30 bài tập trắc nghiệm phép quay
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cho A(3;0). Phép quay tâm O, góc 900900 biến A thành:
- A (-3; 0)
- B (3; 0)
- C (0; -3)
- D (0; 3)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phép quay tâm O góc \({{90}^{0}}\( biến A thành A’ khi và chỉ khi {(OA;OA′)=900OA=OA′
Lời giải chi tiết:
Dễ thấy A thuộc tia Ox nên phép quay tâm O góc 900 biến điểm A thành điểm A’ thuộc tia Oy, tức là A’(0; a) với a > 0.
Vậy chỉ có đáp án B thỏa mãn và đương nhiên khi A’(0; 3) thì OA = OA’ = 3.
Chọn D.
Câu hỏi 2 :
Ảnh của N(1; -3) qua phép quay tâm O góc -90o là:
- A N’(-3;- 1)
- B N’(3; 1)
- C N’(-1; 3)
- D N’(1; 3)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
N’ là ảnh của N qua phép quay tâm O góc khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}
ON = ON'\\\left( {\overrightarrow {ON} ;\overrightarrow {ON'} } \right) = - {90^0}\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết:
Gọi N(x;y)=Q(O;−90o)⇒{ON=ON′(→ON;→ON′)=−900
→ON.→ON′=0⇔(1;−3)(x;y)=0⇔x−3y=0⇔x=3yON2=ON′2⇔12+(−3)2=x2+y2⇒9y2+y2=10⇔10y2=10⇔[y=1y=−1⇔[{x=3y=1{x=−3y=−1
Tuy nhiên góc quay là −900 nên chỉ có điểm N(−3;−1) thỏa mãn.
Chọn A.
Câu hỏi 3 :
Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm B(−3;6). Tìm tọa độ điểm E sao cho B là ảnh của E qua phép quay tâm O góc quay (−900).
- A E(−6;−3).
- B E(−3;−6).
- C E(6;3).
- D E(3;6).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Biểu diễn điểm B trên hệ trục tọa độ Oxy, xác định ảnh E của B qu phép quay O góc quay (−900).
Từ đó, kết luận tọa độ điểm E.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu hỏi 4 :
Cho hình chữ nhật ABCD (thứ tự các đỉnh theo chiều ngược chiều kim đồng hồ) có tâm O và AB=a,BC=a√3. Phép quay tâm O góc quay α(00<α<1800) biến đoạn AC thành BD. Góc α có số đo là:
- A 1200
- B −600
- C −1200
- D 600
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Xác định góc α chính là góc ^AOB, tính góc ^AOB sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình vẽ ta thấy:
Q(O,^AOB)(A)=B;Q(O,^AOB)(C)=D⇒Q(O,^AOB)(AC)=BD
Do đó góc α chính là góc ^AOB.
Xét tam giác ABC có AB=a;BC=a√3⇒tan^CAB=BCAB=√3⇒^CAB=^OAB=600
Suy ra ΔOAB đều ⇒^AOB=600.
Vậy α=600
Chọn D.
Câu hỏi 5 :
Trong mặt phẳng tọa đô Oxy, cho đường thẳng d:3x−y+2=0. Viết phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của d qua phép quay tâm O góc quay −900
- A d′:x+3y−2=0.
- B d′:3x−y−6=0.
- C d′:x−3y−2=0.
- D d′:x+3y+2=0
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Trong mặt phẳng cho điểm O và góc lượng giác α, phép biến hình :
- biến điểm O thành chính nó,
- biến mỗi điểm M khác O thành điểm M’ sao cho
OM = OM’ và góc lượng giác(OM,OM’) = α
gọi là phép quay tâm O, góc quayα
Kí hiệu: Q(O,α)
Vậy: Q(O,α)(M) = M’⇔{OM=OM′(⌢OM,OM′)=α
Lời giải chi tiết:
Giao điểm của d:3x−y+2=0với trục Ox, Oy lần lượt là: B(−23;0),A(0;2).
