Đề thi học kì 1 Văn 8 - Cánh diều

Đề thi học kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 2


Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc bài thơ sau:

Đã thấy xuân về với gió đông,

Với trên màu má gái chưa chồng.

Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm

Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.

 

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,

Mưa tạnh trời quang, nắng mới hoe.

Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?

Gió về từng trận, gió bay đi...

 

Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,

Lúa thì con gái mượt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,

Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

 

Trên đường cát mịn, một đôi cô,

Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,

Lần lần tràng hạt niệm nam vô.

( Xuân về - Nguyễn Bính, Trích từ Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 1997, tr.351)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

A. Tự do.

B. Thất ngôn.

C. Thơ mới.

D. Bảy chữ.

Câu 2. Văn bản trên được viết bằng những phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận, biểu cảm                         

B. Tự sự, biểu cảm.

C. Tự sự, miêu tả                                                           

D. Miêu tả, biểu cảm                             

Câu 3. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng tất cả bao nhiêu từ láy?

A. 2 từ                                                  

B. 3 từ                                                  

C. 4 Từ

D.5 từ

Câu 4. Chọn câu  đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Lúa thì con gái mượt như nhung”.

A. Gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa.

B. Gợi hình ảnh sinh động về cây lúa.

C. Gợi cảm xúc về tình yêu đối với cây lúa.

D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa .

Câu 5. Trong khổ thơ thứ nhất, tác giả Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về trên những tín hiệu nào?

A. Mưa tạnh, trời quang, nắng mới

B. Gió đông về, màu má gái chưa chồng

C. Lá nõn, nhành non, lúa thì con gái

D. Trong làn nắng ửng, khói mơ tan

Câu 6. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành,  đầy sức sống.

B. Bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả.

C. Bức tranh mùa xuân buồn bã, tĩnh vắng.

D. Bức tranh mùa xuân đơn sơ, mộc mạc.

Câu 7. Ý nghĩa của hình ảnh  đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong”.

 A. Vẻ đẹp đôi mắt của cô gái.

 B. Sự quyến rũ, thơ mộng của cô gái.

 C. Vẻ đẹp trong xanh của bầu trời.

 D. Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”.

Câu 9. Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ:

“Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.”

Câu 10. Anh/Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

II. VIẾT (4.0 điểm)

“…Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,

Lúa thì con gái mượt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,

Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

 

Trên đường cát mịn, một đôi cô,

Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,

Lần lần tràng hạt niệm nam vô.”

 

                   (Trích Xuân về - Nguyễn Bính)

   Trình bày cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên.

 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


 

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

D

C

C

A

B

A

D

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Xác định thể thơ của văn bản trên.

A. Tự do.

B. Thất ngôn.

C. Thơ mới.

D. Bảy chữ.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nhân phong cách ngôn ngữ

Lời giải chi tiết:

Thể thơ của văn bản trên: Bảy chữ

 → Đáp án: D

Câu 2 (0.5 điểm)

Văn bản trên được viết bằng những phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận, biểu cảm                         

B.Tự sự, biểu cảm.

C. Miêu tả, biểu cảm

D.Miêu tả, Tự sự

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt của văn bản là: Miêu tả, biểu cảm

→ Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm)

Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng tất cả bao nhiêu từ láy?

A. 2 từ                                                  

B. 3 từ                                                  

C. 4 Từ

D. 5 từ

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định từ láy được sử dụng trong văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng tất cả 4 từ láy

→ Đáp án: C

 Câu 4 (0.5 điểm)

Chọn câu  đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Lúa thì con gái mượt như nhung”.

A. Gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa.

B. Gợi hình ảnh sinh động về cây lúa.

C. Gợi cảm xúc về tình yêu đối với cây lúa.

D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa .

Phương pháp:

- Xác định biện pháp tu từ

- Chỉ ra tác dụng

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Lúa thì con gái mượt như nhung: Gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa.

→ Đáp án: C

Câu 5 (0.5 điểm)

Trong khổ thơ thứ nhất, tác giả Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về trên những tín hiệu nào?

A. Mưa tạnh, trời quang, nắng mới

B. Gió đông về, màu má gái chưa chồng

C. Lá nõn, nhành non, lúa thì con gái

D. Trong làn nắng ửng, khói mơ tan

Phương pháp:

Đọc kĩ khổ 1

Lời giải chi tiết:

Trong khổ thơ thứ nhất, tác giả Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về trên những tín hiệu: Gió đông về, màu má gái chưa chồng

 → Đáp án: B

Câu 6 (0.5 điểm)

Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành,  đầy sức sống.

B. Bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả.

C. Bức tranh mùa xuân buồn bã, tĩnh vắng.

D. Bức tranh mùa xuân đơn sơ, mộc mạc.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Xác định nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Ý khái quát nội dung chính của văn bản: Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành,  đầy sức sống.

  → Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm)

Ý nghĩa của hình ảnh  đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong”.

A. Vẻ đẹp đôi mắt của cô gái.

 B. Sự quyến rũ, thơ mộng của cô gái.

C. Vẻ đẹp trong xanh của bầu trời.

D. Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của hình ảnh  đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong”: Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái.

→ Đáp án: D

Câu 8 (0.5 điểm)

Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”:

-Thể hiện tâm trạng nô nức, háo hức…

-Niềm vui sướng của con trẻ khi xuân về

Câu 9 (1.0 điểm)

Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ:

“Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.”

 

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Gợi ý

Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ:

“Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.”

-Trang phục truyền thống

-Lễ hội mùa xuân

Câu 10 (1.0 điểm)

Anh/Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết:

Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản:

- Sống hòa hợp, gắn bó, yêu thiên nhiên

- Trân trọng những giá trị của làng quê, hồn quê

PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1 (4 điểm):

 

“…Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,

Lúa thì con gái mượt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,

Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

 

Trên đường cát mịn, một đôi cô,

Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,

Lần lần tràng hạt niệm nam vô.”

 

                   (Trích Xuân về - Nguyễn Bính)

   Trình bày cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết  một bài trình bày cảm nhận về 2 khổ thơ cuối bài thơ Xuân về - Nguyễn Bính.

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bính, tác phẩm Xuân về và đoạn thơ

Thân bài

2,5

Cảm nhận về đoạn thơ

- Vẻ đẹp đồng quê xuân về:

Giêng hai là thời gian nông nhàn, bà con dân cày, ai nấy đều tíu tít trong lễ hội mùa xuân; Cánh đồng làng bát ngát vườn tược, xóm thôn nở trắng màu hoa cam, hoa bưởi; Mùi thơm nồng nàn, quấn quít …

→ Cảnh đồng xuân, vườn xuân thật trữ tình nên thơ, tràn đầy sức sống dưới con mắt yêu yêu đời của nhà thơ.

- Cảnh đi trẩy hội mùa xuân:

“Một đôi cô” duyên dáng, tươi xinh trong bộ đồ dân tộc đi trẩy hội chùa; Các cụ già, bà già “tóc bạc” lưng còng, tay chống gậy trúc, vừa đi vừa lần tràng hạt, miệng lầm rầm tụng nam mô…

→ Cảnh trẩy hội xuân vừa tưng bừng náo nhiệt, vừa dân dã hồn hậu đáng yêu.

Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật. Có thể theo hướng:

- Nghệ thuật: Hình ảnh thơ tươi sáng, gần gũi; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, gợi cảm…

- Đoạn thơ là bức tranh đồng quê vào xuân bình dị, tươi sáng, tràn đầy sức sống, cảnh hội xuân tưng bừng, đậm đà truyền thống văn hóa dân tộc; Qua đó, ta thấy tấm lòng tha thiết với thiên nhiên, con người của tác giả, ông luôn yêu và muốn níu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc.

 

 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí