30 bài tập Tiêu hóa ở động vật mức độ dễ
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Tiêu hóa là gì:
- A Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
- B Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
- C Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
- D Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Đáp án D
Câu hỏi 2 :
Không bào tiêu hóa chỉ có ở
- A Động vật không xương sống
- B Động vật có xương sống
- C Động vật đơn bào
- D Động vật đa bào
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các động vật đơn bào mới có không bào tiêu hóa vì chúng không có cơ quan tiêu hóa.
Đáp án C
Câu hỏi 3 :
Sự biến đổi thức ăn trong tế bào được gọi là :
- A Tiêu hóa nội bào
- B Đồng hóa
- C Chuyển hóa nội bào
- D Dị hóa
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sự biến đổi thức ăn trong tế bào là tiêu hóa nội bào.
Đáp án A
Câu hỏi 4 :
Vi khuẩn tiết enzyme phân giải các chất hữu cơ trong môi trường rồi hấp thụ các chất dinh dưỡng đơn giản , đó là hình thức :
- A Tiêu hóa nội bào
- B Tiêu hóa ngoại bào
- C Vừa tiêu hóa nội bào vừa tiêu hóa ngoại bào
- D Không thuộc các kiểu trên
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đó là hình thực tiêu hóa ngoại bào.
Đáp án B
Câu hỏi 5 :
Sự bắt và tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm giống với quá trình :
- A Tiêu hóa ở trùng đế giày
- B Tiêu hóa ở thủy tức
- C Tiêu hóa ở bò
- D Tiêu hóa ở chó sói
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sự bắt và tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm diễn ra như sau : cây tiết ra enzyme phân giải côn trùng thành các chất dinh dưỡng, hấp thụ vào trong tế bào tiến hành tiêu hóa tiếp
Sự tiêu hóa này tương tự với sự tiêu hóa ở thủy tức.
Đáp án B
Câu hỏi 6 :
Hệ tiêu hóa của động vật có ống tiêu hóa gồm có :
- A Cơ quan tiêu hóa
- B Các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
- C Tuyến tiêu hóa và dạ dày, ruột
- D Túi tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hệ tiêu hóa của động vật có ống tiêu hóa gồm các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
VD : Ở người : các cơ quan tiêu hóa : Miệng, hầu, thực quản, dạ dày , ruột, hậu môn
Các tuyến tiêu hóa là : gan, tuyến nước bọt, tụy, tuyến ruột….
Đáp án B
Câu hỏi 7 :
Tổ hợp các đặc điểm :
1. Bộ phận lấy thức ăn và thải bã chưa phân biệt
2. Enzyme tiêu hóa bị hòa loãng với nước
3. Thức ăn được biến đổi dở dang trong cơ quan tiêu hóa
Chỉ gặp ở :
- A Amip và trùng đế giày
- B Giun , sán kí sinh
- C Thân mềm và côn trùng
- D Ruột khoang và giun dẹp
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các đặc điểm trên là của tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa : các động vật này lấy và thải chất cặn bã qua miệng, enzyme được hòa tan với nước, các chất được tiêu hóa dở dang sau đó tiếp tục tiêu hóa nội bào.
Các động vật có túi tiêu hóa thuộc ngành ruột khoang và ngành giun dẹp.
Đáp án D
Câu hỏi 8 :
Tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn tiêu hóa nội bào vì
- A Có thể lấy thức ăn có kích thước lớn
- B Sự biến đổi thức ăn nhanh hơn
- C Thức ăn bị biến đổi nhờ enzyme do các tế bào của túi tiêu hóa tiết ra
- D Enzyme tiêu hóa không bị hòa loãng với nước
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm của tiêu hóa trong túi tiêu hóa so với tiêu hóa nội bào là thức ăn có kích thước lớn hơn rất nhiều.
VD : Con thủy tức có thể tiêu hóa con rận nước ( động vật đa bào) trong khi đó trùng đế giày chỉ có thể tiêu hóa thức ăn đơn giản, có kích thước nhỏ.
Đáp án A
Câu hỏi 9 :
Nội dung nào dưới đây về hoạt động tiêu hóa của động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là không đúng :
- A Thức ăn được tiếp nhận vào trong cơ thể qua hiện tượng thực bào.
- B Thức ăn được tiêu hóa nhờ các enzyme thủy phân của bộ máy Golgi
- C Chủ yếu là tiêu hóa nội bào
- D Trùng biến hình, trùng roi, trùng giày là những động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là các động vật đơn bào.
Phát biểu sai là B vì hoạt động tiêu hóa của chúng do không bào tiêu hóa đảm nhận, vậy nên enzyme tiêu hóa là của lizoxom.
