Bình luận về nỗi lo và sự rèn luyện, tu dưỡng - Ngữ Văn 12>
Không lo là không có địa vị mà chỉ lo là mình không có tài năng; không lo là không ai biết, ai hiểu mình mà chỉ lo tài đức mình không nổi trội, nên chẳng ai đoái hoài đến.
Không lo là không có địa vị mà chỉ lo là mình không có tài năng; không lo là không ai biết, ai hiểu mình mà chỉ lo tài đức mình không nổi trội, nên chẳng ai đoái hoài đến.
Điều quan trọng của mọi người là phải không ngừng rèn đức luyện tài, nâng cao bản lĩnh sống. A dua, đua đòi, khinh bạc, khoe khoang sao được!
Tri thức, học vấn. trình độ, nhân cách bản lĩnh... đều do học tập, rèn luyện, tu dưỡng mà có. Mọi sự khen, chê đều căn cứ vào tốt/ xấu; thiện/ ác...
Cho nên sự rèn luvện và tu dưỡng là bài học muôn thuở cho bất cứ ai.
Con đối với cha mẹ phải hiếu thảo, vợ chồng phải thủy chung, bạn hữu phải sắt soi tình nghĩa; đối với Tổ quốc và dân tộc phải trung, đối với mọi người phải nhân ái. Trung hiếu, nhân ái, thủy chung... tuy mỗi thời kì có màu sắc khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện tâm hồn Việt Nam, tính cách Việt Nam, đạo lí của dân tộc ta qua hàng ngàn năm giữ nước và dựng nước. Bất cứ con người Việt Nam nào dù trẻ hay già, dù địa vị nào, Việt kiều sinh sống ở nơi xa hay đồng bào trên mọi miền quê đất nước đều phải tu dưỡng, rèn luyện, phải sống đẹp theo chuẩn mực ấy.
Đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, ta rơi lệ trước thảm họa của dân tộc dưới ách thống trị của quân “cuồng Minh”', ta “lo” nỗi lo, ta “giận” trước nỗi giận của Lê Lợi và các nghĩa sĩ Lam Sơn thuở “bình Ngô".
Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Từ xưa đến nay, bất cứ người nào cũng cần phải rèn luyện, tu dưỡng. “Bác học cũng phải học”, phải đọc sách thâu canh, phải làm thí nghiệm suốt đêm này qua đêm khác; nhà lai tạo giống cùng nông dân một nắng hai sương qua
nhiều ngày tháng mới sáng tạo ra giống lúa mới giàu năng suất. Sĩ tử xưa nay đều phải “thập niên đăng hỏa”, phải “dùi mài kinh sử” mới nên ông Nghè, ông Cống, mới ghi tên vào bảng vàng, mới chiếm được một chỗ ngồi sang trọng trong các trường đại học.
Mọi thành công ở đời đều có giá; cái giá của mồ hôi, nước mắt và máu; cái giá của sự rèn luyện, tu dưỡng lâu dài, gian khổ.
Mài sắt mới nên kim. Ngọc càng mài càng sáng; vàng càng luyện càng trong. Đó là chân lí, là bài học về sự rèn luyện tu dưỡng.
Thế hệ trẻ phải sống có chí hướng, có lí tưởng, phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. học vấn, tài năng để bước vào đời phục vụ Tổ quốc, và ngẩng cao đầu trước thiên hạ.
Loigiaihay.com
- Đề bài: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"
- Anh (chị) nghĩ gì về tự học - Ngữ Văn 12
- Hãy bình luận ý kiến sau đây của Các Mác: "Tình bạn chân chính là viên ngọc quý" - Ngữ Văn 12
- Bình luận về lợi ích và hứng thú của công việc tự học - Ngữ Văn 12
- Anh (Chị) nghĩ gì về bạn và chọn bạn - Ngữ Văn 12
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"