Đề thi học kì 2 Văn 8 - Cánh diều

Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 8 - Cánh diều


Gồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Truyện

Khái niệm đề tài và chủ đề đã được giới thiệu ở sách Ngữ văn 6, tập hai. Bài học này hướng dẫn các em cách xác định đề tài và chủ đề. Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)? Còn để xác định chủ đề, thường phải trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì? Ví dụ, truyện Lão Hạc (Nam Cao) viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ, còn chủ đề của truyện là vấn đề cuộc sống cùng khổ và nhân phẩm con người. Tuy nhiên, cần chú ý là mỗi tác phẩm lớn có thể đặt ra nhiều vấn đề cơ bản (nhiều chủ đề)

b. Thơ Đường luật

Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 – 9070, sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam, trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca truyền thống, cha ông ta đã sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật mang bản sắc dân tộc. Sang thời hiện đại, thơ Đường luật còn được viết bằng chữ Quốc ngữ.

Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu)

c. Truyện lịch sử và tiểu thuyết

Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lích ử không chỉ đơn thuần là liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.

d. Nghị luận văn học

Luận đề là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc phần mở đầu văn bản.

Lí lẽ là những căn cứ được sử dụng để giải thích, làm rõ cho luận điểm. Để có sức thuyết phục, lí lẽ cần chặt chẽ, xác đáng.

Bằng chứng là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (các hình ảnh, chi tiết, câu văn, câu thơ,… trong tác phẩm) hoặc ví dụ từ thực tế được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ

e. Văn bản thông tin: giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim

Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim là loại văn bản thông tin có mục đích trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,… của cuốn sách hoặc bộ phim đó.

Thông tin trong văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường được trình bày theo trình tự: từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách, bộ phim; từ thông tin khách quan về cuốn sách, bộ phim đến những ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách, bộ phim đó.

2. Phần tiếng Việt

a. Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

b. Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

c. Câu khẳng định và câu phủ định

d. Thành phần biệt lập trong câu

e. Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

3. Phần Làm văn

a. Phân tích một tác phẩm truyện

b. Phân tích một tác phẩm thơ

c. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

d. Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

e. Viết bài giới thiệu một cuốn sách

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

Văn bản Lão Hạc

Câu 1. Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm?

A. Con trai lão Hạc

B. Vợ ông giáo

C. Ông giáo

D. Binh Tư

Câu 2. Trong tác phẩm Lão Hạc, lão là một người như thế nào?

A. Là người có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý

B. Là người nông dân sống ích kỉ, gàn dở, ngu ngốc

C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng

D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ

Văn bản Trong mắt trẻ

Câu 3. Tác giả của bài Trong mắt trẻ là ai?

A. Antoine de Saint-Exupery

B. Charles Dickens

C. George Orwell

D. J.K Rowling

Câu 4. Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé có gì đặc biệt? 

A. Nhân vật "tôi" đang cảm thấy cuộc sống nhàm chán

B. Nhân vật "tôi" đang phải sống cô độc trên sa mạc Sa-ha-ra

C. Nhân vật "tôi" bị thương và sắp không qua khỏi 

D. Nhân vật "tôi" buồn vì không ai hiểu bức tranh của mình 

Văn bản Người thầy đầu tiên

Câu 5. Truyện Người thầy đầu tiên lấy bối cảnh như thế nào?

A. Bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX

B. Bối cảnh ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na

C. Bối cảnh ở khu nhà trọ thuộc Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ

D. Bối cảnh xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX

Câu 6. Tác phẩm Người thầy đầu tiên được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1961

B. 1962

C. 1963

D. 1964

Văn bản Mời trầu

Câu 7. Bài thơ Mời trầu được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1845

B. 1848

C. 1869

D. Chưa xác định

Câu 8. Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt?

A. Miếng trầu là đầu câu chuyện

B. Cúng ông Công, ông Táo

C. Cúng ông Công, ông Táo

D. Bày mâm ngũ quả

Văn bản Vịnh khoa thi Hương

Câu 9. Hai câu đề bài thơ thông báo về sự kiện gì?

A. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba lần trong năm

B. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần

C. Nhà nước tổ chức kì thi Hương hàng năm

D. Tất cả đều sai

Câu 10. Trong bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả đề cập đến sự khác thường của kì thi này ở câu thơ nào?

A. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với với trường Hà

B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa

C. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra

D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà

Văn bản Xa ngắm thác núi Lư

Câu 11. Trong bài Xa ngắm thác núi Lư, tác giả đã so sánh dòng thác núi Lư với điều gì?

A. Dải lụa

B. Cánh đồng

C. Dải ngân hà

D. Con đường

Câu 12. Điểm nhìn của bài thơ là?

