Đề bài

Phân tích bài thơ "Không có gì Tự đến đâu Con" của Nguyễn Đăng Tấn

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Dựa vào đặc trưng thể loại để phân tích

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có những bài thơ không chỉ giàu cảm xúc mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc, giúp con người có những nhận thức về cuộc sống để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn . “Không có gì tự đến đâu con” của nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn là một tác phẩm như vậy. Với lời thơ giản dị nhưng giàu hình ảnh, bài thơ không chỉ là lời nhắc nhở về giá trị của lao động, nỗ lực và ý chí, mà còn thể hiện tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ dành cho con.

Nguyễn Đăng Tấn là một nhà báo, một nhà thơ với phong cách thơ bình dị nhưng giàu chất triết lí, thể hiện những suy ngẫm, trăn trở về tình yêu thương, về lẽ sống của con người. Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con”, được nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn viết tặng con là Nguyễn Đăng Tiến vào khoảng năm 1995, khi Tiến đang học lớp 3. Bài thơ được in trong tập thơ “Lời ru vầng trăng”, xuất bản năm 2000.

Ấn tượng đầu tiên của người đọc khi đến với bài thơ có lẽ chính là bài học giáo dục giàu giá trị mà người cha muốn con ghi nhớ, khắc sâu – bài học về sự nỗ lực, kiên trì trong cuộc sống. Qua những hình ảnh giản dị mà sâu sắc, tác giả khẳng định rằng thành công không phải là điều tự nhiên mà có, mà đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa/ Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.”. Hình ảnh “quả muốn ngọt”, “hoa sẽ thơm” là những ẩn dụ cho thành quả của sự rèn luyện và cố gắng. Bất cứ điều gì muốn đạt được cũng phải trải qua thử thách, không thể có được một cách dễ dàng. Trong hành trình phấn đấu, con người cần có sự sự kiên trì, bền bỉ như “con chim suốt ngày chọn hạt” . Cụ thể hóa sự cần mẫn, tỉ mỉ của loài chim,người cha khuyên con cũng phải có sự chăm chỉ, kiên trì như vậy mới đạt thành quả. Với nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ thể hiện cách nhìn đa chiều “Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ”. Thời gian luôn trôi chảy, không dừng lại vì ai, nó cho con người cơ hội để học hỏi, sửa sai, trưởng thành và cố gắng. Những ai biết tận dụng thời gian sẽ có thể đạt được thành công. Nhưng thời gian cũng vô cùng khắc nghiệt vì nó không chờ đợi ai, nếu con người không biết trân trọng và nỗ lực, năm tháng sẽ trôi qua vô nghĩa, để lại sự nuối tiếc. Cha muốn con hiểu được điều ấy để trân trọng thời gian và nỗ lực mỗi ngày, không để thời gian trôi qua trong vô nghĩa.
Bên cạnh đó, bài thơ còn cho ta thấy được tình yêu thương vô bờ của cha mẹ dành cho con cái. Dù có những lúc nghiêm khắc nhưng tất cả đều xuất phát từ sự yêu thương:”Có roi vọt khi con hư và có lỗi/ Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!” . Con còn nhỏ, vô tư, hồn nhiên, có lúc còn ham chơi “hư và dối”, chưa hiểu hết được những qui luật của cuộc sống. Vì thế, bổn phận người làm cha mẹ phải biết linh hoạt, cương nhu trong uốn nắn, dạy bảo con. Cha mẹ tin rằng con sẽ hiểu được tấm lòng và tình yêu thương của cha mẹ. Cha yêu thương con, là chỗ dựa vững chắc cho con nhưng không thể nuông chiều. Lời nhắc nhở con hiểu rằng sự dạy dỗ nghiêm khắc không phải là sự khắt khe vô lý, mà chính là hành trang để con trưởng thành.
Tình yêu thương ấy tiếp tục được thể hiện trong lời nhắn nhủ ân tình của cha dành cho con, cha mong con con hãy giữ vững tinh thần, ý chí và nghị lực, hãy luôn tin vào bản thân mình và không ngừng nỗ lực vươn lên. Con đường phía trước của con “dài rộng rất nhiều” nhưng điều quan trọng là con phải biết “giữ cây vươn thẳng”, tự giác và nghiêm khắc với bản thân. Các hình ảnh ẩn dụ “Đường con đi dài rộng”, “năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng”, ‘Trời xanh chẳng bao giờ lặng” đã khẳng định đường đời lắm gian nan, con phải có ý chí, bản lĩnh, không được cúi đầu trước khó khăn, cám dỗ của cuộc đời, không ai có thể sống thay con, chỉ có con mới quyết định được tương lai cuộc đời của mình. Từ láy “đinh ninh” và cấu trúc câu cầu khiến như một sự uỷ thác, một lời trao gửi thiêng liêng của cha dành cho con và cũng là của thế hệ đi trước dành cho thế hệ sau, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc, thấm thía.
Làm nên thành công của bài thơ không chỉ có nội dung chủ đề đặc sắc, gợi nhiều suy ngẫm sâu xa mà còn bởi hình thức nghệ thuật vô cùng độc đáo. Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn linh hoạt đã tỏ ra rất đắc địa trong việc diễn tả những lời thủ thỉ, tâm tình và dặn dò thiết tha, sâu lắng của người cha dành cho con. Hình ảnh bình dị, gần gũi (hoa, quả, con chim, nắng, sương, bàn tay,)… nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, mang tính khái quát cao rất phù hợp những suy tư, cách nhìn có chiều sâu về cuộc sống của người cha. Đặc biệt, ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm, giọng điệu tha thiết, sâu lắng nhưng trang nghiêm, tự hào đã góp phần rất tích cực để nói lên lời dặn dò nghiêm túc nhưng lại thấm thía ân tình của cha dành cho con, những bài học đạo lí không khô khan, trừu tượng mà dễ dàng thấm đẫm vào trong lòng con. Các phép tu từ ẩn dụ (“Quả muốn ngọt”, “hoa sẽ thơm”, “một nắng hai sương”,) , so sánh (Như con chim suốt ngày chọn hạt) nhân hóa (Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ, Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng) , điệp ngữ (Không có gì tự đến ) … cũng được sử dụng rất khéo léo, phát huy hiệu quả tối đa trong diễn đạt. Lối nói chân thành, giản dị nhưng sâu sắc giúp bài thơ dễ đi vào lòng người, đặc biệt phù hợp với đối tượng là những người trẻ đang trên đường trưởng thành.
Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” mang đến một bài học sâu sắc về giá trị của sự nỗ lực, kiên trì và tinh thần tự lập. Qua những hình ảnh quen thuộc và ngôn từ giản dị, tác giả đã gửi gắm thông điệp rằng thành công không tự nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình rèn luyện không ngừng. Đồng thời, bài thơ cũng là lời nhắn nhủ về tình yêu thương của cha mẹ, sự nghiêm khắc cần thiết trong quá trình giáo dục con cái. Qua bài thơ, mỗi chúng ta cũng nhận ra bài học quý giá cho mình: không nên trông chờ vào sự may mắn hay điều kiện thuận lợi từ bên ngoài, phải luôn nỗ lực hết mình, vượt qua thử thách để đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong phần Đọc, em đã được học các tác phẩm mẫu mực của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật. Em hãy vận dụng các thao tác, kĩ năng đọc hiểu đã được hình thành, rèn luyện để viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật.

Yêu cầu:

- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ.

- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…)

- Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Phân tích một tác phẩm văn học là làm rõ những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Việc phân tích một bài thơ trào phúng cũng cần được triển khai theo hướng đó. Ở bài học này, em sẽ được thực hành viết bài văn phân tích một bài thơ trào phúng, qua đó vừa củng cố kĩ năng đọc hiểu, tiếp nhận một bài thơ trào phúng, vừa tiếp tục phát triển kĩ năng phân tích một bài thơ mà em đã được rèn luyện ở bài 2.

Yêu cầu:

- Giới thiệu tác giả và bài thơ

- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phân tích một tác phẩm truyện là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại truyện như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện theo định hướng đó.

Yêu cầu:

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.

- Nêu được chủ đề của tác phẩm.

