Bài 9 trang 25 SGK Đại số 10>
Đề bài
Xét mối quan hệ bao hàm giữa các tập hợp sau:
\(A\) là tập hợp các hình tứ giác
\(B\) là tập hợp các hình bình hành
\(C\) là tập hợp các hình thang
\(D\) là tập hợp các hình chữ nhật
\(E\) là tập hợp các hình vuông
\(G\) là tập hợp các hình thoi.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng mối quan hệ giữa các hình đã được ở lớp 8 để suy ra mối quan hệ bao hàm (nghĩa là tập nào là con của tập nào).
Lời giải chi tiết
+) Vì mọi hình vuông đều là hình chữ nhật đặc biệt ( có 2 cạnh kề bằng nhau) nên: \(E \subset D.\)
+) Vì mọi hình chữ nhật là hình bình hành đặc biệt (có 1 góc vuông) nên: \(D \subset B.\)
+) Vì mọi hình bình hành là hình thang đặc biệt (2 đáy bằng nhau) nên: \(B \subset C.\)
+) Vì hình thang là hình tứ giác đặc biệt (2 đáy song song) nên \(C \subset A.\)
Vậy: \(E \subset D \subset B \subset C \subset A.\)
Lại có:
+) Vì mọi hình vuông là hình thoi (có 1 góc vuông) nên: \(E \subset G.\)
+) Vì mọi hình thoi là hình bình hành (2 cạnh kề bằng nhau) nên: \(G \subset B.\)
Vậy \(E \subset G \subset B \subset C \subset A.\)
Loigiaihay.com


- Bài 10 trang 25 SGK Đại số 10
- Bài 11 trang 25 SGK Đại số 10
- Bài 12 trang 25 SGK Đại số 10
- Bài 13 trang 25 SGK Đại số 10
- Bài 14 trang 25 SGK Đại số 10
>> Xem thêm
- Lý thuyết các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác
- Lý thuyết tích vô hướng của hai vectơ
- Lý thuyết phương trình đường tròn
- Lý thuyết về các tập hợp số
- Lý thuyết giá trị lượng giác của một góc bất kỳ từ 0 độ đến 180 độ
- Lý thuyết bất phương trình bậc nhất hai ẩn
- Lý thuyết phương trình đường thẳng
- Lý thuyết về mệnh đề