Gọi A’, B’ lần lượt là ảnh của A, B qua phép quay tâm O góc quay −900. Khi đó, dễ dàng kiểm tra được : A′(2;0),B′(0;23).
d’ là ảnh của d qua phép quay tâm O góc quay −900 chính là đường thẳng A’B’ và có phương trình là:
x2+y23=1⇔x2+3y2=1⇔x+3y−2=0
Chọn: A
Câu hỏi 6 :
Cho tam giác ABC đều với trọng tâm G. Phép quay tâm G với góc nào dưới đây biến tam giác ABC thành chính nó?
- A 300
- B 450
- C 600
- D 1200
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vẽ hình và dựa vào hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
Ta thấy phép quay tâm G góc 1200 biến điểm A thành B, biến điểm B thành C và biến điểm C thành A, do đó phép quay tâm G góc 1200 biến tam giác ABC thành chính nó.
Chọn D.
Câu hỏi 7 :
Cho phép quay Q(O;α) biến điểm A thành điểm M và các khẳng định sau:
a) O cách đều A và M
b) O thuộc đường tròn đường kính AM.
c) ^AOM=α
Số khẳng định đúng là:
- A 3
- B 2
- C 1
- D 0
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa phép quay: Phép quay tâm O góc α biến điểm M thành điểm M’ khi và chỉ khi {OM=OM′^MOM′=α
Lời giải chi tiết:
Phép quay tâm O góc α biến điểm A thành điểm M khi và chỉ khi {OA=OM^AOM=α
Vậy khẳng định a) và c) đúng, khẳng định b) sai vì O là tâm đường tròn đường kính AM chứ O không thuộc đường tròn đường kính AM.
Chọn B.
Câu hỏi 8 :
Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(1;1). Hỏi trong bốn điểm được cho ở các phương án dưới đây, điểm nào là ảnh của M qua phép quay tâm O, góc 450.
- A A(1;0)
- B B(0;√2)
- C C(√2;0)
- D D(−1;1)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính tọa độ ảnh của điểm M(x;y) qua phép quay tâm O góc α: {x′=xcosα−ysinαy′=xsinα+ycosα
Lời giải chi tiết:
Gọi điểm M′(x′;y′) là ảnh của điểm M(1;1) qua phép quay tâm O góc 450 nên ta có:
{x′=cos450−sin450=0y′=sin450+cos450=√2⇒M′(0;√2)≡B
Chọn B.
Câu hỏi 9 :
Cho hình vuông tâm O. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O, góc quay α(0<α≤2π) biến hình vuông đã cho thành chính nó.
- A 1
- B
2
- C 3
- D 4
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Có 4 phép quay biến hình vuông thành chính nó là Q(O;900),Q(O;1800),Q(O;2700),Q(O;3600)
Chọn D.
Câu hỏi 10 :
Xét phép quay tâm O, góc quay α≠k2π,k∈Z. Hỏi có bao nhiêu điểm biến thành chính nó qua Q(O;α) đã cho.
- A 1
- B Vô số
- C Không có
- D 2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phép quay tâm O góc quay α≠k2π,k∈Z biến điểm O thành chính nó.
Chọn A.
Câu hỏi 11 :
Trong mặt phẳng Oxy cho hai đường thẳng a:2x+y+5=0 và b:x−2y−3=0. Nếu có một phép quay biến đường thẳng này thành đường thẳng kia thì số đo của góc đó có thể là góc nào trong các góc cho dưới đây:
- A 450
- B 900
- C 1200
- D 600
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xét mối quan hệ giữa hai đường thẳng a và b.
Lời giải chi tiết:
Ta có: →na=(2;1),→nb=(1;−2)⇒→na.→nb=0⇒a⊥b
Do đó tồn tại phép quay góc 900 biến đường thẳng này thành đường thẳng kia.
Chọn B.
