30 bài tập Hướng động mức độ dễ
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
thế nào là cảm ứng ở thực vật ?
- A Khả năng phản ứng của thực vật đối với kích thích của môi trường
- B Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định
- C Hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng
- D Khả năng vận động của cơ thể hoặc một cơ quan theo đồng hồ sinh học.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cảm ứng ở thực vật là khả năng phản ứng của thực vật đối với kích thích của môi trường.
Đáp án A
Ý B là hướng động
Ý C là ứng động
Câu hỏi 2 :
Hướng động ở thực vật là :
- A Phản ứng của thực vật với tác nhân kích thích
- B Hình thức phản ứng của thân cây đối với các tác nhân từ mọi hướng
- C Sự vận động của cơ quan thực vật do sự thay đổi các yếu tố vật lí hóa học bên trong tế bào
- D Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với các tác nhân kích thích từ một hướng xác định
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
Chọn D
Câu hỏi 3 :
Đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang, sau thời gian thân cây cong lên còn rễ cây cong xuống. hiện tượng này được gọi là:
- A Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương
- B Thân cây có tính hương đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm
- C Thân cây và rễ cây đều hướng đất dương
- D Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Thân cây cong lên trên đây là hướng đất (hướng trọng lực) âm , rễ cây hướng xuống dưới đây là hướng đất dương.
Đáp án A
Câu hỏi 4 :
Nội dung nào sau đây đúng ?
1. Hướng đất âm là cử động sinh trưởng của cây theo hướng xuống đất
2. Hướng động dương là khả năng vận động theo chiều thuận của cây trước tác nhân kích thích.
3. Hướng động âm là khả năng vận động theo chiều nghịch của cây trước các tác nhân kích thích
4. Hướng động dương là cử động sinh trưởng của thân cây vươn về phía ánh sáng.
- A 1,2,3
- B 2,3
- C 1,2,3,4
- D 2,3,4
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là 2,3,4
Ý (1) sai vì : hướng đất âm là cử động sinh trưởng của thân cây hướng lên trên.
Đáp án D
Câu hỏi 5 :
Tính hướng đất âm của thân cây và hướng đất dương của rễ được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây ?
- A Hormone cytokinin
- B Hormone auxin
- C Ethylen
- D Hormone GA
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tính hướng động của cây là do hormone auxin chi phối.
Đáp án B
Câu hỏi 6 :
Auxin hoạt động theo cơ chế nào mà khi cây nằm ngang, sau đó rễ cây hướng đất dương ?
- A Auxin tập trung ở mặt dưới, ức chế các tế bào mặt dưới sinh sản, làm rễ hướng đất.
- B Auxin tập trung ở mặt trên, kích thích tế bào phân chia và lớn lên làm rễ uốn cong theo chiều hướng đất.
- C Do tác động của trọng lực, auxin buộc rễ cây phải hướng đất
- D Auxin có khối lượng rất nặng, chìm xuống mặt dưới của rễ, kích thích tế bào phân chia mạnh làm rễ cong hướng xuống đất.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khi cây nằm ngang, ở rễ, auxin tập trung ở phía dưới, ở nồng độ cao auxin ức chế tế bào phân chia làm rễ uốn cong theo chiều hướng đất.
Đáp án A
Câu hỏi 7 :
Quan sát hình dưới đây và cho biết bình nào chứa chất dinh dưỡng, bình nào chứa chất độc hại:
- A Bình A chứa chất độc, bình B chứa chất dinh dưỡng
- B Bình B chứa chất độc hại, bình A chứa chất dinh dưỡng
- C Cả 2 bình A và B đều chứa chất dinh dưỡng
- D Cả 2 bình A và B đều chứa chất độc hại.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta thấy rễ cây ở bình A hướng về phía mút xốp như vậy là hướng hóa dương nên bình A chứa chất dinh dưỡng, ngược lại bình B chứa chất độc hại vì rễ cây hướng xa mút xốp.
Đáp án B
Câu hỏi 8 :
Rễ thở cây bụt mọc là kiểu hướng động nào ?
- A Hướng sáng
- B Hướng hóa
- C Hướng trọng lực
- D Hướng tiếp xúc
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Rễ thở của cây bụt mọc ( sống trong môi trường đất ngập nước) hướng lên trên để lấy khi oxi đây là 1 hình thức của hướng hóa dương.
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Các dây leo cuốn quanh cột là nhờ kiểu hướng động nào ?
- A Hướng sáng
- B Hướng tiếp xúc
- C Hướng nước
- D Hướng hóa
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các dây leo quấn quanh cột là nhờ hướng tiếp xúc. Phía tiếp xúc ít auxin hơn phía không tiếp xúc, các tế bào ở phía không tiếp xúc phân chia nhanh hơn làm thân quấn vào giá thể.
Đáp án B
Câu hỏi 10 :
Dưới tác dụng của ánh sáng, auxin phân bố như thế nào để thân cây hướng sáng dương ?
- A Phân bố ít ở phía được chiếu sáng
- B Phân bố đều quanh thân cây
- C Phân bố trên ngọn nhiều, giữa vừa, gốc ít
- D Phân bố nhiều ở phía ít ánh sáng , ít ở phía được chiếu sáng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Dưới tác dụng của ánh sáng, phía không được chiếu sáng auxin tập trung nhiều làm cho các tế bào phân chia nhanh làm ngọn cây hướng về phía ánh sáng.
Đáp án D
Câu hỏi 11 :
Trồng cây trong một hộp kín có khoét 1 lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào ?
- A Hướng sáng âm
- B Hướng sáng và hướng gió
- C Hướng sáng dương
- D Hướng sáng
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đây là thí nghiệm chứng minh sự hướng sáng dương của ngọn cây.
Đáp án C
Câu hỏi 12 :
Cây mọc thẳng, khỏe lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào ?
- A Chiếu sáng từ một hướng
- B Chiếu sáng từ ba hướng
- C Chiếu sáng từ hai hướng
- D Chiếu sáng từ nhiều hướng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đây là kết quả của sự chiếu sáng từ nhiều hướng.
Đáp án D
Câu hỏi 13 :
Các kiểu hướng động dương ở rễ là:
- A Hướng đất, hướng nước, hướng sáng
- B Hướng đất, hướng sáng , hướng hóa
- C Hướng đất, hướng nước, hướng hóa
- D Hướng sáng, hướng nước, hướng hóa
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Rễ có các kiểu hướng động dương là: hướng đất, hướng nước, hướng hóa.
Đáp án C
Câu hỏi 14 :
khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào ?
- A Mọc vống lên và có màu vàng úa
- B Mọc bình thường và có màu vàng úa
- C Mọc vống lên và có màu xanh
- D Mọc bình thường và có màu xanh
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Khi không có ánh sáng, diệp lục không được hình thành làm cho cây có màu vàng úa, trong điều kiện không có ánh sáng auxin làm cho cây mọc vống lên, không cong về phía nào.
Đáp án A
Câu hỏi 15 :
Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây thân gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của
- A Hướng sáng
- B Hướng trọng lực âm
- C Hướng tiếp xúc
- D Cả 3 loại trên
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các dây leo quấn vào thân cây là hướng tiếp xúc, leo lên cao để đón ánh sáng là hướng sáng và hướng trọng lực âm.
Đáp án D
Câu hỏi 16 :
Rễ cây tránh xa các hóa chất độc hại bằng cách
- A Hướng hóa dương
- B Hướng trọng lực
- C Hướng hóa âm
- D Hướng nước
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Rễ cây tránh xa các chất độc hại bằng sự hướng hóa âm
Đáp án C
Câu hỏi 17 :
Cho các hiện tượng:
1. Cây luôn vươn về phía ánh sáng
2. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn tới nguồn nước, nguồn phân
3. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc
4. Rễ cây mọc tránh chất độc
5. Vận động quấn vòng của tua cuốn
Số hiện tượng không thuộc tính hướng động là:
- A 3
- B 4
- C 2
- D 1
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng (3) không phải tính hướng động của cây, đây là ứng động.
Đáp án D
Câu hỏi 18 :
Thân và rễ của cây cùng có kiểu hướng động nào ?
- A Hướng sáng dương
- B Hướng tiếp xúc
- C Hướng trọng lực
- D Hướng hóa dương
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Thân và rễ đều có sự hướng trọng lực, ở rễ là hướng trọng lực dương còn thân cây hướng trọng lực âm.
Đáp án C
Câu hỏi 19 :
Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động
- A Hoa
- B Thân
- C Lá
- D Rễ
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Rễ có nhiều kiểu hướng động nhất: hướng đất, hướng sáng, hướng hóa, hướng nước..
Đáp án D
Câu hỏi 20 :
Các kiểu hướng động dương của rễ là
- A hướng đất, hướng sáng, huớng hoá.
- B hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
- C hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
- D hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Các kiểu hướng động dương của rễ là hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
Các phương án khác sai vì: rễ cây hướng sáng âm.
Chọn D
Câu hỏi 21 :
Thân cây đậu cô ve quấn quanh một cọc rào là ví dụ về:
- A ứng động sinh trưởng
- B hướng tiếp xúc.
- C ứng động không sinh trưởng
- D hướng sáng.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đây là ví dụ về hướng tiếp xúc.
Chọn B
Câu hỏi 22 :
Câu nào sau đây không phải vai trò hướng trọng lực của cây?
- A Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sức hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm
- B Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.
- C Đỉnh rễ cây sinh trưởng vào đất gọi là hướng trọng lực dương
- D Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực được gọi là hướng trọng lực hay hướng đất
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hướng trọng lực dương : cây sinh trưởng theo hướng trọng lực
A sai
Chọn A
Câu hỏi 23 :
Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
- A Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
- B Do sự sinh trưởng đểu của hai phía cơ quan, trong khi đó các tê bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh han làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
- C Do sự sinh trưởng không đều cửa hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn iàm cho ca quan uốn cong về phía tiếp xúc.
- D Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Đáp án: A
Câu hỏi 24 :
Hai loại hướng động chính là
- A hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực).
- B hướng động đương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
- C hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trướng hướng tới đất).
- D hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hai loại hướng động chính là:
+ hướng động dương: hướng tới nguồn kích thích
+ hướng động âm: tránh xa nguồn kích thích
Chọn B
Câu hỏi 25 :
Thực vật không có tính hướng tới khi nguồn kích thích là
- A ánh sáng.
- B nước,
- C hóa chất.
- D kim loại nặng.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Thực vật không có tính hướng tới khi nguồn kích thích là kim loại nặng
Chọn D
Câu hỏi 26 :
Cây gỗ mọc cạnh một ngôi nhà cao tầng sẽ có hiện tượng
- A sinh trưởng phát triển bình thường.
- B Thân mọc cong ra phía ngoài,
- C chỉ phát triển cành, lá ở một phía.
- D không cao lên được.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cây mọc cạnh 1 ngôi nhà cao tầng thường có xu hướng thân mọc cong ra phía ngoài để nhận ánh sáng
Chọn B
Câu hỏi 27 :
Nhận xét về hướng động ở thực vật, điều nào không đúng?
- A luôn có ý nghĩa thích nghi.
- B chỉ xảy ra khi kích thích tác động từ một phía.
- C luôn hướng tới nguồn kích thích.
- D do ảnh hướng của hoocmon sinh trưởng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai là C, hướng động âm là tránh xa nguồn kích thích
Chọn C
Câu hỏi 28 :
Tính hướng động của thân và rễ cây đều tùy thuộc vào tác dụng của auxin. Vây tại sao thân lại hướng đất âm còn rễ lại hướng đất dương?
- A
Vì auxin phân bố không đồng đều, nhiều ở mặt dưới của thân và mặt trên của rễ
- B Vì auxin phân bố không đồng đều, ít ở mặt dưới của thân và nhiều ở mặt trên của rễ
- C Vì auxin phân bố không đồng đều, nhiều ở mặt dưới của thân và ít mặt trên của rễ
- D Vì auxin phân bố đồng đều ở thân và ở rễ đều ít
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Vì auxin phân bố không đồng đều, nhiều ở mặt dưới của thân và mặt trên của rễ nên rễ cây và thân cây phản ứng khác nhau dưới tác động của ánh sáng.
Chọn A
Câu hỏi 29 :
Thân cây non sinh trưởng như thế nào khi chiếu sáng từ một hướng (sau một thời gian):
- A Mọc thẳng, khỏe.
- B Tránh xa nguồn sáng
- C Hướng về nguồn sáng.
- D Cây non hướng sáng âm
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sau một thời gian chiếu sáng từ một hướng, thân cây sẽ hướng về nguồn sáng
Chọn C
Câu hỏi 30 :
Ý nghĩa của hướng trọng lực đối với cây?
- A Giúp rễ cây tìm đến nguồn nước để hút nước.
- B Giúp cây luôn hướng về ánh sáng để quang hợp.
- C Giúp rễ cây mọc vào đất để giữ cây và hút chất dinh dưỡng.
- D Giúp cây bám vào vật cứng khi tiếp xúc
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Hướng trọng lực giúp rễ cây mọc vào đất để giữ cây và hút chất dinh dưỡng
Chọn C