Bài 2 trang 24 SGK Đại số 10>
Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B? Nếu A ⇒ B là mệnh đề đúng, thì mệnh đề đảo của nó có đúng không? Cho ví dụ minh họa.
Đề bài
Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề \(A ⇒ B\)? Nếu \(A ⇒ B\) là mệnh đề đúng, thì mệnh đề đảo của nó có đúng không? Cho ví dụ minh họa.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào lý thuyết sách giáo khoa để làm bài.
Lời giải chi tiết
Mệnh đề đảo của mệnh đề \(A ⇒ B\) là mệnh đề \(B ⇒A\).
Nếu mệnh đề \(A ⇒ B\) là mệnh đề đúng thì mệnh đề đảo của nó chưa chắc đúng.
Ví dụ 1: \(A ⇒ B:\) “Nếu một số nguyên chia hết cho \(3\) thì nó có tổng các chữ số chia hết cho \(3\)”. Mệnh đề này đúng.
Mệnh đề đảo: \(B ⇒A:\) “Nếu một số nguyên có tổng các chữ số chia hết cho \(3\) thì số đó chia hết cho \(3\)”. Mệnh đề này cũng đúng.
Ví dụ 2: \(A ⇒ B:\) “Nếu một tứ giác là hình thoi thì nó có hai đường chéo vuông góc với nhau”. Mệnh đề này đúng.
Mệnh đề đảo: \(B ⇒A:\) “Nếu một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì tứ giác ấy là một hình thoi”. Mệnh đề này sai.
Loigiaihay.com
- Bài 3 trang 24 SGK Đại số 10
- Bài 4 trang 24 SGK Đại số 10
- Bài 5 trang 24 SGK Đại số 10
- Bài 6 trang 24 SGK Đại số 10
- Bài 7 trang 24 SGK Đại số 10
>> Xem thêm