30 bài tập trắc nghiệm lý thuyết Phiên mã và dịch mã - Phần 2

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Đặc điểm khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là

  • A có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.  
  • B phiên mã dựa trên mạch gốc của gen.
  • C sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron nối các đoạn exon.
  • D diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Điểm khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là:

Ở sinh vật nhân thực, sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron nối các đoạn exon

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Quá trình dịch mã dừng lại

  • A khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã sao.
  • B khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.
  • C  khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN.
  • D khi ribôxôm tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Quá trình dịch mã dừng lại khi: ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nội dung nào dưới đây là không đúng?

  • A Khi dịch mã ngừng lại, một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi polipeptit.
  • B Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang aa mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
  • C Trong dịch mã ở tế bào nhân sơ, tARN mang aa mở đầu là foocmin mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
  • D Khi dịch mã ngừng lại, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để tiếp tục dịch mã.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nội dung không đúng là: D

Khi dịch mã ngừng lại, riboxom tách khỏi mARN và phân tách thành 2 tiểu đơn vị 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Điều nào sau đây là không đúng với các chuỗi pôlypeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực?

 

  • A Đều bắt đầu bằng  axit amin foocmin mêtiônin.
  • B Sau khi tổng hợp xong, axit amin ở vị trí mở đầu bị cắt bỏ.
  • C Đều bắt đầu bằng  axit amin mêtiônin.
  • D Đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Điều không đúng với các chuỗi pôlypeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực là A

Các chuỗi polypeptit được tổng hợp ở sinh vật nhân thực bắt đầu bằng metionin

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nhận định nào sau đây là đúngvề phân tử ARN ?

  • A Trên phân tử mARN có chứa các liên kết bổ sung A-U, G-X
  • B Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng
  • C tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm
  • D Trên các tARN có các anticôđon giống nhau

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng là C.

Ý A sai vì mARN mạch thẳng nên không có liên kết bổ sung A-U, G-X

Ý B sai vì tARN và rARN có các đoạn liên kết bổ sung, không phải mạch thẳng

Ý D sai vì trên mỗi tARN  có 1 bộ ba đối mã khác nhau.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Vai trò của quá trình hoạt hóa axit amin trong dịch mã là:

  • A sử dụng ATP để kích hoạt axit amin và gắn axit amin vào đầu 3’ của tARN.
  • B  sử dụng ATP để hoạt hóa tARN gắn vào mARN.
  • C gắn axit amin vào tARN nhờ enzim photphodiesteaza.
  • D  sử dụng ATP để hoạt hóa axit amin và gắn axit amin vào đầu 5’ của tARN.

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực:

(1) Số lượt tARN bằng số codon trên mARN?

(2) Với 2 loại nucleotit A và G có thể tạo ra tối đa 8 lọại mã bộ 3 khác nhau.

(3) Có 2 loại tARN vận chuyển axit amin kết thúc.

(4) Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh bằng số lượt tARN.

(5) Khi một riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trinh dịch mã dừng lại, mARN phân giải giải phóng các nucleotit vào môi trường nội bào.

  • A 3
  • B 1
  • C 2
  • D 4

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

1 sai vì codon mã kết thúc không có tARN tiếp xúc

2 đúng, với 2 loại nuclêôtit có thể tạo ra 23 = 8 loại mã bộ ba khác nhau

3 sai không có axit amin kết thúc

4 sai vì polipeptit hoàn chỉnh bị cắt bỏ axit amin mở đầu nên số axit amin ít hơn số tARN

5 sai, 

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Loại ARN nào sau đây có thời gian tồn tại lâu nhất?

  • A xARN
  • B rARN
  • C tARN
  • D mARN

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Thời gian sống lâu của các ARN phụ thuộc vào độ bền vững trong liên kết nội phân tử. Cụ thể:

- Phân tử mARN do không có liên kết hidro trong phân tử nên thời gian tồn tại rất ngắn, chỉ tổng hợp vài polypeptit là nó bị phân huỷ ngay.

- Phân tử rARN có đến 70-80% liên kết hidro trong phân tử ( trong tARN số liên kết hidro là 30-40%) , lại liên kết với protein để tạo nên riboxom nên thời gian tồn tại là rất lớn, có thể đến vài thế hệ tế bào, cho nên nó là ARN có thời gian tồn tại lâu nhất.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng ?

I. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là methionin

II. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptitcùng loại

III. Khi riboxom tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại

IV. khi dịch mã, riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ → 5’

  • A 2
  • B 1
  • C 4
  • D 3

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các ý đúng là : I,II,III

Ý IV sai vì riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5’ → 3’

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định không đúng  trong cáo nhận định sau?

(1) Trên một phân tử mARN hoạt động của pôlixom giúp tạo ra các chuỗi polipeptit khác loại

(2) Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3'- 5' trên phân tử mARN.

(3) Với bộ ba UAG trên mARN thì tARN mang đối mã là AUX.

(4) Các chuỗi polipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các bậc cấu trúc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học

(5) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo

Phương án đúng  là:

  • A 2
  • B 4
  • C 1
  • D 3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(1) sai, polixom dịch mã trên 1 phân tử mARN tạo ra các chuỗi polipeptit cùng loại

(2) sai, riboxom dịch chuyển theo chiều 5'- 3' trên phân tử mARN

(3) sai. UAG là mã kết thúc không mã hóa cho aa nên không có bộ ba đối mã trên t ARN

(4) đúng

(5) sai, sau khi dịch mã xong 2 tiểu phần của riboxom tách nhau ra.

Chọn a

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trong quá trình dịch mã ở trong tế bào chất của tế bào nhân thực, không có sự tham gia của loại tARN mang bộ ba đối mã là

  • A 3’AUG5’ 
  • B 5’AUU3’ 
  • C 3’AUX5’ 
  • D 5’AUG3’

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Không có tARN mang bộ ba đối mã 3’AUX5’ vì mã bổ sung là 5’UAG3’ là mã kết thúc không mã hóa axít amin

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Khi nói về cơ chế dịch mã ờ sinh vật nhân thực, có bao nhiêu định sau đây là đúng?

(1). Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→3’ trên phân tử mARN.

(2) Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’ →5’ trên phân tử nhân tử mARN

(3) Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. .

(4). Axit amin mở đầu trong quá trình dich mã là mêtiônin.

  • A 3
  • B 2
  • C 1
  • D 4

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là (2) vì Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→3’ trên phân tử mARN

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho các thông tin sau đây :

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêm.

(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

  • A (2) và (4).  
  • B  (1) và (4).
  • C (3) và (4)
  • D (2) và (3).

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ý (1) không đúng, đây là đặc điểm của phiên mã ở sinh vật nhân sơ

Ý (4) không đúng đây là đặc điểm của dịch mã ở sinh vật nhân thực.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau khi phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein

(2) khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzyme đặc hiệu ,axit amin  mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về sự phiên mã và dich mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

  • A (2) và (4)
  • B (1) và (4)
  • C (3) và (4)
  • D (2) và (3).

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các thông tin về sự phiên mã và dich mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là (2) và (3)

Ý (1) là đặc điểm ở sinh vật nhân sơ

Ý (4) là đặc điểm ở sinh vật nhân thực

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trong các phát triển sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã?

1.Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dung làm khuôn để tổng hợp protein

2.Ở sinh vật nhân sơ, chiều dài của phân tử mARN bằng chiều dài đoạn mã hóa của gen.

3.Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành mới được làm khuôn để tổng hợp protein.

4.Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.

5.Mỗi phân tử mARN của sinh vật nhân sơ chỉ mang thông tin mã hóa một loại chuỗi polipeptit xác định.

  • A 3
  • B 5
  • C 4
  • D 2

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Xét các phát biểu:

1. đúng

2. đúng, vì không có đoạn intron

3. đúng, vì gen ở sinh vật nhân thực là gen phân mảnh

4. đúng

5. sai, Ở sinh vật nhân sơ, các gen có cùng cơ chế điều hòa sẽ tập trung thành các operon, các gen cấu trúc trong operon phiên mã tạo ra 1 mARN mang thông tin mã hóa cho nhiều protein.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho các nội dung sau

1 – enzyme ligaza nối các đoạn exon

2 – mạch gốc của gen làm nhiệm vụ phiên mã

3 – enzyme restrictaza cắt các đoạn intron khỏi các đoạn exon

4 – ARN polimerase lắp ráp nucleotit bổ sung vào đầu 3’ –OH ở mạch gốc của gen

5 – ARN tổng hợp đến đâu thì 2 mạch của gen đóng xoắn lại đến đó

Trong các nội dung trên có bao nhiêu nội dung nói về quá trình xảy ra trong phiên mã ở sinh vật nhân sơ

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các nội dung thuộc về quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ là: 2,4,5

Ý 1,3 sai vì gen ở sinh vật nhân sơ không phân mảnh nên không có đoạn intron

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với tARN?

  • A Mỗi loại tARN có một bộ ba đối mã đặc hiệu.
  • B tARN có kích thước ngắn và có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.
  • C Đầu 5 của tARN là nơi liên kết với axit amin mà nó vận chuyển.
  • D tARN đóng vai trò như “một người phiên dịch”.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là C, axit amin được gắn vào đầu 3’ của tARN

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng ?

  • A Khi dịch mã,  riboxom chuyển dịch theo chiều 3’ – 5’ trên phân tử mARN
  • B Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 5’ – 3’ trên phân tử mARN
  • C Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều  riboxom tham gia dịch mã trên một phân tử mARN
  • D Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là metionin

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là A

Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 5’ – 3’ trên phân tử Marn

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?

  • A Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin.
  • B Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’→ 5’.
  • C Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mă.
  • D Anticodon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung với một côđon tương ứng trên phân tử mARN.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là B, riboxom di chuyển trên mARN theo chiều 5’ – 3’

 Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Bào quan nào sau đây tham gia vào quá trinh tổng hợp prôtêin?

  • A Lizôxôm. 
  • B Ribôxôm.
  • C Perôxixôm
  • D Ti thể.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Riboxom tham gia vào dịch mã, tổng hợp protein

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là:

  • A Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ.
  • B Trong mỗi phân tử đều có liên kết Hidro và liên kết hóa trị.
  • C Tồn tại trong suốt thế hệ tế bào.
  • D Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay bằng Uraxin của mARN).

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phát biểu đúng là A

B sai vì mARN không có liên kết hidro

C sai vì ARN không tồn tại suốt thế hệ tế bào.

D sai vì các đơn phân của ADN và ARN khác nhau ở cả base nito và đường (ADN : deoxiribose; còn ARN : ribose)

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trong cấu trúc bậc một của chuỗi polypeptit chứa loại liên kết gì?

  • A Hidro  
  • B Disunfua 
  • C Cộng hóa trị 
  • D Ion.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cấu trúc bậc 1 của chuỗi polipeptit: trình tự các axit amin, các a.a liên kết với nhau bằng liên kết peptit

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)?

  • A mARN 
  • B ADN
  • C  tARN
  • D rARN

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phân tử mang bộ ba đối mã là: tARN

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?

  • A Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
  • B Phân giải prôtêin.
  • C Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
  • D Cấu tạo nên ribôxôm.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng phân giải protein.

A là chức năng của tARN ; C là chức năng của mARN ; D là chức năng của rARN

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cho các đặc điểm:

(1)      Được cấu tạo bởi một mạch polynucleotit.

(2)      Đơn phân là adenine, timin, guanin, xitorin.

(3)      Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

(4)      Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin.

Số đặc điểm chung có cả ở 3 ARN là:

  • A 4
  • B 2
  • C 1
  • D 3

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các điểm chung có ở 3 ARN là: (1),(3),(4).

Ý (2) sai vì trong ARN không có timin

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

  • A mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  • B mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  • C mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
  • D mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Nhận định nào sau đây không đúng về tARN?

  • A Thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm.
  • B Có đầu 3' liên kết với axit amin.
  • C Có cấu trúc mạch đơn.
  • D Mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nhận định không đúng là A vì rARN mới cấu tạo nên riboxôm.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của:

  • A mARN.
  • B  tARN.
  • C Mạch mã hoá.
  • D Mạch mã gốc.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Làm khuôn mẫu là nhiệm vụ của: mạch mã gốc.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  • A G trên mạch gốc liên kết với X của môi trường nội bào
  • B X trên mạch gốc liên kết với G của môi trường
  • C A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường
  • D T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1)      ARN polymeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

(2)      ARN polymeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’.

(3)      ARN polymeraza trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’ – 5’ để kéo dài chuỗi polynucleotit.

(4)      Khi ARN polymeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại.

Trình tự đúng của các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã là:

  • A (2) → (3) → (1) → (4)
  • B (1) → (4) → (3) → (2)
  • C (1) → (2) → (3) → (4)
  • D (2) → (1) → (3) → (4)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trình tự đúng là: (2) → (1) → (3) → (4)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

30 bài tập lý thuyết Phiên mã và dịch mã - Phần 3

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm lý thuyết Phiên mã và dịch mã có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập tính toán Phiên mã và dịch mã

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm tinh toán Phiên mã và dịch mã có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập tính toán Phiên mã và dịch mã - Phần 2

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm tinh toán Phiên mã và dịch mã có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập lý thuyết Phiên mã và dịch mã

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm lý thuyết Phiên mã và dịch mã có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập Phiên mã và dịch mã mức độ khó - Phần 2

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Phiên mã và dịch mã mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập Phiên mã và dịch mã mức độ khó

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Phiên mã và dịch mã mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập Phiên mã và dịch mã mức độ dễ - phần 2

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Phiên mã và dịch mã mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập Phiên mã và dịch mã mức độ dễ

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Phiên mã và dịch mã mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.