A. Ngay dưới chân núi Hương Lô

B. Trên con thuyền xuôi dòng sông

C. Trên đỉnh núi Hương Lô

D. Đứng nhìn từ xa

Văn bản Cảnh khuya

Câu 13. Mở đầu tác phẩm xuất hiệu âm thanh gì?

A. Tiếng đàn

B. Tiếng hát xa

C. Tiếng suối

D. Tiếng hạc bay qua

Câu 14. Đáp án nào nhận xét đúng nhất bức tranh thiên nhiên nơi cảnh khuya Việt Bắc?

A. Bức tranh sống động

B. Bức tranh trong trẻo, tinh sương

C. Bức tranh trầm mặc, huyền ảo

D. Bức tranh đượm buồn với gam màu tối

Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

Câu 15. Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh viết về sự kiện lịch sử nào?

A. Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên

B. Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán

C. Quang Trung đại phá quân Thanh

D. Lê Lợi đại phá quân Minh

Câu 16. Quang Trung đại phá quân Thanh xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?

A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán

B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình

C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Đánh nhau với cối xay gió

Câu 17. Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào?

A. Là một cuộc giao tranh lớn

B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ

C. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại

D. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức

Câu 18. Dòng nào thuật đúng tình trạng của Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Nằm không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau

B. Nằm không cựa quậy, cầu mong nàng Đuy-xi-nê-a cứu giúp, lại có sức mạnh, nhảy phắt lên ngựa đi tiếp

C. Vùng dậy ngay, nhảy lên ngựa đi tiếp và rất hùng dũng

D. Nằm không cựa quậy, rồi thu hết sức vùng đứng lên, nhảy lên ngựa đi về cảng La-pi-xê

Văn bản Bên bờ Thiên Mạc

Câu 19. Bối cảnh được đặt ra trong đoạn trích là khi nào?

A. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất

B. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai

C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba

D. Tất cả đáp án trên

Câu 20. Xác định nội dung chính của đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc?

A. Kể về vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo, ngợi ca tư thế bình tĩnh, ung dung, tự tại của người đứng đầu đất nước trong cuộc chiến tranh.

B. Bố con ông già Màn Trò và người dân Thiên Mạc, ngợi ca tấm lòng và tinh thần yêu nước của tầng lớp quần chúng, nhân dân

C. Kể về Trần Bình Trọng, ngợi ca tinh thần gan dạ, quả cảm, bất khuất trước kẻ thù của vị tướng này

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Vẻ đẹp cảu bài thơ “Cảnh khuya”

Câu 21. Văn bản bàn luận về bài thơ nào?

A. Rằm tháng Giêng

B. Cảnh khuya

C. Tức cảnh Pác Bó

D. Chiều tối

Câu 22. Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản thuyết minh

B. Văn bản tự sự

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản hành chính

Văn bản Chiều sâu của truyện “Lão Hạc”

Câu 23. Nội dung phần 1 của bài “Chiều sâu của truyện Lão Hạc” là gì?

A. Nghệ thuật sáng tác của Nam Cao trong truyện Lão Hạc

B. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của lão Hạc và ông giáo

C. Tình thế lựa chọn giữa cái sống và cái chết của lão Hạc

D. Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện Lão Hạc 

Câu 24. Tác giả đã bắt đầu việc phân tích nghệ thuật bằng cách nào? 

A. Giới thiệu một bài đoạn văn có cùng nội dung

B. Đặt câu hỏi

C. Giới thiệu tác giả

D. Trích thành ngữ, tục ngữ

Văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư

Câu 25. Văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh của tác giả nào?

A. Lê Quang Hưng

B. Quang Trung

C. Nguyễn Huệ

D. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 26. Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là gì?

A. Giá trị nghệ thuật của bài thơ

B. Giá trị nội dung của bài thơ

C. Làm rõ chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

D. Điểm đặc sắc trong văn chương của nhà thơ

Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Câu 27. Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết về người anh hùng thiếu niên nào?

A. Lượm

B. Thánh Gióng

C. Trần Hưng Đạo

D. Trần Quốc Toản

Câu 28. Câu chuyện trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng bắt đầu bằng?

A. Cảnh Trần Quốc Toản đứng bên bến Bình Than

B. Cảnh vua Thiệu Bảo trao cho Trần Quốc Toản quả cam quý

C. Giấc mơ bắt sống được Sài Thung – một tên sứ nhà Nguyên hống hách – của Hoài Văn Hầu

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Bộ phim “Người cha và con gái”

Câu 29. Người cha và con gái (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn nào?