Câu hỏi 12 :
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho phép quay tâm O biến điểm A(1;0) thành điểm A′(0;1). Khi đó nó biến điểm M(1;−1) thành điểm:
- A M′(−1;−1)
- B M′(1;1)
- C M′(−1;1)
- D M′(1;0)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xác định góc quay.
Áp dụng công thức tính tọa độ ảnh của điểm M(x;y) qua phép quay tâm O góc α: {x′=xcosα−ysinαy′=xsinα+ycosα
Lời giải chi tiết:
Phép quay tâm O biến điểm A(1;0) thành điểm A′(0;1) là phép quay tâm O góc 900
Gọi M′(x′;y′) là ảnh của điểm M(1;−1) qua phép quay tâm O góc 900 ta có: {x′=1.cos900+1.sin900y′=1.sin900−1.cos900⇒{x′=1y′=1⇒M′(1;1)
Chọn B.
Câu hỏi 13 :
Cho tam giác ABC đều tâm O và các đường cao AA’, BB’, CC’ (các đỉnh của tam giác ghi theo chiều quay của kim đồng hồ). Ảnh của đường cao AA’ qua phép quay Q(O;2400) là:
- A BB’
- B Một đoạn thẳng qua O và song song BC
- C AA’
- D CC'
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vẽ hình và tìm ảnh của điểm A và A’ qua phép quay Q(O;2400)
Lời giải chi tiết:
Q(O;2400)(A)=B,Q(O;2400)(A′)=B′⇒Q(O;2400)(AA′)=BB′
Chọn A.
Câu hỏi 14 :
Gọi m là ảnh của đường thẳng d qua phép quay tâm I góc quay α (biết rằng I không nằm trên d), đường thẳng d song song với m khi:
- A φ=π3
- B φ=−π
- C φ=π6
- D φ=2π3
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta dễ thấy chỉ có phép quay tâm I góc quay φ=−π biến d thành m sao cho d // m.
Chọn B.
Câu hỏi 15 :
Chọn câu sai ?
- A Qua phép quay Q(O;φ) điểm O biến thành chính nó.
- B Phép đối xứng tâm O là phép quay tâm O, góc −1800
- C Phép quay tâm O góc quay 900 và phép quay tâm O góc quay −900 là hai phép quay giống nhau.
- D Phép đối xứng tâm O là phép quay tâm O, góc quay 1800.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Suy luận từng đáp án, có thể sử dụng hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
Hiển nhiên A đúng.
B và D đúng.
Ảnh của hai phép quay tâm O góc quay 900 và phép quay tâm O góc quay −900 đối xứng nhau qua O.
Chọn C.
Câu hỏi 16 :
Khẳng định nào sau đây đúng về phép quay :
- A Phép biến hình biến điểm O thành điểm O và điểm M khác O thành điểm M’ sao cho (OM;OM′)=φ được gọi là phép quay tâm O với góc quay φ.
- B Nếu Q(O;900):M↦M′(M≠O) thì OM′⊥OM
- C Phép quay không phải là phép dời hình.
- D Nếu Q(O;900):M↦M′(M≠O) thì OM′>OM
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Suy luận từng đáp án, có thể sử dụng hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
A sai vì thiếu điều kiện OM=OM′
C sai, phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì nên phép quay là 1 phép dời hình.
D hiển nhiên sai.
Chọn B.
Câu hỏi 17 :
Phép quay tâm O góc −900 biến đường tròn (C):x2+y2−4x+1=0 thành đường tròn có phương trình:
- A x2+(y−2)2=3
- B x2+(y+2)2=9
- C x2+(y+2)2=5
- D x2+(y+2)2=3
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Đường tròn (I;R) qua phép quay tâm O góc quay α biến thành đường tròn {Q(O;α)(I)=I′R=R′
Lời giải chi tiết:
Đường tròn (C) có tâm I(2;0), bán kính R=√22+02−1=√3
Q(O;−900)(I)=I′(0;−2)⇒Q(O;−900):(C)↦(C′) có tâm I′(0;−2) và bán kính R′=R=√3
Vậy phương trình đường tròn (C′) là: (x−0)2+(y+2)2=3⇔x2+(y+2)2=3
Chọn D.
Câu hỏi 18 :
Trong mặt phẳng, cho hai đường thẳng cắt nhau d và d’. Có bao nhiêu phép quay biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?
- A 2.
- B 0.
- C 1.
- D Vô số.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Có vô số phép quay biến đường thẳng d thành đường thẳng d’, đó là: Q(I;α), trong đó, I là điểm nằm trên đường phân giác các góc tạo bởi hai đường thẳng, α=α0+k2π,k∈Z hoặc α=π−α0+k2π,k∈Z (α0là góc giữa hai đường thẳng d và d’)
Chọn: D
Câu hỏi 19 :
Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy cho điểm M(3;2). Tìm tọa độ điểm M′là ảnh của điểm M qua phép quay tâm O góc quay 900.
- A M′(−2;3).
- B M′(2;3).
- C M′(−2;−3).
- D M′(2;−3).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Biểu diễn trên hệ trục tọa độ Oxy.
Lời giải chi tiết:
Ảnh của điểm M qua phép quay tâm O góc quay 900là M′(−2;3).
Chọn: A
Câu hỏi 20 :
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d:y=x. Tìm ảnh của d qua phép quay tâm O góc 900.
- A
d′:y=2x.
- B
d′:y=−x.
- C
d′:y=−2x.
- D d′:y=x.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tọa độ của phép quay tâm O góc quay α:{x′=xcosα−ysinαy′=xsinα+ycosα
Lời giải chi tiết:
Phép quay tâm O góc quay 900biến điểm M(x;y) thành điểm M’(x’;y’) thỏa mãn hệ phương trình:
{x′=xcos90−ysin90=−yy′=xsin90+ycos90=x⇒{x=y′y=−x′⇒M(y′;−x′)
M thuộc đường thẳng y=x⇒−x′=y′⇔y′=−x′. Vậy M’ thuộc đường thẳng y=−x
Chọn B.
Câu hỏi 21 :
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d:x+y=0. Tìm phương trình đường thẳng d′ là ảnh của đường thẳng d qua phép quay Q(O;−900).
- A x−y+1=0.
- B x−y−1=0.
- C x−y=0.
- D x−90y=0.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Qua phép quay Q(O;−900), đường thẳng d biến thành đường thẳng d’ vuông góc với d .
Lời giải chi tiết:
Qua phép quay Q(O;−900), đường thẳng d biến thành đường thẳng d’ vuông góc với d ⇒(d′):x−y+m=0
Do O(0;0)∈d⇒Q(O;−900):O↦O∈d′
⇒0−0+m=0⇔m=0⇒(d′):x−y=0.
Chọn: C
Câu hỏi 22 :
Cho tam giác ABC có AB=AC và ^ABC=600. Phép quay tâm I góc quay α=900 biến A thành M, biến B thành N, biến C thành H. Khi đó tam giác MNH là:
- A Tam giác vuông cân
- B Tam giác vuông
- C Tam giác không đều
- D Tam giác đều
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phép quay là một phép dời hình.
Lời giải chi tiết:
Tam giác ABC có AB=AC và ^ABC=600⇒ΔABC đều.
{Q(I;900)(A)=MQ(I;900)(B)=NQ(I;900)(C)=H⇒Q(I;900)(ΔABC)=ΔMNH
Phép quay là một phép dời hình ⇒ Phép quay biến tam giác đều thành tam giác đều, do đó ΔMNH đều.
Chọn D.
Câu hỏi 23 :
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d:2x−y+1=0. Để phép quay tâm I góc quay 2017π biến d thành chính nó thì tọa độ của I là:
- A (2;1)
- B (2;−1)
- C
(1;0)
- D (0;1)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Q(I;2017π)=Q(I;π) là phép đối xứng tâm I.
Lời giải chi tiết:
Q(I;2017π)=Q(I;π) là phép đối xứng tâm I, do đó để phép đối xứng tâm I biến đường thẳng d thành chính nó thì I∈d, xét bốn đáp án ta thấy chỉ có đáp án D, điểm I(0;1)∈d.
Chọn D.
Câu hỏi 24 :
Khẳng định nào sai ?
- A Phép tịnh tiến một đoạn thẳng thành một đoạn thẳng bằng nó.
- B Phép quay biến đường thẳng thành đường thẳng song song với nó.
- C Phép tịnh tiến biến tam giác thành tam giác bằng nó.
- D Phép quay biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa phép dời hình: Phép dời hình là phép bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Lời giải chi tiết:
Phép quay và phép tịnh tiến đều là phép dời hình, do đó các đáp án A, C, D đúng.
Chọn B.
Câu hỏi 25 :
Cho ngũ giác đều ABCDE tâm O, biết OA = a . Phép quay Q(C,π) biến A thành A’, biến B thành B’. Độ dài đoạn A’B’ là:
- A 2acos36o
- B acos72o
- C asin72o
- D 2asin36o
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phép quay là phép dời hình ⇒A′B′=AB
Áp dụng định lí Cosin trong tam giác OAB tính độ dài đoạn thẳng AB.
Lời giải chi tiết:
Q(C;π)(A)=A′,Q(C;π)(B)=B′⇒Q(C;π)(AB)=A′B′⇒A′B′=AB
Xét tam giác cân OAB có ^AOB=36005=720
Áp dụng định lí Cosin ta có :
AB2=OA2+OB2−2.OA.OB.cos^AOB=a2+a2−2a2.cos720=2a2(1−cos720)=2a2.2sin2360=4a2sin2360⇒AB=2asin360⇒A′B′=2asin360
Chọn D.
Câu hỏi 26 :
Cho lục giác đều ABCDEF, tâm O, thực hiện lần lượt phép quay tâm O góc quay 600 và phép tịnh tiến theo vector →OC thì ảnh của tam giác ABO là:
- A ΔBOC
- B ΔOCD
- C ΔOFE
- D ΔAOF
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Thực hiện lần lượt phép quay Q(O;600) và phép tịnh tiến T→OC
Lời giải chi tiết:
{Q(O;600)(A)=FQ(O;600)(B)=AQ(O;600)(O)=O⇒Q(O;600)(ABO)=FAO{T→OC(F)=OT→OC(A)=BT→OC(O)=C⇒T→OC(FAO)=OBC⇒ΔAOBQ(O;600)⟶ΔFAOT→OC⟶ΔOBC
Chọn A.
Câu hỏi 27 :
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d:x−y+4=0. Hỏi trong 4 đường thẳng cho bởi các phương trình sau, đường thẳng nào có thể biến thành d qua phép quay tâm I(0;3) góc quay π ?
- A 2x+y−4=0
- B 2x+2y−3=0
- C x−y+2=0
- D 2x−2y+1=0
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Gọi đường thẳng cần tìm là Δ, ta có: Q(I;π):Δ↦d⇒Q(I;−π):d↦Δ
Ta lấy hai điểm bất kì thuộc d và tìm ảnh của hai điểm đó qua phép quay Q(I;−π) sau đó viết phương trình đường thẳng đi qua hai ảnh vừa tìm được, đó chính là đường thẳng cần tìm.
Lời giải chi tiết:
Gọi đường thẳng cần tìm là Δ, ta có: Q(I;π):Δ↦d⇒Q(I;−π):d↦Δ
Ta lấy hai điểm bất kì thuộc d và tìm ảnh của hai điểm đó qua phép quay Q(I;−π)
Lấy A(0;4);B(−4;0)∈d.
Gọi A′,B′ lần lượt là ảnh của A và B qua phép quay Q(I;−π)
Ta có: {IA=IA′^AIA′=−1800
I là trung điểm của AA’ ⇒A′(0;2).
Tương tự ta có I là trung điểm của BB’ ⇒B′(4;6)
Vậy phương trình đường thẳng Δ đi qua A và B là : x−04−0=y−26−2⇔x4=y−24⇔x−y+2=0
Chọn C.
Câu hỏi 28 :
Cho hình vuông ABCD trong đó A(1;1),B(−1;1),C(−1;−1),D(1;−1). Xét phép quay Q(O;π4). Giả sử hình vuông A’B’C’D’ là ảnh của ABCD qua phép quay đó. Gọi S là diện tích hình vuông A’B’C’D’ nằm ngoài hình vuông ABCD. Tính S.
- A S=6−4√2
- B S=12−8√2
- C S=1
- D S=√2
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vẽ hình, xác định hình vuông A’B’C’D’.
Xác định phần diện tích hình vuông A’B’C’D’ nằm ngoài hình vuông ABCD và tính diện tích đó.
Lời giải chi tiết:
Q(O;π4)(A)=A′,Q(O;π4)(B)=B′,Q(O;π4)(C)=C′,Q(O;π4)(D)=D′ như hình vẽ.
Ta có: OA′=OA=√2⇒A′H=√2−1
Dễ thấy tam giác A’EF là tam giác vuông cân tại A’ ⇒EF=2A′H=2(√2−1)
⇒SΔA′EF=12A′H.EF=12(√2−1).2(√2−1)=(√2−1)2
Vậy diện tích hình vuông A’B’C’D’ nằm ngoài hình vuông ABCD là S=4(√2−1)2=4(3−2√2)=12−8√2
Chọn B.
Câu hỏi 29 :
Cho Δ1:2x−y+1=0,Δ2:2x−y+2=0,Δ3:y−1=0. Phép quay Q(I,180o) biến Δ1 thành Δ2, biến Δ3 thành chính nó. Tìm tọa độ điểm I.
- A (0;1)
- B (−12;1)
- C (12;1)
- D (−14;1)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phép quay Q(I,180o) biến Δ3 thành chính nó, do đó I∈Δ3⇒I(a;1)
Lấy điểm bất kì thuộc Δ1, tìm ảnh của điểm đó qua phép quay Q(I,180o), ảnh vừa tìm được thuộc Δ2.
Lời giải chi tiết:
Phép quay Q(I,180o) biến Δ3 thành chính nó, do đó I∈Δ3⇒I(a;1)
Lấy điểm A(0;1)∈Δ1;Q(I;1800)(A)=A′⇒ I là trung điểm của AA’ ⇒A′(2a;1)
Phép quay Q(I,180o) là phép đối xứng tâm I, biến Δ1↦Δ2⇒A′∈Δ2, thay vào ta có:
2.2a−1+2=0⇔4a+1=0⇔a=−14
Vậy I(−14;1)
Chọn D.
Câu hỏi 30 :
Cho hình vuông ABCD. Gọi Q là phép quay tâm A biến B thành D, Q′ là phép quay tâm C biến D thành B. Khi đó, hợp thành của hai phép biến hình Q và Q′(tức là thực hiện phép quay Q trước sau đó tiếp tục thực hiện phép quay Q′) là:
- A Phép quay tâm B góc quay 90∘ .
- B Phép đối xứng tâm B.
- C Phép tịnh tiến theo →AB .
- D Phép đối xứng trục BC.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phương pháp:
- Chọn một điểm đặc biệt rồi thực hiện liên liếp các phép quay tìm ảnh.
- Đối chiếu các đáp án, đáp án nào có ảnh trùng với ảnh vừa tìm thì nhận.
Cách giải:
Q là phép quay tâm Agóc quay 900, Q′ là phép quay tâm C góc quay 2700.
Gọi M là trung điểm của AB.
Phép quay Q biến M thành M′ là trung điểm của AD.
Dựng d⊥CM′ và d cắt AB
tại M″. Khi đó Q′ biến M′ thành M″.
Khi đó B là trung điểm của MM″ nên đó chính là phép đối xứng qua tâm B.
Chọn B.
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |