30 bài tập Phiên mã và dịch mã mức độ khó
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
- A Ser-Arg-Pro-Gly
- B Ser-Ala-Gly-Pro
- C Pro-Gly-Ser-Ala.
- D Gly-Pro-Ser-Arg.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Mạch gốc : 3’ GGG XXX AGX XGA 5’
→ mARN : 5’ XXX GGG UXG GXU 3’
→ protein : Pro – Gly – Ser – Ala
Đáp án C
Câu hỏi 2 :
Một phân tử mARN dài 0,1989 µm, trong quá trình dịch mã đã giải phóng khối lượng nước là 17370 đvC. Quá trình dịch mã đó cần môi trường cung cấp số axit amin là:
- A 970
- B 975
- C 1940
- D 966
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phương pháp:
- Số phân tử nước được giải phóng trong dịch mã bằng số liên kết peptit trong phân tử protein
Các giải:
- Số phân tử nước được giải phóng là \(\frac{{17370}}{{2 + 16}} = 965\)
- Số aa môi trường cung cấp là 965 +1 = 966 ( vì số liên kết peptit bằng số aa -1)
Chọn D
Câu hỏi 3 :
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ ?
(1) Enzim ARN pôlimeraza trượt trên mạch khuôn của gen theo chiều từ 3’ đến 5’.
(2) Quá trình phiên mã kết thúc thì hai mạch của gen bắt đầu đóng xoắn trở lại.
(3) Các nuclêôtit tự do liên kết với các nuclêôtit trên mạch bổ sung của gen theo nguyên tắc bổ sung.
(4) Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.
(5) Enzim ARN pôlimeraza có thể bám vào bất kì vùng nào trên gen để thực hiện quá trình phiên mã.
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Xét các phát biểu:
(1) Đúng
(2) Sai, trên vùng vừa phiên mã thì 2 mạch của gen đóng xoắn lại ngay
(3) Sai, các nucleotit tự do liên kết bổ sung với các nucleotit trên mạch mã gốc
(4) Đúng
(5) Sai, ARN polymerase chỉ bám vào promoter để tiến hành phiên mã
Vậy có 3 ý sai,
Chọn C
Câu hỏi 4 :
Chiều dài của một gen bằng bao nhiêu A0 để mã hóa một chuỗi pôlypeptit hoàn chỉnh có 300 axitamin?
- A 3070,2A0.
- B 3060 A0 .
- C 3080,4A0.
- D 3000 A0 .
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 300 axit amin
→ mARN mã hóa cho nó có số nu là 3+ 300x3 + 3 = 906
Mạch mã gốc có số nu là 906
Chiều dài của gen là 906 x 3,4 = 3080,4 Ao
Đáp án C
Câu hỏi 5 :
mARN có trình tự ribônuclêotit là : 5’AUGUAXGGGUAU ....3’ .Mạch bổ sung của gen tổng hợp nên mARN trên có trình tự các nucleotit như sau:
- A 3’AUGUAXGGGUAU ...5’
- B 3’ TATGGGXATGTA.... 5’
- C 5’AUAXXXGUAXAU ....3’
- D 3’AUAXXXGUAXAU .... 5’
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trên mARN : 5’AUG UAX GGG UAU ....3’
→ mạch mã gốc : 3’TAX ATG XXX ATA 5‘
→ mạch bổ sung: 5’ATG TAX GGG TAT 3‘
Hay chính là 3’ TATGGGXATGTA.... 5’
Đáp án B
Câu hỏi 6 :
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:
- A ba loại G, A, U.
- B ba loại U, G, X.
- C ba loại A, G, X.
- D ba loại U, A, X.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phân tử chỉ có thể thực hiện dịch mã khi có 3 loại nu là G, A, U để có mã mở đầu là 5’AUG3’ mới có khả năng dịch mã
Chọn A
Câu hỏi 7 :
Một phân tử mARN có: 150 ađênin; 210 uraxin; 90 guanin và 300 xitôzin. Số axit amin cần cung cấp cho phân tử mARN trên thực hiện dịch mã là:
- A 248
- B 249
- C 251
- D 250
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Số axit amin là \(\frac{{150 + 210 + 90 + 300}}{3} - 1 = 249\)
Chọn B
Câu hỏi 8 :
Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
3’… AAATTGAGX…5’
Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là:
- A 3’…UUUAAXUXG…5’.
- B 3’…GXUXAAUUU…5’.
- C 5’…TTTAAXTGG…3’.
- D 5’…TTTAAXTXG…3’.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Quá trình phiên mã thực hiện theo nguyên tắc bổ sung, A-U, G-X, Tgốc=AmARN
Lời giải chi tiết:
Quá trình tổng hợp mARN là quá trình phiên mã, ARN được tổng hợp theo nguyên tác bổ sung A mạch gốc liên kết với U tự do; G mạch gốc liên kết với X tự do, X mạch gốc liên kết với G tự do, T mạch gốc liên kết với A tự do.
Từ đó ta có:
Mạch mã gốc: 3'… … AAATTGAGX …5'
mARN được tổng hợp 5'... ....UUUAAXUXG…3'
Chọn B
Chú ý:
Chiều của mARN có thể được viết ngược để bẫy, HS cần chú ý.
Câu hỏi 9 :
Nếu một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit là 15% A, 20% G, 30% U và 35% X. Thì tỉ lệ% các loại nucleotit trong phân tử ADN phiên mã nên mARN đó là bao nhiêu?
- A 15%A,20%X,30%A,35%G.
- B 22,5%T,22,5%A,27,5%G,27,5%X.
- C 17,5%G,17,5%A,32,5%T,32,5%X.
- D 35%G,20%X,30%A,15%T.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Tỷ lệ nuclêôtit A trên mARN = tỷ lệ nuclêôtit T trên mạch gốc = Tỷ lệ nuclêôtit A trên mạch bổ sung
→ Tỷ lệ nuclêôtit của gen
Lời giải chi tiết:
Tính nhanh:
\(A=T=\frac{r_{A}+r_{T}}{2}\)=22,5%;\(G=X=\frac{r_{G}+r_{X}}{2}\)=27%
Chọn B
Câu hỏi 10 :
Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN hoàn chỉnh có 1500 nuclêôtit là:
- A 1500
- B 498
- C 499
- D 500
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Số axit amin trong chuỗi polipeptide được tổng hợp là 1500 : 3 – 1 = 499
Đáp án C
Câu hỏi 11 :
Số phân tử nước giải phóng ra môi trường khi phân tử mARN dài 0,408 micrômettổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit là:
- A 404 phân tử
- B 402 phân tử
- C 400 phân tử
- D 398 phân tử
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Số phân tử nước được giải phóng = Số liên kết peptit được hình thành = Số axit amin – 1
Lời giải chi tiết:
Ta có: rN = 4080 : 3,4 = 1200
Số phân tử nước giải phóng = 1200 : 3 – 2 = 398
Đáp án D
Câu hỏi 12 :
Một phân tử mARN ở E.coli có U = 20%; X = 22%; A = 28%. Tỷ lệ % từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN này là?
- A A = T = 24%; G = X = 26%.
- B A = T = 30%; G = X = 20%.
- C A = T = 20%l G = X = 30%.
- D A = T = 28%; G = X = 22%.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ta có %U + %A+%G+%X=100% → %G=30%
→ Gen mã hóa cho mARN này có
%A=%T=\(\frac{{\% A + \% U}}{2} = 24\% \) ; %G=%X = \(\frac{{\% G + \% X}}{2} = 26\% \)
Chọn A
Câu hỏi 13 :
Ở sinh vật nhân sơ, một gen cấu trúc có chiều dài bằng 0,408 micrômet. Hỏi chuỗi pôlipeptit do gen này tổng hợp có bao nhiêu axit amin? Biết quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra bình thường và không tính axit amin mở đầu.
- A 400
- B 399.
- C 398.
- D 798
Đáp án: C
Phương pháp giải:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å,
Số axit amin trong chuỗi polipeptit do gen có N nucleotit tổng hợp trừ axit amin mở đầu là \(\frac{N}{6} - 2\)
Lời giải chi tiết:
Số nucleotit của gen là: \(N = \frac{{2L}}{{3,4}} = \frac{{2 \times 4080}}{{3,4}} = 2400\)
Số aa trong chuỗi polipeptit do gen tổng hợp (trừ aa mở đầu) là \(\frac{N}{6} - 2 = 398\)
Chọn C
Câu hỏi 14 :
Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
I. Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
II. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh
III. Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu
IV. Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).
V. Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’
VI. Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1
Các giai đoạn trong giai đoạn mở đầu và kéo dài chuỗi polipeptit diễn ra theo thứ tự:
- A (II) → (I) → (III) →(IV) → (VI) → (V)
- B (III) → (I) → (II) →(IV) → (VI) → (V)
- C (III) → (II) → (I) →(IV) → (V) → (VI)
- D (II) → (III) → (I) →(IV) → (V) → (VI)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các giai đoạn trong giai đoạn mở đầu và kéo dài chuỗi polipeptit diễn ra theo thứ tự: III→I→II→IV→VI→V
Chọn B
Câu hỏi 15 :
Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val → Trp → Lys→ Pro. Biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp - UGG ; Val - GUU; Lys - AAG ; Pro - XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtit là
- A 5’ XAA- AXX - TTX - GGT 3’.
- B 5’ TGG -XTT - XXA - AAX 3’.
- C 5’ GUU - UGG- AAG - XXA 3’.
- D 5’ GTT - TGG - AAG - XXA 3’.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trình tự axit amin: Val → Trp → Lys→ Pro
Trình tự mARN: 5’GUU – UGG – AAG – XXA3’
Trình tự nucleotit mạch gốc: 3’ XAA – AXX – TTX – GGT 5’
Chọn B
Câu hỏi 16 :
Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có chiều dài 0,51 µm, với tỉ lệ các loại nuclêôtit ađênin, guanin, xitôzin, uraxin lần lượt là 1:2:2:5. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài tương đương. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là
- A G= X = 300; A= T = 450.
- B G= X = 600; A= T = 900.
- C G= X = 900; A= T = 600.
- D G= X = 450; A= T = 300.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng các công thức:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å
A=T=rA + rU ; G=X=rG +Rx
\(\begin{array}{l}\% A = \% T = \frac{{\% rA + \% rU}}{2}\\\% G = \% X = \frac{{\% rG + \% rX}}{2}\end{array}\)
Lời giải chi tiết:
Đổi : 0,51μm = 5100 Å
Chiều dài của mARN = đoạn ADN → số nucleotit của ADN : \(N = \frac{{L \times 2}}{{3,4}} = 3000\)nucleotit
Ta có tỉ lệ từng loại nucleotit của mARN: rA :rG :rX :rU = 10% :20% :20% :50%
Ta có tỉ lệ từng loại nucleotit của ADN:
\(\begin{array}{l}\% A = \% T = \frac{{\% rA + \% rU}}{2} = 30\% \\\% G = \% X = \frac{{\% rG + \% rX}}{2} = 20\% \end{array}\)
Số lượng nucleotit từng loại cần cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là :
\(\left\{ \begin{array}{l}A = T = 30\% \times 3000 = 900\\G = X = 20\% \times 3000 = 600\end{array} \right.\)
Chọn B
Câu hỏi 17 :
Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau:
Ở sinh vật nhân sơ, một đoạn mạch gốc ở vùng mã hóa của alen A có trình tự nuclêôtit là 3’...TAX TTX AAA XXG XXX...5’. Alen A bị đột biến điểm tạo ra 3 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:
- Alen Al: 3’... TAX TTX AAA XXA XXX...5’.
- Alen A2: 3’...TAX ATX AAA XXG XXX...5’.
- Alen A3: 3’...TAX TTX AAA TXG XXX...5’.
Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
- A 3
- B 1
- C 2
- D 4
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khi gen không đột biến
- Alen A: 3’...TAX TTX AAA XXG XXX...5’
mARN: 5’…AUG AAG UUU GGX GGG …3’
Polipeptit: Met – Lys – Phe – Gly – Gly
Ta thấy các điểm khác biệt giữa trình tự ban đầu và 3 alen đột biến:
- Alen A: 3’...TAX TTX AAA XXG XXX...5’
- Alen Al: 3’... TAX TTX AAA XXA XXX...5’.
- Alen A2: 3’...TAX ATX AAA XXG XXX...5’.
- Alen A3: 3’...TAX TTX AAA TXG XXX...5’.
I đúng, triplet XXA → codon: GGU mã hóa cho Gly nên chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
(triplet là bộ ba trên gen; codon là bộ ba trên mARN)
II sai, do đây là đột biến thay thế 1 cặp nucleotit nên chỉ làm thay đổi codon mang đột biến.
III đúng, triplet ATX → codon: UAG mang tín hiệu kết thúc → chuỗi polipeptit sẽ ngắn hơn chuỗi polipeptit của gen ban đầu.
IV đúng, thay thế X-G thành T-A ở vị trí số 10.
- Alen A3: 3’...TAX TTX AAA TXG XXX...5’.
Chọn A
Câu hỏi 18 :
Ở một loài vi khuẩn, trên mạch 1 của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit tương ứng là ađênin : timin : guanin : xitozin là 3 :4:6:7. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen này có chiều dài 0,272 μm và guanin gấp đôi ađênin. Số lượng các loại nuclêôtit trên mạch gốc của gen là
- A 120 ađênin; 160 timin; 240 guanin; 280 xitôzin
- B 160 ađênin;120 timin; 280 guanin; 240 xitôzin.
- C ađênin = timin = 280; guanin = xitôzin = 520
- D 320 ađênin; 240 timin; 560 guanin; 480 xitozin.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính tổng số nucleotit của gen và của mARN, số nucleotit từng loại của gen, ARN
A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2
G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \dfrac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å
Bước 2: Tính số nucleotit từng loại trên mạch gốc của gen
Lời giải chi tiết:
Số nucleotit của gen là: \(N = \dfrac{{2 \times L}}{{3,4}} = 1600 \to {N_{mARN}} = 800\)
Tỉ lệ nucleotit trên 1 mạch của gen là: ađênin : timin : guanin : xitozin là 3 :4:6:7
Hay \({A_1} + {T_1} = \dfrac{7}{{3 + 4 + 6 + 7}} = \dfrac{7}{{20}} \to \% A = \% T = \dfrac{7}{{20}}:2 = 17,5\% ;{G_1} + {X_1} = \dfrac{{13}}{{20}} \to \% A = \% T = \dfrac{{13}}{{20}}:2 = 32,5\% \)
Ta tính được số nucleotit từng loại là: A=T= 280; G=X=520.
Ta có mARN có %rG= 2 × %rA ↔ trên mạch gốc: %X = 2 × %U → Loại bỏ được đáp án A,C
Mặt khác Agốc + Tgốc = 280 → loại D.
Chọn B
Câu hỏi 19 :
Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 499 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là?
- A A = 448; X =350; U = G = 351.
- B U = 447; A = G = X = 351.
- C U = 448; A = G = 351; X = 350.
- D A = 447; U = G = X = 352.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Có 499 lượt tARN => số ribonucleotit trên mARN là: 499×3+3=1500
Trong các bộ ba đối mã có 447A => trên mARN có 447U trong các bộ ba mã hóa aa, và 1U trong bộ ba kết thúc. Vậy có 448U.
Trong các bộ ba đối mã aa trên mARN có A=G=X = , mà bộ ba kết thúc là UAG nên ta có số lượng các loại nucleotit A=G=351 ; U= 448; X=350
Đáp án C.
Câu hỏi 20 :
Một phân tử mARN có chiều dài 4080 Ao . Số liên kết hóa trị giữa các nucleotit của mARN này là:
- A 1200
- B 2399
- C 2400
- D 1199
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phân tử mRNA có chiều dài 4080 Ao có tổng số nu là 4080 : 3,4 = 1200
Giữa 2 nu có 1 liên kết hóa trị. Mà mRNA mạch thẳng
→ số liên kết hóa trị có là: 1199
Đáp án D
Câu hỏi 21 :
Một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin. Chiều dài của protein này là:
- A 894 Ao
- B 5100 Ao
- C 1013,2 Ao
- D 900 Ao
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin
1 axit amin dài 3 Ao
→ Chiều dài của phân tử protein này là: 298 x 3 894 Ao
Đáp án A
Câu hỏi 22 :
Một gen dài 0,408 micrômet và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. Phân tử mARN do gen tổng hợp có chứa 35% uraxin và 30% guanin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN là:
- A rU = 420, rA = 180, rG = 360, rX = 240
- B rU = 840, rA = 360, rG = 720, rX = 480
- C rU = 180, rA = 420, rG = 240, rX = 360
- D rU = 360, rA = 840, rG = 480, rX = 720
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Gen dài 0,408 µm ↔ 4080 Ao có tổng số nu là: 4080 : 3,4 x 2 = 2400
Tỉ lệ 4 loại nu bằng nhau → A = T = G = X = 600
Phân tử mARN do gen tổng hợp có số nu là 1200
Mà phân tử mARN có chứa rU = 35 % và rG = 30%
→ rU = 420 % và rG = 360
Mà rU + rT = (A + T) : 2 = 600 → rA = 180
Tương tự rG + rX = (G + X) : 2 = 600 → rX = 240
Vậy rU = 420, rA = 180, rG = 360, rX = 240
Đáp án A
Câu hỏi 23 :
Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa gen, mARN , protein ở sinh vật nhân chuẩn
- A Biết được trình tự các bộ ba trên mARN thì sẽ biết được trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit
- B Biết được trình tự các axit amin trên mARN thì sẽ biết được trình tự các nucleotit trên mARN
- C Biết được trình tự các nulcleotit của gen thì sẽ biết được trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit
- D Biết được trình tự các nulcleotit trên mARN thì sẽ biết được trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng là A vì mỗi bộ ba quy định 1 axit amin ( tính đặc hiệu của mã di truyền)
Ý B sai vì 1 aa có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba khác nhau
Ý C sai vì gen ở sinh vật nhân thực là phân mảnh, các đoạn mã hóa xen kẽ với đoạn không mã hóa nên không thể dựa vào trình tự nu của gen mà biết được trình tự aa
Ý D sai vì chưa biết mARN được bắt đầu từ đâu, có thể đoạn biết trình tự nu đó nằm phía trước bộ ba mở đầu.
Chọn A
Câu hỏi 24 :
Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.
(2) Ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều từ 5’→ 3.
(3) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X và ngược lại).
(4) Xảy ra ở tế bào chất.
(5) 1 phân tử mARN dịch mã tạo 1 loại chuỗi polypeptit.
(6) Gồm quá trình hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polypeptit.
(7) Trong quá trình dịch mã, tARN đóng vai trò như “người phiên dịch”.
- A 4
- B 6
- C 5
- D 7
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
(1) Sai vì ở sinh vật nhân thực, dịch mã diễn ra sau phiên mã, giữa 2 quá trình còn có sự trưởng thành của mARN sơ khai.
(3) Sai vì quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A-U; G-X và ngược lại
Chọn C
Câu hỏi 25 :
Một gen ở sinh vật nhân sơ tự nhân đôi 4 đợt liên tiếp thu được các gen con. Các gen con này đều được phiên mã 5 lần thu được các mARN. Mỗi mARN được tạo thành có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã. Theo lí thuyết, số chuỗi polypeptit được tổng hợp trong quá trình dịch mã trên là :
- A 480
- B 240
- C 960
- D 120
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
1 gen nhân đôi 4 lượt liên tiếp → tạo 24 = 16 gen con
Mỗi gen con phiên mã 5 lần → thu được 16 × 5 = 80 mARN
Mỗi mARN có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã → tạo 80 × 6 = 480 chuỗi polypeptit
Chọn A
Câu hỏi 26 :
Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1). Sản phẩm của gen có thể là ARN hoặc chuỗi polypeptit.
(2). Nếu gen bị đột biến có thể làm cho mARN không được dịch mã
(3). Từ 2 loại nucleotit A và U, có thể tạo ra 8 codon mã hóa các axit amin.
(4). Cơ thể mang alen đột biến luôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức sống và sinh sản.
- A 3
- B 2
- C 4
- D 1
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các phát biểu sai là : (3) (4)
(3) sai vì từ 2 nucleotit tạo ra 23 =8 mã di truyền trong đó có 7 mã di truyền mã hóa cho aa còn 1 mã mang tín hiệu kết thúc (UAA)
(4) sai vì sự biểu hiện của alen đột biến còn phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen
Chọn B
Câu hỏi 27 :
Ở sinh vật nhân thực, cho các cấu trúc và quá trình sau:
(1) Phân tử ADN (2) Phân tử tARN (3) Quá trình phiên mã
(4) Quá trình dịch mã (5) Phân tử mARN (6) Phân tử rARN
Nguyên tắc bổ sung (G – X, A – U và ngược lại) có trong cấu trúc và quá trình:
- A (1), (2),(3).
- B (2), (4), (6).
- C (3), (4), (6),(3).
- D (2), (5), (4), (1).
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ở sinh vật nhân thực , các quá trình, cấu trúc có sự liên kết bổ sung giữa A-U, G-X và ngược lại là : (2), (4),(6).
Chọn B.
(3) không có liên kết bổ sung U – A mà chỉ có A - U
Câu hỏi 28 :
Cho các đặc điểm sau:
1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất đinh.
2. Khi gen đột biến biểu hiện ra kiểu hình thì thường là vô hại.
3. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã.
4. Các bộ ba có vai trò kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc là: 3’ TTA 5’; 3’ TXA 5’; 3’ XAT 5’.
5. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhận thực là mARN sơ khai.
Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các đặc điểm đúng về gen là: (1), (3), (5).
(2) sai do đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình tùy theo tính chất của dạng đột biến và ảnh hưởng của môi trường thì có thể gây hại hoặc trung tính hoặc có lợi. Nhưng phần nhiều là gây hại vì qua hàng triệu năm lịch sử, CLTN đã giữ lại những tổ hợp gen thích nghi nhất. Do đó sự biến đổi trong kiểu gen thường gây nên hại nhiều hơn lợi
(4) sai do bộ 3 mang thông tin kết thúc phiên mã là 5’ UAA 3’; 5’ UGA 3’; 5’ UAG 3’ tương ứng trên mạch mã gốc ADN sẽ là: 3’ ATT 5’; 3’ AXT 5’; 3’ ATX 5’.
Chọn C
Câu hỏi 29 :
Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Ở trên mỗi phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đặc hiệu với mỗi riboxom.
(2) Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc này được thể hiện giữa bộ 3 mã hóa trên mARN gắn với bộ 3 đối mã trên tARN.
(3) Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polypeptit, các chuỗi polypeptit được tổng hợp từ một mARN có cấu trúc giống nhau.
(4) Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm riboxom gọi là polynucleoxom
- A 4
- B 2
- C 3
- D 1
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng là : (2), (3)
Ý (1) sai vì: quá trình dịch mã bắt đầu từ bộ ba mở đầu, không có các điểm đặc hiệu của riboxom
Ý (3) đúng vì: 1mARN tổng hợp các chuỗi polypeptit giống nhau.
Ý (4) sai vì: nhóm riboxom được gọi là polyriboxom
Chọn B
Câu hỏi 30 :
Mạch 1 của gen có A1 = 100; T1 = 200. Mạch 2 của gen có G2 = 300; X2 = 400. Biết mạch 2 của gen là mạch khuôn. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi polypeptit. Biết mã kết thúc trên mARN là UAG, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của ARN vận chuyển là:
- A A = 100; U = 200; G = 400; X = 300
- B A = 199; U = 99; G = 300; X = 399
- C A = 200; U = 100; G = 300; X = 400
- D A = 99; U = 199; G = 399; X = 300
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Sử dụng nguyên tắc bổ sung A- T; G-X
Lời giải chi tiết:
Theo nguyên tắc bổ sung: A1 = T2 và A2 = T1
→ Mạch khuôn (mạch 2) có : A2 = 200 , T2 =100 , G2 = 300 , X2 = 400
Theo nguyên tắc bổ sung:
Nu trên mạch mã gốc bổ sung với nu trên mRNA
Nu trên mRNA bổ sung với nu trên anti-codon của tRNA
→ số nu trên các bộ ba đối mã tương tự như số nu trên mạch 2
Mã kết thúc là UAG (mRNA) – không được dịch mã. Trên các bộ ba đối giảm đi các nu : A, U, X
→ số nucleotid trên tRNA là :
A = A2 – 1 = 200 – 1 = 199 U = T2 – 1 = 100 – 1 = 99
G = G2 = 300 X = G2 – 1 = 400 – 1 = 399
số nucleotid trên tRNA là : A = 199; U = 99; G = 300; X = 399
Chọn B
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Phiên mã và dịch mã mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm lý thuyết Phiên mã và dịch mã có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm lý thuyết Phiên mã và dịch mã có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm lý thuyết Phiên mã và dịch mã có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm tinh toán Phiên mã và dịch mã có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm tinh toán Phiên mã và dịch mã có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Phiên mã và dịch mã mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Phiên mã và dịch mã mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.
Các bài khác cùng chuyên mục
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 3
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 3
- 30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ khó - phần 5
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ khó - phần 3
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 4
- 30 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân mức độ dễ - phần 3
- 30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ khó - phần 5