A. Michael Dudok de Wit

B. James Gunn

C. James Cameron

D. Clint Eastwood

Câu 30. Bộ phim Người cha và con gái được thực hiện năm bao nhiêu?

A. 1999

B. 2000

C. 2001

D. 2002

Văn bản Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ”

Câu 31. Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ có tên gốc tiếng Anh là?

A. The Story of A Seagull and The Cat Who Taught Her To Fly

B. Father and Daughter

C. George’s Secret Key to the Universe

D. 20,000 leagues under the sea

Câu 32. Cuốn sách này mang chủ đề gì?

A. Khám phá đại dương

B. Khám phá hang động

C. Khám phá rừng rậm

D. Khám phá vũ trụ

2. Phần tiếng Việt

a. Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Câu 1. Từ ngữ toàn dân là gì?

A. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương

B. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định

C. Là từ ngữ được ít người biết đến

D. Là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân

Câu 2. Thế nào là từ ngữ địa phương?

A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu

B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương

C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định

D. Là từ ngữ được ít người biết đến

Câu 3. Biệt ngữ xã hội là gì?

A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định

B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân

C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định

D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội

b. Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

Câu 4. Đảo ngữ là gì?

A. Là biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể

B. Là biện pháp gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối… bằng những từ ngữ thường được sử dụng để gọi con người

C. Là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng… với nhau

D. Là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu

Câu 5. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật

B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

C. Là những từ miêu tả tính cách của con người

D. Là những từ gọi tả bản chất của sự vật

Câu 6. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật

B. Là những từ miêu tả tính cách của con người

C. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật

D. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

c. Câu khẳng định và câu phủ định

Câu 7. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết

C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

D. Là câu có ngữ điệu phủ định

Câu 8. Câu khẳng định là gì?

A. Là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định vốn thường được dùng để đánh dấu câu khẳng định.

B. Là câu xác nhận có sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó.

C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…

D. A và B đúng

d. Thành phần biệt lập trong câu

Câu 9. Thành phần biệt lập của câu là gì?

A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu

B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu

C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm…

D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Câu 10. Điền vào chỗ (…) để hoàn chỉnh câu sau:

“Thành phần … được dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận…)”

A. Tình thái

B. Cảm thán

C. Gọi đáp

D. Phụ chú

e. Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

Câu 11. Câu hỏi (nghi vấn) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 12. Câu khiến (cầu khiến) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 13. Câu cảm (cảm thán) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 14. Câu kể (trần thuật) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

3. Phần Làm văn

a. Phân tích một tác phẩm truyện

Đề 1. Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Đề 2. Phân tích truyện ngắn Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tôp

b. Phân tích một tác phẩm thơ

Đề 1. Phân tích bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương

Đề 2. Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương

c. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục”

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”

d. Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

Đề 1. Phân tích đoạn trích “Đổi tên cho xã” (từ vở kịch “Bệnh sĩ” của Lưu Quang Vũ)

Đề 2. Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (trích từ vở kịch Vũ Như Tô)

e. Viết bài giới thiệu một cuốn sách

Đề 1. Hãy viết bài giới thiệu về một cuốn sách mà em yêu thích

Đề 2. Viết bài văn giới thiệu về cuốn sách mà em yêu thích (Ví dụ: cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế)

C. LỜI GIẢI CHI TIẾT

1. Phần đọc hiểu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

C

A

A

B

A

B

D

A

B

A

C

D

C

C

C

D

D

A

B

C

B

C

 

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

A

B

A

C

D

C

A

B

C

D

 

2. Phần tiếng Việt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

D

C

C

D

A

D

C

D

A

B

B

A

C

D

 

3. Phần Làm văn

a. Phân tích một tác phẩm truyện

Đề 1. Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

1. Mở bài: giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại và nhận xét chung về tác phẩm.

2. Thân bài:

1. Câu chuyện Lão Hạc bán chó và sự day dứt của lão

a. Hoàn cảnh của lão Hạc:

- Một ông nông dân già yếu, không nơi nương tựa: sống một mình, tự kiếm ăn nuôi thân, con trai bỏ đi đồn điền cao su.

- Sau một trận ốm, trong nhà không còn gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng - kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn.

=> Hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khổ cực.

b. Diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xoay quanh việc bán cậu Vàng:

- Tình cảm đối với cậu Vàng:

+ Cho ăn bằng một cái bát lớn như của nhà giàu, có gì ăn cũng gắp cho nó cùng ăn.

+ Khi rảnh rỗi còn đem nó ra tẳm rửa, bắt giận.

+ Mỗi khi lão uống rượu có đồ nhắm ngon lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con cháu trong nhà.