Đáp án B
Câu hỏi 10 :
So với túi tiêu hóa, ống tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn vì :
- A Có kích thước dài hơn
- B Có sự phân hóa rõ rệt giữa các phần
- C Có miệng và hậu môn phân biệt
- D Có sự phân hóa cao và hệ enzyme tiêu hóa đa dạng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ống tiêu hóa hoàn chỉnh hơn túi tiêu hóa vì có sự phân hóa cao và hệ enzyme tiêu hóa đa dạng.
Đáp án D
Câu hỏi 11 :
Trong ống tiêu hóa của người, thức ăn hoàn toàn không được biến đổi ở
- A Miệng
- B Thực quản
- C Dạ dày
- D Ruột non
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ở thực quản thức ăn không đươc tiêu hóa, đó chỉ là đường đi của thức ăn xuống dạ dày.
Ở miệng, thức ăn được biến đổi cơ học do hoạt động nhai và biến đổi hóa học do enzyme trong nước bọt.
Ở dạ dày, thức ăn được biến đổi cơ học do sự co bóp của dạ dày và biến đổi hóa học do enzyme trong dịch vị
Ở ruột non thức ăn chủ yếu được biến đổi về mặt hóa học nhờ enzyme trong mật, dịch tụy, dịch ruột..
Đáp án B
Câu hỏi 12 :
Ở miệng, tinh bột được biến đôi thành maltose nhờ enzyme
- A Catalase
- B Amilase
- C Pepsin
- D Tripsin
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tinh bột được biến đổi nhờ enzyme amilase trong nước bọt thành maltose.
Đáp án B
Câu hỏi 13 :
Quá trình biến đổi hóa học của thức ăn trong khoang miệng xảy ra nhờ enzyme của :
- A Tuyến tụy
- B Lizoxom
- C Túi tiết
- D Tuyến nước bọt
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở miệng, tinh bột được enzyme trong nước bọt biến đổi hóa học.
Đáp án D
Câu hỏi 14 :
Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học, sinh học. biến đổi về mặt sinh học là quá trình :
- A Phân giải thức ăn trong cơ thể sống
- B Tiêu hóa nhờ enzyme
- C Phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật
- D Phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Biến đổi cơ học là nhờ các hoạt động nhai, co bóp…
Biến đổi hóa học nhờ các enzyme
Biến đổi sinh học là nhờ các vi sinh vật trong hệ tiêu hóa.
Đáp án C
Câu hỏi 15 :
Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Điều nào giải thích không đúng ?
- A Hệ vi sinh vật phong phú ở ruột non giúp thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản
- B Vì chỉ đến ruộn non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản
- C Ruột non có diện tích bề mặt hấp thụ rất lớn
- D Vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai là A.
Vì thức ăn ở ruột non được biến đổi nhờ các enzyme tiêu hóa chứ không phải hệ vi sinh vật.
Đáp án A
Câu hỏi 16 :
Các cấu tạo sau đều góp phần làm tăng diện tích hấp thụ của ruột non ngoại trừ
- A Lớp niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp
- B Bề mặt các nếp gấp có nhiều lông ruột
- C Trên mỗi lông ruột có nhiều lông cực nhỏ
- D Tập trung nhiều tuyến tiết enzyme tiêu hóa
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Enzyme chỉ có tác dụng xúc tác tiêu hóa thức ăn
Câu hỏi 17 :
Phần lớn các chất được hấp thụ ở ruột vào mao mạch máu đều qua gan trước khi đổ vào tĩnh mạch chủ. Trong quá trình đó, gan có vai trò
- A Tiết ra mật để tiếp tục biến đổi lipit
- B Khử độc và điều hòa nồng độ các chất trong máu
- C Hấp thụ bớt nước
- D Biến đổi glucose thành glicogen
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột vào máu, máu được đổ vào tĩnh mạch cửa gan khi đó 1 phần chất dinh dưỡng sẽ được giữa lại ở gan ( VD glucose được tích lũy dưới dạng glicogen) do đó gan có nhiệm vụ điều hòa nồng độ của các chất trong máu, giữ cho nồng độ các chất ổn định. Đồng thời gan còn làm nhiệm vụ khử độc trong máu trước khi đổ vào tĩnh mạch chủ về tim.
Đáp án B
Câu hỏi 18 :
Saccarit và protein chỉ được hấp thụ vào máu khi đã biến đổi thành
- A Glixerin và các axit hữu cơ
- B Glucôzơ và axit béo
- C Đường đơn và axit amin
- D Glicogen và axit amin
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Ruột non hấp thụ các đơn phân của saccarit và protein là : đường đơn và axit amin.
Đáp án C
Câu hỏi 19 :
Nhận xét về cơ quan tiêu hóa, điều không đúng là :
- A Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển
- B So với các loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn
- C đa số các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép
- D Cả loài ăn thực vật và loài ăn thịt đều có các enzyme tiêu hóa giống nhau
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nhận xét sai là D.
VD: Loài ăn thực vật có enzyme tiêu hóa xenlulo còn loài ăn thịt thì không.
Đáp án D
Câu hỏi 20 :
Phần lớn nhất của ống tiêu hóa thường không có vai trò
- A Chứa thức ăn
- B Tiêu hóa hóa học
- C Tiêu hóa cơ học
- D Hấp thụ chất dinh dưỡng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phần lớn nhất của ống tiêu hóa là dạ dày, dạ dày thường không có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Đáp án D
Câu hỏi 21 :
Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và dẫn đến
- A Tim
- B Gan
- C Phổi
- D Não
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non đổ vào máu đi tới gan sau đó mới đổ vào tĩnh mạch chủ dưới và về tim.
Đáp án B
Câu hỏi 22 :
Loài nào sau đây không có răng
- A Bò
- B Ngựa
- C Gà
- D Rắn
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong 4 loài trên , gà là động vật không có răng.
Đáp án C
Câu hỏi 23 :
Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, động vật ăn thực vật không cần có đặc điểm nào ?
- A Có ruột đủ dài
- B Có hàm răng sắc nhọn
- C Lượng thức ăn lớn
- D Nơi chứa thức ăn lớn
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Động vật ăn thực vật cần ăn nhiều nên chúng cần lượng thức ăn lớn,nơi chứa thức ăn lớn, thức ăn của chúng là thực vật nên ruột của chúng cũng phải dài.
Vậy chúng không cần hàm răng sắc nhọn.
Đáp án B
Câu hỏi 24 :
Những động ăn thực vật nào dưới đây có dạ dày đơn:
- A Dê, cừu , nai
- B Trâu, bò, ngựa
- C Thỏ, hươu , nai
- D Chuột, thỏ, ngựa
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Dạ dày đơn có ở các động vật: chuột, thỏ, ngựa.
Đáp án D
Câu hỏi 25 :
Tại sao trong mề của gà lại có nhiều sỏi
- A Vì sỏi lẫn trong thức ăn của chúng
- B Vì sỏi cung cấp cho chúng chất khoáng
- C Vì chúng không có răng nên cần sỏi để nghiền thức ăn
- D Vì chúng thích ăn sỏi mặc dù sỏi không có chất dinh dưỡng
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình ăn, gà có nuốt sỏi vào, chúng ăn sỏi là vì chúng không có răng, cần sỏi để khi dạ dày co bóp có thể nghiền nhỏ thức ăn tạo thuận lợi cho quá trình tiêu hóa.
Đáp án C
Câu hỏi 26 :
Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người ?
- A Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và hóa học
- B Ở miệng có tiêu hóa cơ học và hóa học.
- C Ở dạ dày chủ yếu tiêu hóa protein
- D Ở thực quản không có sự tiêu hóa thức ăn
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai là A. Ở ruột già không có sự tiêu hóa hóa học và cơ học. thường có sự biến đổi về sinh học.
Đáp án A
Câu hỏi 27 :
Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào ?
- A Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào → tiêu hóa nội bào
- B Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào
- C Tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào →tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào
- D Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sự tiến hóa của hệ tiêu hóa là:tiêu hóa nội bào ( ở sinh vật đơn bào) → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào ( tiêu hóa bằng túi tiêu hóa) → tiêu hóa ngoại bào ( tiêu hóa bằng ống tiêu hóa)
Đáp án B
Câu hỏi 28 :
Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt
- A Răng nanh cắm và giữ mồi
- B Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
- C Răng hàm nhai nát thịt
- D Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn lấy cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai là C. răng hàm ở thú ăn thịt nhỏ nên không thể nhai nát thịt.
Đáp án C
Câu hỏi 29 :
Trong cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp, có các tuyến tiêu hóa chủ yếu nào ?
- A Tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến gan, tuyến tụy
- B Tuyến nước bọt , tuyến tụy, tuyến dạ dày
- C Tuyến dạ dày, tuyến tụy, ruột già
- D Tuyến nước bọt, tuyến ruột
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong cơ thể động vật ăn tạp và động vật ăn thịt có các tuyến tiêu hóa là: tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến gan và tuyến tụy.
Đáp án A
Câu hỏi 30 :
Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển. Nó có chức năng chủ yếu là :
- A Chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa
- B Biến đổi xenlulo nhờ hệ vi sinh và hấp thụ vào máu
- C Biến đổi xenlulo nhờ các enzyme
- D Hấp thụ nước để cô đặc chất thải
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong manh tràng của động vật ăn cỏ chứa rất nhiều vi sinh vật, manh tràng có chức năng chủ yếu là biến đổi xenluloz nhờ hệ vi sinh vật.
Đáp án B