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Mỗi tác phẩm văn học là một thế giới nghệ thuật sống động, thu hút sự khám phá, giải mã của người đọc. Việc phân tích tác phẩm giúp ta hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ và những thông điệp mà tác giả gửi gắm. Trong bài 6. Chân dung cuộc sống, em đã được hướng dẫn cách viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. Phần Viết của bài học này sẽ tiếp tục hướng dẫn em cách viết kiểu bài trên để củng cố và nâng cao kiến thức, kĩ năng đã học.

Yêu cầu:

- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm

- Nêu được chủ đề của tác phẩm

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bài văn phân tích tác phẩm văn học nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Phần mở bài văn bản Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa nêu những nội dung gì?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Phần thân bài văn bản Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa có mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Phần kết bài văn bản Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa có mấy ý?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Người viết đã sử dụng các phương tiện liên kết nào để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của bài viết Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Chỉ ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong bài viết và mối quan hệ giữa các yếu tố này.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Để làm nổi bật các luận điểm, tác giả bài viết đã sử dụng những từ ngữ nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Từ bài văn trên, hãy ghi lại một số lưu ý khi viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Câu lạc bộ văn học trường em tổ chức cuộc thi viết với chủ đề: “Tác phẩm tôi yêu”. Em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích một bài thơ mà em yêu thích để tham gia cuộc thi này.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Ở bài Sắc thái của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập một), em đã học cách thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Trong phần bài học này, em sẽ sử dụng những kĩ năng đã có để thảo luận về vấn đề ý nghĩa của sự tự nhận thức bản thân, từ đó, từng bước hoàn thiện chính mình.

Mỗi người có thể tự nhận thức về ưu điểm, nhược điểm của bản thân hay không? Vì sao? Thành lập nhóm để thảo luận về vấn đề này và trình bày trong buổi sinh hoạt lớp.

Xem lời giải >>
Bài 16 : Định hướng phân tích một tác phẩm truyện
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Định hướng phân tích một tác phẩm thơ cũng như phân tích một tác phẩm truyện (Bài 6)

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đề bài: Phân tích bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương.

Xem lời giải >>
Bài 20 : Định hướng viết đoạn văn phân tích một tác phẩm kịch
Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phân tích đoạn trích “Đổi tên cho xã” (từ vở kịch “Bệnh sĩ” của Lưu Quang Vũ)

Xem lời giải >>
Bài 22 : Viết bài văn phân tích bài thơ “Chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Phân tích truyện ngắn "Buổi sáng" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Phân tích truyện Bà bán bỏng cổng trường tôi của tác giả Xuân Quỳnh

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cha tôi

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Viết bài văn phân tích đoạn trích trong bài thơ "Mẹ" của Bằng Việt

Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.

Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao…

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Cao Thị Tỵ

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Phân tích bài thơ "Mùa thu cho con" của Nguyễn Hạ Thu Sương.

"Nắng mùa thu như ươm vàng rót mật
Tiếng trống trường rộn rã bước chân vui
Niềm hân hoan trong ánh mắt rạng ngời
Con đến trường học bao điều mới lạ.

 

Con hãy đi bằng đôi chân kiêu hãnh
Và con tim mang ánh lửa tự hào
Con hãy cháy hết mình cho hoài bão
Với niềm tin của tuổi trẻ tươi hồng.

 

Con hãy nhớ giữa bộn bề cuộc sống
Nhận và cho, biết chia sẻ cho đời
Sống bao dung nhân ái với mọi người
Mở tấm lòng, tình yêu thương sẽ tới.

 

Con hãy nhớ trong muôn triệu lí do
Không có lí do cho sự chùn bước
Không nặng trong tâm những điều mất được
Bởi quanh con đều là những tình yêu."

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Phân tích truyện ngắn "Đôi bàn tay yêu thương"

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Viết bài văn phân tích bài thơ "tết quê bà" tác giá Đoàn Văn Cừ.

Bà tôi ở một túp nhà tre.

Có một hàng cau chạy trước hè,

Một mảnh vườn bên rào giậu nứa.

Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,

Cả đêm cuối chạp nướng than hồng.

Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,

Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.

Xem lời giải >>