+ Thường xuyên tâm sự với nó, vỗ về ôm ấp.

=> Đối xử giống như với một con người. Từ tượng hình, từ tượng thanh

- Quyết định bán cậu Vàng: vô cùng khó khăn, trăn trở giống như phải quyết định một việc trọng đại trong đời.

- Diễn biến tâm trạng sau khi bán chó: Sáng hôm sau, lão Hạc sang nhà ông giáo kể lại toàn bộ sự việc.

+ Cố làm ra vẻ vui mừng: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ”, nhưng thực ra lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước.

+ “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”

+ Lão hu hu khóc…

+ Tự trách bản thân mình đã già rồi còn đi lừa một con chó: “Khốn nạn... Ông giáo ơi!... như thế này à?”

+ Chua chát bảo với ông giáo: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta phải hóa kiếp cho nó…”

+ Lão cười và ho sòng sọc, Lão nói xong lại cười đưa đà… Nụ cười dường như để nén đi nỗi đau đơn khi mất đi “người bạn” duy nhất.

=> Nam Cao đã khắc họa chân thực nỗi đau khổ, day dứt của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

2. Cái chết đầy bất ngờ của Lão Hạc

- Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc:

+ Trong nom hộ mảnh vườn, khi thằng con trai về sẽ giao lại cho nó.

+ Mang hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo giữ hộ để khi mình chết thì nhờ ông giáo và bà con lo liệu ma chay cho mình.

=> Chuẩn bị trước cho cái chết của bản thân.

- Diễn biến:

+ Lão đến xin Binh Tư một ý bả chó và nói dối rằng dạo này có con chó hay đến vườn nhà lão nên muốn đánh bả nó. Nếu được lão sẽ mời hắn uống rượu.

+ Nhưng thực ra lão Hạc dùng số bả chó ấy để tự tử.

- Hình ảnh lão Hạc khi chết đầy ám ảnh: “Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người lão chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết.”

=> Cái chết dữ dội, đau đớn và thê thảm của một con người lương thiện.

III. Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Lão Hạc.

Đề 2. Phân tích truyện ngắn Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tôp

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả và đoạn trích.

2. Thân bài

a) Khái quát chủ đề và nội dung chính của văn bản

- Chủ đề: Ca ngợi tình cảm thầy trò cao đẹp, thiêng liêng.

- Nội dung chính: Những câu chuyện xoay quanh thầy Đuy-sen và An-tư-nai cùng các em nhỏ làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan.

b) Tấm lòng yêu thương, sự tận tình, tâm huyết mà thầy Đuy-sen dành cho học trò

- Nhẹ nhàng hỏi thăm các em nhỏ khi họ vừa đi kiếm ki-giắc trở về.

- Tự tay sửa sang lại trường học, đi kiếm củi dự trữ cho mùa đông.

- Bế các em qua núi trong tiết trời giá lạnh.

- Bỏ ngoài tai những lời nói lỗ mãng của bọn nhà giàu trên núi.

- Lo lắng cho tương lai của học trò, luôn có những ý nghĩ tốt lành: mong học trò được đến thành phố lớn học tập.

c) Tấm lòng biết ơn, trân trọng ở An-tư-nai đối với những công ơn to lớn của thầy Đuy-sen

- Xúc động trước những ý nghĩ tốt lành của thầy Đuy-sen.

- Yêu mến, kính trọng thầy vì tấm lòng cao cả, nhân từ ở thầy.

- Luôn khắc ghi công ơn của thầy -> nhờ người họa sĩ tìm cách lan tỏa câu chuyện về thầy đến với tất cả mọi người.

d) Sự trân trọng, niềm xúc động của người họa sĩ khi biết đến câu chuyện

- Mang nặng nỗi lòng sau khi đọc xong bức thư của bà viện sĩ An-tư-nai.

- Cảm thấy băn khoăn, lo lắng khi không thể tìm được ý tưởng cho bức vẽ về thầy Đuy-sen.

- Cuối cùng, người họa sĩ đã nghĩ ra rất nhiều ý tưởng cho bức vẽ của mình.

* Đặc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều ngôi kể: người kể chuyện là người họa sĩ và An-tư-nai -> làm câu chuyện trở nên chân thực, sống động hơn.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: làm nổi bật đặc điểm của nhân vật thông qua lời nói, hành động.

- Ngôn từ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, sâu lắng.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm: Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người thầy, của tình thầy trò, thể hiện niềm tin của nhà văn vào tương lai tươi sáng của những đứa trẻ vùng cao.

b. Phân tích một tác phẩm thơ

Đề 1. Phân tích bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, đôi nét về tác phẩm

2. Thân bài

- Ý nghĩa nhan đề “Mời trầu”.

- Hình ảnh miếng trầu quả cau nhỏ bé như chính số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

- Lời khẳng định bản thân, tuyên bố chủ quyền của thi sĩ.

- Câu nói giao duyên, tự đi tìm hạnh phúc, tự se duyên cho chính mình.

- Nỗi niềm trăn trở, mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm qua những câu thơ bình dị, giàu tính nhân văn mà nhà thơ Hồ Xuân Hương thổ lộ.

Đề 2. Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Tế Xương

- Bài thơ đã vẽ lên một cách sống động tình trạng suy đồi của Nho học thời ấy cùng những cảnh chướng tai gai mắt lúc chế độ thực dân nửa phong kiến bước đầu được xác lập ở nước ta qua cảnh trường thi, khoa thi.

2. Thân bài

a. Hai câu đầu: Giới thiệu về cuộc khi Hương.

- Hai câu đề mang tính chất tự sự, kể lại cuộc thi năm Đinh Dậu:

Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

- Bề ngoài có vẻ thật bình thường, kì thi mở theo đúng thông lệ đã có từ trước (ba năm mở một khoa). Tuy nhiên, tính chất không bình thường bộc lộ rõ ngay từ cách thức tổ chức: Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Trước đây, trường Nam (Nam Định) và trường Hà (Hà Nội) đều thi riêng. Đến khoa Đinh Dậu, trường Nam, trưởng Hà thi chung. Từ “lẫn” - lẫn lộn tùng phèo - đã báo trước sự ô hợp, láo nháo trong thi cử.

b. Hai câu thực: Sĩ tử, quan trường không còn nho phong sĩ khí

- Hai câu thực và hai câu luận gợi tả cụ thể hơn những nét đặc biệt của khoa thi Đinh Dậu.

Ngòi bút tác giả hướng đến hai đối tượng chủ yếu nhất trong các kì thi: sĩ tử (người đi thi) và quan trường (quan coi việc thi).

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

- Hình ảnh sĩ tử chẳng hề mang dáng dấp thư sinh. Họ thật luộm thuộm có vẻ bệ rạc: vai đeo lọ. Biện pháp đảo ngữ lôi thôi sĩ tử vừa nhấn mạnh sự luộm thuộm, không gọn gàng, vừa gây ấn tượng khái quát về hình ảnh những sĩ tử khoa thi này. Họ không có tư thế người đi thi, càng không có tư thế người làm chủ trong kì thi. Hình ảnh sĩ tử trong thơ Tú Xương đã phản ánh sự sa sút về “nho phong sĩ khí”, do sự nhốn nháo, ô hợp của hoàn cảnh xã hội đem lại.

- Hình ảnh quan trường xuất hiện với vẻ ra oai, nạt nộ. Cái oai của quan trường là cái oai cố tạo, cái oai “vờ”. Từ ậm oẹ biểu đạt âm thanh của tiếng nói to nhưng bị can trong cồ họng nên trầm và nghe khỏng rò, nói lên cái ọai không thực chất của quan trường. Cùng với biện pháp đảo ngữ ậm oẹ giọng thét loa của quan trường, có thể thấy được sự huyên náo, lộn xộn của cảnh trường thi này. Quan phải thét vì sĩ tử chẳng ai nghe. Sĩ tử không ai nghe nên quan càng phải cố tỏ cái oai vờ nạt nộ.

c. Hai câu luận: Bộ mặt bọn thực dân

- Hình ảnh quan sứ và mụ đầm xuất hiện trong sự tiếp đón rất linh đình: Cờ cắm rợp trời. Cách ăn mặc của quan bà có phần diêm dúa, lòe loẹt: Váy lê quét đất mụ đầm ra. Biện pháp đảo ngữ: Cờ cắm rợp trời quan sứ đến - Váy lê quét đất mụ đầm ra cho thấy cờ trước, người sau, thấy váy trước, người sau, càng lộ rõ sự phô trương về hình thức. Quan sứ, bà đầm xuất hiện tuy có sự tiếp đón linh đình nhưng cũng không khác gì một màn trình diễn.

- Nghệ thuật đối của thơ Đường luật được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích dữ dội, quyết liệt, sâu cay. Tú Xương đã đem “cờ” che đầu quan sứ đối với “váy” bà đầm. Với cách đối trên, nhà thơ đã hạ nhục bọn thực dân xâm lược.

- Tất cả hình ảnh sĩ từ, quan trường, quan sứ và mụ đầm giữa trường thi đều nói lên sự thiếu tôn nghiêm vả có phần lố bịch của khoa thi Đinh Dậu.

d. Hai câu kết: Nỗi đau xót tủi nhục của tác giả

- Hai câu kết có sự chuyển hướng đột ngột về giọng điệu, cảm xúc. Sáu câu trên có giọng mỉa mai, châm biếm. Đến hai câu kết, giọng điệu chủ yếu là trữ tình:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

- Hai câu thơ là lời lay gọi, đánh thức lương tri, lương tâm. Câu hỏi phiếm chỉ Nhân tài đất Bắc nào ai đó vừa để chỉ những sĩ tử trong khoa thi Đinh Dậu - nơi tụ hội của tài trí đất Bắc - vừa mang ý nghĩa khái quát: tất cả những ai tự cho mình là “nhân tài đất Bắc”. Tú Xương nhắc tất cả nhân tài đất Bắc đó, hãy ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà. Trông cảnh nước nhà để nhận ra hiện trạng đất nước và nỗi nhục mất nước. Từ nước nhà đặt ở cuối bài thơ mang dư âm tha thiết, có tác dụng thức tỉnh tinh thần dân tộc.

3. Kết bài

Bằng nghệ thuật trào phúng thâm thúy, ngôn ngữ miêu tả sắc cạnh, phép đôi tài tình, giọng điệu mỉa mai rồi trữ tình chua xót, bài thơ Vịnh khoa thi Hương đã tái hiện một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu ở nước ta, đồng thời tác giả nói lên tâm sự của mình một cách chua chát trước cảnh tình đất nước.

c. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục”

1. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ

2. Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Chết trong: chết vì lý tưởng cao đẹp, chết vì lý tưởng vĩ đại.

+ Sống đục: Sống một cách nhục nhã, hèn hạ.

=> Đây là câu tục ngữ thể hiện lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người.

- Chứng minh:

+ Lối sống cao đẹp này trong quá khứ và hiện tại.

+ Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giáo dục nhân cách tốt đẹp.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Hiểu và tiếp thu giá trị cao đẹp của lối sống này.

+ Giữ vững quan điểm lập trường đúng đắn nhưng không bảo thủ, chịu khó lắng nghe.

+ Tích cực hơn trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái.

+ Sống tích cực để làm gương cho con cái noi theo.

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”

1. Mở bài

Giới thiệu Trần Bình Trọng và câu nói bất hủ: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”

2. Thân bài

a. Giải thích câu nói

- Câu nói “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” có nghĩa là gì?

- Tại sao “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

- Chứng minh:

+ Các bằng chứng từ cuộc sống và lịch sử

+ Các bằng chứng từ thơ văn, nghệ thuật.

b. Bình luận câu nói

- Khẳng định ý nghĩa và giá trị của câu nói.

- Phê phán tư tưởng, đạo lí sống ngược lại

3. Kết bài

Khái quát lại các ý đã nêu và rút ra bài học cho thế hệ trẻ.

d. Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

Đề 1. Phân tích đoạn trích “Đổi tên cho xã” (từ vở kịch “Bệnh sĩ” của Lưu Quang Vũ)

1. Mở bài: giới thiệu chung về đoạn trích Đổi tên cho xã (xuất xứ, vị trí, thể loại và tác giả); nêu những ấn tượng và cảm nhận chung về đoạn trích.

2. Thân bài:

- Khái quát về nội dung của đoạn trích và nêu ra tình huống kịch

- Lí giải về những xung đột và việc giải quyết những xung đột ấy được thể hiện trong đoạn trích

- Phân tích đặc điểm tiêu biểu của một vài nhân vật, thông qua đó, thấy được ý nghĩa trong đoạn trích

3. Kết bài: nhận xét về giá trị nội dung cùng với giá trị nghệ thuật của đoạn trích; rút ra được những bài học về nhận thức cũng nhưu hành động cho bản thân.

Đề 2. Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (trích từ vở kịch Vũ Như Tô)

1. Mở bài:

- Giới thiệu vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng.

- Giới thiệu nhân vật Vũ Như Tô - nhân vật của bi kịch.

2. Thân bài:

a. Giải thích nhân vật bi kịch:

- Bi kịch là một thể loại kịch thể hiện mối xung đột không điều hoà được giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tại,… để dẫn đến kết thúc thường là cái chết bi thảm gây cảm xúc đau thương mãnh liệt cho người đọc, người xem.

- Nhân vật bi kịch: Nhân vật mắc vào những mâu thuẫn, nghịch cảnh oan trái, éo le dẫn tới những kết cục bi đát, đau thương.

b. Bi kịch của Vũ Như Tô:

* Biểu hiện:

- Vũ Như Tô có tài, có ước vọng cao cả, niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp. Vũ Như Tô nhận xây Cửu Trùng Đài không ngoài mục đích sáng tạo một công trình nghệ thuật để tô điểm cho đất nước.

- Nhưng thực tế phũ phàng, ngang trái của xã hội đã dẫn đến sự vỡ mộng thê thảm: Cửu Trùng đài bị đốt, Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị đưa ra pháp trường chịu chết.

- Tâm trạng vỡ mộng của Vũ Như Tô qua đoạn trích:

+ Trong thời khắc biến loạn dữ dội, Vũ Như Tô vẫn không tỉnh, vẫn say sưa với giấc mơ Cửu Trùng Đài (phân tích).

+ Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt phá, Vũ Như Tô mới đau đớn kinh hoàng nhận ra sự vỡ mộng lớn.

* Nguyên nhân bi kịch:

- Mâu thuẫn giữa khát vọng cao cả của người nghệ sĩ với cách thực hiện khát vọng ấy: Mục đích của Vũ Như Tô là chân chính những con đường thực hiện lại sai lầm khi ông lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật.

- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thực, trực tiếp của quần chúng nhân dân:

+ Niềm khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng đã đẩy Vũ Như Tô đến vị thế đối nghịch với nhân dân.

+ Hoàn cảnh xã hội chưa cho phép người nghệ sĩ thực hiện khát khao sáng tạo cái đẹp của mình. Trong hoàn cảnh không thích hợp, cái đẹp thành ra phù phiếm, cao siêu.

* Ý nghĩa của bi kịch Vũ Như Tô:

- Thương cảm người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình.

- Cái đẹp không thể tách rời cái thiện, người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại nhưng không thể đặt nghệ thuật xa rời với cuộc sống của nhân dân.

- Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng, nâng niu những sản phẩm đích thực.

3. Kết bài:

Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy tư sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hiện thực đời sống của nhân dân.

e. Viết bài giới thiệu một cuốn sách

Đề 1. Hãy viết bài giới thiệu về một cuốn sách mà em yêu thích

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về cuốn sách mà em thích

2. Thân bài:

* Nguồn gốc của cuốn sách:
- Sách của tác giả nào?
- Sách được xuất bản vào ngày tháng năm nào, do đơn vị nào xuất bản?

* Đặc điểm hình thức bên ngoài cuốn sách
- Kích thước, hình dáng, độ dày của cuốn sách
- Màu sắc và đặc điểm trang bìa của cuốn sách

* Đặc điểm nội dung của cuốn sách
- Nội dung cuốn sách nói về cái gì?
- Những nhân vật hay câu chuyện nào có trong cuốn sách?

* Giá trị của cuốn sách:
- Cuốn sách có ý nghĩa như thế nào?
- Cuốn sách dạy cho em điều gì?

* Em sử dụng cuốn sách như thế nào?
- Em thường đọc sách vào những ngày nghỉ và sau khi làm xong bài tập
- Sau khi đọc sách lại cất gọn gàng trên giá sách
- Thường xuyên lau dọn và lau bụi cho sách

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về cuốn sách

Đề 2. Viết bài văn giới thiệu về cuốn sách mà em yêu thích (Ví dụ: cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế)

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cuốn sách mà em thích

Có bao giờ bạn lạc lõng trong những ước mơ, hoài bão của chính bản thân mình chưa? Bạn có đích đến nhưng lại băn khoăn không biết đâu là con đường phải đi tốt nhất cho hành trình đó. Tôi muốn giới thiệu cho bạn một cuốn sách kể tường tận chi tiết về cách biến những điều tưởng như không thể thành có thể, vạch ra lộ trình cho người đọc cách bước đi từ một kẻ nghiệp dư đến một vận động viên chuyên nghiệp trên đường đua của sự thành công bằng những phương pháp sáng tạo. Khi bạn cầm trên tay “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo, đồng nghĩa bạn đang bắt đầu phác họa chiếc chìa khóa thành công của chính mình.

2. Thân bài:

* Nguồn gốc của cuốn sách:
Tôi tài giỏi bạn cũng thế là cuốn sách thuộc thể loại Tâm lý-Kỹ năng sống. Sách được tác giả lừng danh Adam Khoo giới thiệu đến bạn đọc và nhận được sự đón nhận. Được đánh giá là cuốn sách không thể thiếu trong tủ sách của mỗi người. Đem đến những bài học bổ ích và giá trị thực tiễn khi áp dụng vào cuộc sống.

* Đặc điểm hình thức, nội dung của cuốn sách
Quyển sách bao gồm 18 chương, bắt đầu câu chuyện từ một đứa trẻ đần độn trở thành thiên tài nắm trong tay vinh quang và chiến thắng. Tác giả không chỉ đơn thuần giải thích người khác đã thành công như thế nào, mà còn nói ra làm sao để họ có thể đạt những thành tích tuyệt vời đó bằng cách hướng dẫn chi tiết cụ thể thông qua những phương pháp học tập, đặc biệt là đối tượng học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chương 1: Từ đần độn trở thành thiên tài
Chương 2: Quá trình học tập hiệu quả
Chương 3: Bạn đã sẵn sàng để thành công chưa?
Chương 4: Tôi tin tôi có thể bay cao… và tôi làm được
Về nội dung, cuốn sách kể về những trải nghiệm, những câu chuyện có thật của chính bản thân từ khi Adam Khoo còn nhỏ, lúc bắt đầu những buổi học mà anh cảm thấy chán nản và không có tý động lực nào để lắng nghe và tiếp thu. Bước ngoặt của tác giả là khi anh được gia đình cho tham gia một khóa học đặc biệt với cái tên: Thiếu niên siêu đẳng. Ở đó, anh đã được học trong một môi trường hoàn toàn khác biệt so với cách dạy truyền thống trước đó. Cuốn sách giới thiệu cách tư duy mới, giúp thanh thiếu niên thoát khỏi giới hạn của một học sinh dưới quê, để nâng mình lên một tầng cao mới, với tư tưởng tích cực, mở rộng, hiện đại và toàn diện hơn. Tác giả cung cấp công cụ giúp người đọc khám phá ra tiềm tàng và phát huy trong điều kiện tốt nhất.

* Giá trị của cuốn sách:
Điểm nhấn cho cuốn sách, là loạt phương pháp học thông minh (như áp dụng các công cụ học bằng cả não bộ như Sơ Đồ Tư Duy, phát triển trí nhớ siêu việt để ghi nhớ các sự kiện, con số một cách dễ dàng, thành thạo việc quản lý thời gian và xác định mục tiêu). Adam Khoo đã cho thấy, tài giỏi mang lại sự tự tin như thế nào và còn hướng dẫn bạn cách thức trở thành người tài giỏi. Qua đó, độc giả sẽ lập được kế hoạch cho cuộc đời của chính mình. Tôi Tài Giỏi – Bạn Cũng Thế sẽ giúp tìm ra giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề, và giúp nhận ra cách thức để thành công. Tuy nhiên để làm một người tài giỏi thì người đọc cần đặt quyển sách xuống và thực thi ngay các kế hoạch. Đương nhiên, không phải chỉ chăm chỉ ngày một, ngày hai mà mỗi người phải thực hiện lâu dài, thậm chí cả đời thì mới đạt được những gì mình muốn. Cần thời gian để xác định mục tiêu, chọn lựa được công việc phù hợp, có được chiến lược học tập hiệu quả ngay từ bây giờ.
Một điểm cộng cho cuốn sách đó là thiết kế cùng hình ảnh minh họa được đầu tư rất công phu, sinh động và màu sắc. Các phương pháp học được trình bày cụ thể, khoa học và đa dạng như bản đồ tư duy, học nhanh, nhớ số nhanh…  Những phương thức mới mẻ ấy cực kỳ phù hợp với lứa tuổi học sinh đang dần hình thành nhận thức và tư duy, dễ dàng đón nhận những luồng tư tưởng mới.

* Em sử dụng cuốn sách như thế nào?
Chính vì vậy, tôi rất khuyến khích các quý vị phụ huynh dành tặng cuốn sách này cho con cái mình để tăng cường khả năng tận dụng não bộ và phát huy tối đa tiềm năng của con trẻ.

Nhưng cái hút độc giả nằm ở chỗ nó truyền cảm hứng, động lực, niềm tin vào khả năng thực sự của mình để cố gắng học tập, rèn luyện hơn cho học sinh hơn là dạy những phương pháp học mới. Đôi lúc một hành động nhỏ, một mồi lửa nhỏ có thể lóe sáng lên cả một bộ óc tư duy thiên tài, một động lực thay đổi bản thân. Sức mạnh của sự khơi dậy bản chất hiếu thắng, muốn khẳng định mình, muốn thành công là điều tất yếu hướng con người vượt qua đinh kiến xã hội và giành lấy vị trí xứng đáng với mình trong xã hội này.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cuốn sách

Cuốn sách Tôi tài giỏi bạn cũng thế của tác giả Adam Khoo. Đây chính là một cuốn cẩm nang các phương pháp hỗ trợ bạn trẻ tìm ra cách học thông minh và tư duy đúng đắn nhất. Nếu bạn muốn thành công, đừng quên đọc cuốn sách này và chia sẻ những điều khiến bạn cảm thấy tâm đắc nhất.    


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí