Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5>
Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 5
Đề bài
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng:
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến hết tuần 9 (SGK Tiếng việt 5 – tập 1) và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
ĐẤT NƯỚC MẾN YÊU ƠI
Người đã cho con lũy tre để có cây đàn bầu dân tộc
Với cung thăng cung trầm ngân lên như tiếng khóc;
Đêm mùa hè trắc ẩn tiếng ai ru,
Cô Tấm ngày xưa còn sống đến bây giờ
Cùng đi qua chiếc cầu tre mới trở thành hoàng hậu
À ơi...à ơi...Lời ru không bao giờ là huyền thoại
Hoàng hậu cũng ru con mình bằng tiếng hát ru.
Tôi xin cảm ơn đất nước đã cho tôi dòng máu Lạc Hồng
Để tôi nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực
Thằng Lí Thông mày làm sao hiểu được
Vì sao công chúa không cười, không nói giữa hoàng cung!
Đất nước của tôi ơi! Đất nước anh hùng
Có Trường Sơn sau lưng, có Biển Đông trước mặt
Chàng Thạch Sanh dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc
Sông nước ngàn xưa còn vọng đến bây giờ.
(Theo Hồ Tĩnh Tâm)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Trong bài, cung thăng, cung trầm của tiếng đàn bầu dân tộc được so sánh với âm thanh nào?
A. Tiếng trống đồng. B. Tiếng khóc. C. Tiếng hát ru. D. Tiếng cười.
2. Những câu chuyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ?
A. Tấm Cám, Thạch Sanh. B. Thạch Sanh, Lí Thông.
C. Tấm Cám, Lí Thông. D. Tấm Cám, Nỏ thần.
3. Những địa danh nào được nhắc đến trong bài thơ?
A. Trường Sơn, Lạc Hồng. B. Trường Sơn, Biển Đông.
C. Lạc Hồng, Biển Đông. D. Hoàng Sa, Trường Sa.
4. Tác giả cảm ơn đất nước về điều gì?
A. Đã cho mình nghe tiếng đàn bầu với cung thăng, cung trầm ngân lên như tiếng khóc.
B. Đã cho mình những câu chuyện cổ, những nhân vật cổ tích và tiếng hát ru con ngủ.
C. Đã cho mình dòng máu Lạc Hồng để nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực.
D. Đã cho mình những câu chuyện cổ tích và nghe tiếng hát ru.
5. Từ nào không cùng nghĩa với từ “đất nước” trong các từ sau?
A. giang sơn. B. nhà. C. tổ quốc. D. quốc gia.
6. Từ “ăn” trong các câu sau quan hệ với nhau như thế nào?
- Tôi đang ăn cơm. - Da cô ấy ăn nắng. - Tàu vào ga ăn hàng.
A. Từ đồng âm.
B. Từ đồng nghĩa.
C. Từ nhiều nghĩa.
D. Từ trái nghĩa.
7. Các từ “xe lửa, tàu hỏa” là những từ:
A. Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
B. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
C. Từ cùng nghĩa.
D. Từ trái nghĩa.
8. Đại từ trong câu: “Chị tôi thích nghe nhạc, tôi cũng thế” thay thế cho từ hay cụm từ nào?
A. tôi.
B. Chị tôi.
C. thích nghe nhạc.
D. Thế.
9. Từ “ôm ấp” thuộc loại từ:
A. Động từ.
B. Danh từ.
C. Tính từ.
D. Đại từ.
10. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ (CN, VN) trong câu văn sau: Chàng Thạch Sanh dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc:
A. Chủ ngữ: Chàng; Vị ngữ: Thạch Sanh dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc.
B. Chủ ngữ: Chàng Thạch Sanh; Vị ngữ: dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc.
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: Nghe – viết.
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Kì diệu rừng xanh (Từ Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu…như cảnh mùa thu) (Tiếng Việt 5 tập 1 – trang 75)
II. Tập làm văn
Hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em (hoặc nơi em đang sinh sống).
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
1.B |
2.A |
3.B |
4.C |
5.B |
6.C |
7.A |
8.A |
9.A |
10.B |
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng:
II. Đọc thầm và làm bài tập:
1.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Cách giải:
Phương án đúng: B. Tiếng khóc.
Chọn B.
2.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Cách giải:
Phương án đúng: A. Tấm Cám, Thạch Sanh.
Chọn A.
3.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Cách giải:
Phương án đúng: B. Trường Sơn, Biển Đông
Chọn B.
4.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý.
Cách giải:
Phương án đúng: C. Đã cho mình dòng máu Lạc Hồng để nghe tiếng trống đồng rung lên trong lồng ngực.
Chọn C.
5.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ đồng nghĩa.
Cách giải:
Phương án đúng: B. nhà
Chọn B.
6.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ nhiều nghĩa.
Cách giải:
Phương án đúng: C. Từ nhiều nghĩa
Chọn C.
7.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ đồng nghĩa.
Cách giải:
Phương án đúng: A. Từ đồng nghĩa hoàn toàn
Chọn A.
8.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Đại từ.
Cách giải:
Phương án đúng: C. thích nghe nhạc.
Chọn C.
9.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài Động từ.
Cách giải:
Phương án đúng: A. Động từ
Chọn A.
10.
Phương pháp: căn cứ vào các thành phần chính đã học: thành phần chính bao gồm chủ ngữ và vị ngữ.
Cách giải:
Chàng Thạch Sanh // dùng tiếng đàn đánh tan quân giặc.
CN VN
Chọn B.
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng , trình bày đúng hình thức đoạn văn.
- Sai mỗi lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, đúng về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày sạch đẹp,…
II. Tập làm văn:
Phương pháp: căn cứ nội dung bài về miêu tả, kết hợp linh hoạt giữa tả, kể,…
Cách giải:
Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Viết được mở bài và kết bài của bài văn miêu tả.
- Viết được bài văn miêu tả cảnh theo đúng yêu cầu của đề bài : Bài viết đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học.
- Viết câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả.
- Bài viết sử dụng đúng về từ ngữ, tả có hình ảnh, câu văn ngắn gọn, thể hiện được cảm xúc chân thật... Toàn bài mắc không quá 4 lỗi về diễn đạt.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
Gợi ý: Lập dàn ý bài văn tả hồ Gươm.
1. Mở bài
- Giới thiêu bao quát về hồ Gươm: Hồ Gươm ở đâu? Con ngắm hồ Gươm vào thời điểm nào trong ngày?
- Ấn tượng đầu tiên của con về hồ Gươm.
2. Thân bài
* Tả bao quát:
- Hồ rộng như một tấm gương bầu dục khổng lồ sáng lung linh dưới ánh mặt trời.
- Nước hồ: trong vắt, mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
- Ánh nắng: ánh mặt trời chiếu những tia nắng vàng xuống mặt hồ khiến mặt hồ sáng rực lên.
- Tháp Rùa: sừng sững giữa hồ mang theo nét cổ kính trải qua nhiều năm tháng. Tháp Rùa nằm trên gò đất, cỏ xanh mơn mởn.
- Đảo Ngọc: um tùm cây cối nằm giữa hồ. Lấp ló sau tán cây là đền Ngọc Sơn linh thiêng. Dẫn ra đền là cầu Thê Húc – cong cong như con tôm. Ở cổng đền có Đài Nghiên Tháp Bút như viết lên trời xanh nét đẹp nghìn năm văn hiến của Hà Nội.
* Tả cảnh xung quanh hồ và hoạt động của con người:
- Nằm giữa lòng thủ đô nhưng hồ Gươm lại mang một vẻ đẹp yên bình đến kì lạ.
- Cây cối xung quanh hồ: Những hàng cây cổ thụ to đồ sộ như những người lính đến canh gác cho hồ. Những chị liễu yêu kiều nhẹ nhàng như những nàng thiếu nữ soi bóng xuống mặt hồ,…
- Những bồn hoa quanh hồ: khoe sắc thắm. Hoa nhẹ nhàng lắc lư trong gió, tỏa hương thơm thoang thoảng.
- Con vật: Những chú chim hót líu lo trên cành cây, những cánh bướm nhịp nhàng bay lượn, những chú ong nhỏ lấy mật hoa khiến cảnh vật thêm sinh động,…
- Hoạt động của con người: Sáng sáng, mọi người thường tập thể dục quanh hồ. Không khí mát dịu trong lành khiến mọi người tràn đầy sức sống. Những cụ già ngồi trên ghế đá chuyện trò tâm sự, những cô cậu học trò vui đùa bên hồ,…
- Hàng ngày có rất nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Ai ai cũng yêu mến và thích thú trước vẻ đẹp cổ kính của hồ.
3. Kết bài: Nêu nhận xét và cảm xúc của em về hồ Gươm.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 5