khi được hỏi, cô ấy đáp: Cánh của tôi bị rụng khi tôi chao liệng và đâm cái rầm vào bức tường đá trắng. Sơ sảy quá, những viên đá làm tôi hoa mắt và loạng choạng lao thẳng tới. Nàng tiên thứ hai lắc lư chiếc bình chứa chất lòng màu hồng, khi thấy chúng tôi liền hô lớn: Dừng lại! Không được tiến tới, rất nguy hiểm cho các anh. Tôi đang chế tạo một dung dịch trường sinh, chỉ cần uống vào sẽ trẻ mãi không già. Nhưng hình như tôi đã cho nhầm một chất nào đó, có thể gây nổ được. Sẽ đau đầu với tôi đây…
Bài tham khảo 2:
Tôi và Mi-tin bước vào khu vườn kì diệu, nơi có những cánh hoa lấp lánh và cây cối xanh tốt khoe sắc. Khu vườn rộng lớn, đầy màu sắc và mang lại cho họ cảm giác yên bình và thư thái. Điều đặc biệt ở đây là sự hiện diện của những con chim vô cùng đa dạng và sống động, bay trên bầu trời với những tiếng hót và tiếng kêu vang lên khắp nơi. Cảm giác trong khu vườn như một thế giới khác, nơi không có những áp lực, sự căng thẳng và mệt mỏi của cuộc sống thường ngày. Tôi và Mi-tin nhìn thấy những hình ảnh đẹp mắt, những điều tuyệt vời mà chỉ có thể tưởng tượng được trong trí tưởng tượng của họ. Khu vườn kì diệu là một nơi thật tuyệt vời, nơi mà họ có thể thư giãn, tìm lại cân bằng và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc đời mình.