30 bài tập Cân bằng nội môi mức độ dễ

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

 Cân bằng nội môi là:

  • A Sự cân bằng lượng nước trong cơ thể
  • B Tỉ lệ hấp thụ và thải các chất khoáng được cân bằng.
  • C Trường hợp trong môi trường cơ thể có tốc độ đồng hóa và dị hóa bằng nhau
  • D Trường hợp duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, độ pH của môi trường bên trong cơ thể.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường bên trong của cơ thể: VD: duy trì ổn đinh áp suất thẩm thấu, huyết áp, độ pH..

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Độ pH của nội môi được cân bằng nhờ các loại hệ đệm nào ?

1. Hệ đệm bicacbonat

2. Hệ đệm phosphate

3. Hệ đệm proteinat

4. Hệ đệm supônat

  • A 1,3,4
  • B 1,2,3,4
  • C  1,2,3
  • D 1,4

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Có 3 hệ đệm tham gia điều hòa pH là: 1,2,3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Trong cơ chế điều hòa đường huyết, tuyến tụy tiết hormone glucagon khi

  • A Nồng độ glucose trong máu khoảng 1,2 gam/ l
  • B Nồng độ glucose trong máu khoảng 1,5 gam/l
  • C Nồng độ glucose trong máu khoảng 1,0 gam/l
  • D Nồng độ glucose trong máu khoảng 0,8 gam/l

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tuyến tụy tiết glucagon khi nồng độ glucose trong máu thấp ( dưới 0,1% =1gam/l) để phân giải glycogen thành glucose.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Khi nồng độ glucose trong máu là 0,6 gam/l gan có thể

  • A Chuyển glycogen thành glucose
  • B Tạo ra glucose từ axit lactic hoặc axit amin
  • C Tổng hợp glucose từ sản phẩm phân hủy mỡ
  • D  Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nồng độ glucose trong máu duy trì ổn định ở khoảng 1 gam/l nhờ hoạt động của gan: phân giải glycogen thành glucose; tạo ra glucose từ axit lactic hoặc axit amin; tổng hợp glucse từ sản phẩm phân hủy mỡ.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các hormone có tác dụng trái ngược là:

  • A Adrenalin và aldosteron
  • B Insulin và glucagon
  • C ADH và insulin
  • D Adrenalin và ADH

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Adrenalin và glucagon có tác dụng làm tăng nồng độ glucose trong máu.

Aldosterol có tác dụng  làm tăng hàm lượng Na+ trong máu.

ADH là hormone chống đa niệu ( giữ nước, giảm lượng nước tiểu)

Insulin làm giảm lượng đường trong máu.

Vậy 2 hormone có tác dụng trái ngược là  insulin và glucagon.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Thận có vai trò chủ yếu trong cơ chế

  • A điều hòa đường huyết
  • B  điều hòa thân nhiệt
  • C điều hòa áp suất thẩm thấu
  • D điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Thận điều  hòa lượng nước, nồng độ muối, ion trong máu nên có vai trò điều hòa áp suất thẩm thấu và huyết áp.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Xác định câu sai

  • A huyết áp tỉ lệ nghịch với áp suất thẩm thấu
  • B  áp suất thẩm thấu tỉ lệ thuận với nồng độ Na+
  • C nồng độ Na+ tỉ lệ nghịch với lượng nước trong cơ thể
  • D huyết áp tỉ lệ nghịch với lượng máu trong cơ thể.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là:D vì thể tích máu càng lớn thì huyết áp càng lớn và ngược lại.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm là :

  • A bộ phận tiếp nhận kích thích
  • B bộ phận điều khiển
  • C hệ thần kinh trung ương hoặc các tuyến nội tiết
  • D  các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống cơ xương.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm đóng vai trò là bộ phận tiếp nhận kích thích.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hormone ADH của tuyến yên có tác dụng chủ yếu là

  • A  làm tăng quá trình tái hấp thụ nước
  • B làm tăng áp suất thẩm thấu
  • C kích thích tái hấp thu Na+ ở ống thận
  • D  tăng cường bài xuất nước tiểu

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Hormone ADH có tác dụng làm thận tăng quá trính tái hấp thụ nước → giảm lượng nước tiểu.

Đáp án A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hormone chống đa niệu ADH  được tiết ra khi

  • A Khi uống bia rượu
  • B Khi huyết áp tăng
  • C Khi áp suất thẩm thấu giảm
  • D Khi áp suất thẩm thấu tăng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hormone ADH được tiết ra khi áp suất thẩm thấu tăng, khi uống bia rượu, tuyến yên giảm tiết ADH làm cho lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Phát biểu sai về hệ đệm là

  • A Các hệ đệm đều có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi nồng độ của chúng tăng lên
  • B Hệ đệm protein có vai trò quan trọng nhất ở ống thận
  • C Hệ đệm bicacbonat không phải là tối ưu nhưng tốc độ điều chỉnh của nó là nhanh nhất
  • D Hệ hô hấp và bài tiết cung tham gia điều hòa pH máu

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là B. hệ đệm có vai trò quan trọng nhất ở ống thận là hệ đệm phosphate

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nói về hệ đệm cacbonat , điều không đúng là :

  • A Tốc độ điều chỉnh pH mạnh nhất
  • B Không phải hệ đệm tối ưu
  • C Có vai trò quan trọng vì cả hai thành phần của hệ đệm có thể được điều chỉnh bởi phổi và thận.
  • D Là hệ đệm mạnh nhất cơ thể

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là D. hệ đệm mạnh nhất cơ thể là hệ đệm proteinat

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hệ đệm nào mạnh nhất cơ thể ?

  • A Hệ đệm bicacbonat
  • B Hệ đệm phosphate 
  • C Hệ đệm protein
  • D Ba hệ đệm mạnh ngang nhau

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hệ đệm proteinat là mạnh nhất cơ thể.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào ?

  • A Điều hoà hấp thụ nước ở thận.
  • B Điều hoà pH máu.
  • C Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu.
  • D Điều hoà hâp thụ Na+ ở thận.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Tụy tiết ra 2 loại hormone tham gia vào điều hòa nồng độ glucose trong máu là insulin ( làm tăng glucose) và glucagon ( giảm glucose trong máu).

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng

  • A Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
  • B  Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
  • C Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
  • D Tác động vào bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Bộ phận thực hiện là các cơ quan như gan, thận, tim, mạch máu…bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hormone để tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể nhằm đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng, ổn định.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

  • A Cơ quan sinh sản
  • B Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
  • C Các cơ quan dinh dường như : thận, gan, tim, mạch máu...
  • D Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ở người các hoocmôn tham gia điều chỉnh hàm lượng đường glucôzơ trong máu là:

  • A Testosterôn, Glucagôn.  
  • B Ostrôgen, Insulin.
  • C Glucagôn, Ostrôgen.     
  • D Insulin, Glucagôn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các hormone tham gia điều chỉnh lượng đường trong máu là insulin là glucagon của tuyến tụy.

Testosterone và estrogen là hormone sinh dục.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào 

  • A Điều hoà áp suất thẩm thấu. 
  • B Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.
  • C Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.
  • D Điều hoá huyết áp.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Thận có vai trò quan trọng trong điều hòa áp suất thẩm thấu.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?

  • A Thận thải H+ và HCO3-
  • B Hệ đệm trong máu lấy đi H+.
  • C Phổi hấp thu O2
  • D Phổi thải CO2.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ý không đúng là A, thận điều hòa pH bằng sự thải H+ và tái hấp thụ HCO3-

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
  • B Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
  • C Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
  • D Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ý đúng là B

A sai vì pH máu người trung bình dao động từ 7,35 đến 7,45

C sai vì khi cơ thể vận động mạnh, pH máu giảm

D sai vì giảm nồng độ CO2 thì pH máu tăng.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Loại hoocmon nào sau đây có tác dụng làm tăng đường huyết ?

  • A Insulin
  • B Glucagon
  • C Progesteron 
  • D Tiroxin

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hormone có tác dụng phân giải glicogen thành glucose làm tăng đường huyết là glucagon

Insulin làm giảm đường huyết, chuyển glucose → glycogen tích lũy trong gan

Progesteron là hormone sinh dục do thể vàng tiết ra, kết hợp với estrogen làm biến đổi niêm mạc tử cung.

Tiroxin là hormone tuyến giáp có tác dụng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Ở người, hormone có tác dụng làm giảm đường huyết là

  • A Glucagon
  • B thyroxin
  • C Insulin
  • D Progesteron

Đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện sự cân bằng của môi trường trong cơ thể (cân bằng nội môi)?

I. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu, tăng uống nước.

II. Ở người, pH máu được duy trì khoảng 7,35 – 7,45 nhờ hoạt động của hệ đệm, phổi và thận.

III. Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt rộng.

IV. Nồng độ glucôzơ trong máu người được duy trì khoảng 0,1%.

  • A 4
  • B 1
  • C 2
  • D 3

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ý III không phản ánh sự cân bằng nội môi trong cơ thể, phổi và ruột non có diện tích rộng phù hợp với trao đổi chất

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Hệ đệm bicacbônat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò nào sau đây ?

  • A Duy trì cân bằng độ pH của máu
  • B Duy trì cân băng lượng dường glucose trong máu.
  • C Duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể.
  • D Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?

  • A Gan và thận.         
  • B Phổi và thận.
  • C Các hệ đệm       
  • D Tuyến ruột và tuyến tụy.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ: Gan và thận

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, điều nào không đúng khi nói về bộ phận tiếp nhận kích thích?

  • A Là các thụ thể (áp lực, hóa học…). 
  • B Tiếp nhận kích thích từ môi trường.
  • C Hình thành xung thần kinh truyền đến bộ phận thực hiện 
  • D Là các cơ quan thụ cảm.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Bộ phận tiếp nhận kích thích không có chức năng hình thành xung thần kinh truyền đến bộ phận thực hiện

Chọn C       

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Theo cơ chế duy trì cân bằng nội môi thì trình tự nào sau đây là đúng?

  • A Kích thích → tiếp nhận → điều khiển → trả lời → liên hệ ngược → tiếp nhận.
  • B Kích thích → tiếp nhận → trả lời → điều khiển → liên hệ ngược → tiếp nhận.
  • C Kích thích → tiếp nhận →  liên hệ ngược → điều khiển → trả lời → tiếp nhận.
  • D Kích thích → tiếp nhận →  liên hệ ngược → tiếp nhận → điều khiển → trả lời.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Cơ chế điều hoà khi nồng độ glucose trong máu giảm diễn ra theo trật tự nào ?

  • A Gan →Tuyến tuỵ → Glucagon → Glicogen → Glucose trong máu tăng.
  • B Tuyến tuỵ → Glucagon → Gan → Glicogen → Glucose trong máu tăng.
  • C Gan → Glucagon → Tuyến tuỵ → Glicogen → Glucose trong máu tăng.
  • D Tuyến tuỵ → Gan → Glucagon → Glicogen → Glucose trong máu tăng.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi nồng độ glucose trong máu giảm: tuyến tuỵ sẽ tiết hormone glucagon tác động tới gan chuyển hoá glicogen thành glucose làm nồng độ glucose trong máu tăng lên

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Vai trò điều tiết của các hoocmôn do tụy tiết ra là:

  • A  insulin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cao, còn glucagon điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cũng cao.
  • B insulin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu thấp, còn glucagon điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cũng thấp.
  • C insuiin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu cao, còn glucagon điều tiết khi nồng độ glucose trong máu thấp.
  • D insulin tham gia điều tiết khi nồng độ glucose trong máu thấp, còn glucagon điếu tiết khi nồng độ glucose trong máu cao.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Tuyến tuỵ tiết ra 2 loại hormone:

+ Insulin: tác động làm gan chuyển hoá glucose → glicogen → [glucose] ↓

+ Glucagon: tác động làm gan chuyển hoá glicogen → glucose→ [glucose]↑

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Hormone của tuyến nội tiết nào có tác dụng làm tăng tải hấp thụ Na+ ở thận?

  • A tuyến yên
  • B  tuyến tụy.
  • C tuyến trên thận
  • D tuyến giáp.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hormone andosteron của tuyến trên thận có tác dụng tăng cường hấp thụ Na+

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.