Đề bài

Chọn một trong hai đề sau:

(1) Phân tích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân

(2) Phân tích truyện ngắn “Ông lão bên chiếc cầu” của Ơ-nít Hê-minh-uê

Phương pháp giải

Lựa chọn văn bản phân tích, viết bài phân tích theo dàn ý trong SGK

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Trong những năm tháng kháng chiến của đất nước, hòa vào tinh thần kháng chiến của cả dân tộc, lòng yêu nước của mỗi con người chính là sức mạnh tạo nên thắng lợi vẻ vang. Có nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước, yêu làng, gắn bó với làng cũng chính là thể hiện lòng yêu nước. Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã nói về một người nông dân có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc.

Nhân vật chính của truyện là ông Hai, ông là người dân của làng Chợ Dầu và ông yêu lắm cái làng của mình, lúc nào cũng khoe làng mình với tất cả niềm hãnh diện, tự hào. Lúc nào kể về làng ông cũng kể say xưa, cứ kể mà không cần biết người ta có chú ý nghe hay không. Ông kể về mọi thứ, từ những mái nhà ngói san sát sầm uất như thành phố, những con đường lát đá xanh trời mưa bẩn không đến gót chân, đường ấy mà phơi thóc thì thượng hạng, không một hạt thóc đất. Đối với ông cái gì của làng cũng to lớn và đẹp đẽ nhất, bên cạnh đó ông còn vinh dự và tự hào vì làng mình có bề dày lịch sử, về tinh thần kháng chiến của làng.

Những buổi tập có cả ông cụ râu tóc bạc phơ vác gậy đi tập, những hố, ụ, hào, lắm công trình không kể đâu cho hết. Khi phải xa làng đến nơi tản cư, ông đã mang theo nỗi nhớ thương, trông ngóng về làng, dù xa làng nhưng ông luôn dõi theo, nghe ngóng tin tức từ làng. Tới khi ông nghe phải tin dữ, rằng làng ông theo Tây, ông đã đau đớn và nhục nhã biết bao, ông dù không dám tin nhưng vẫn cảm thấy mặc cảm, tủi nhục và xấu hổ vô cùng khi người ta cứ chửi cả làng ông như thế. Ông không dám đối diện, cũng không có cách nào nghĩ khác đi, ông chỉ biết ru rú trong nhà, ám ảnh nỗi xấu hổ và nhục nhã, cho tới khi bà chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi, ông cảm thấy bế tắc, ông thoáng nghĩ trở về làng nhưng đã gạt phắt đi “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.

Có thể nói, nhà văn đã rất đồng cảm, thấu hiểu để có thể miêu tả chân thật và sinh động tâm trạng của ông Hai khi chứng kiến nỗi đau làng theo Tây, ông yêu làng nhưng ông vẫn rạch ròi với yêu nước, dù làng có còn hay mất thì tấm lòng của ông vẫn luôn hướng về cách mạng, ủng hộ cụ Hồ và kháng chiến. Khi ông nghe được tin cải chính làng Chợ Dầu của ông không theo giặc, chẳng có gì có thể diễn tả nỗi niềm sung sướng và hạnh phúc của ông, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt và cử chỉ. Ông cứ đem cái tin mà Tây nó đốt nhà ông cháy tàn cháy rụi ra mà khoe, ông chẳng tiếc gia tài của mình miễn đó minh chứng cho sự trung thành và danh dự của làng. Tình cảm của ông Hai đối với làng thật khiến cho người ta xúc động và khâm phục.

Kể chuyện ở ngôi thứ 3 đã giúp miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai thêm chân thực, sâu sắc, thể hiện sự đấu tranh nội tâm, nỗi đau đớn, dày vò của ông khi ngôi làng mà mình đã sinh ra, lớn lên lại mang danh bàn nước, cái tội ghê gớm nhất, đáng khinh bỉ nhất lúc bấy giờ. Ngôn ngữ trong truyện đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân. Lời nói trần thuật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, truyện được trần thuật chủ yếu theo lời nhân vật ông Hai (hình thức trần thuật ngôi thứ 3). Ngôn ngữ nhân vật của ông Hai vừa mang nét chung của người nông dân nhưng cũng mang điểm riêng biệt đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động. Truyện sử dụng giọng điệu trần thuật tự nhiên thân mật đôi khi dí dỏm của nhân vật.

Qua truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc, đó chính là một nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến bất diệt. Ông chính là đại diện cho những người nông dân yêu nước trong thời kì chống Pháp lúc bấy giờ.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát): Tiếng đàn mưa của Bích Khê.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Viết bài văn phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Viết bài văn phân tích vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết bài văn phân tích vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận điểm trong bài viết?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Bài viết đã phân tích những phương diện nội dung nào của chủ đề truyện Bồng chanh đỏ?  Từ đó, em rút ra kinh nghiệm gì khi phân tích nội dung chủ để của một tác phẩm văn học?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tác giả bài viết đã phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc về nghệ thuật truyện Bồng chanh đỏ như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Theo em, phần mở bài và kết bài có điểm gì ấn tượng? Trình bày thêm một số cách viết để mở bài và kết bài được lôi cuốn, hấp dẫn.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Câu lạc bộ Văn học trường em phát động cuộc thi viết “Tác phẩm văn học trong tôi”. Em hãy chọn một tác phẩm văn học mình yêu thích (thơ hoặc truyện) để viết bài nghị luận và gửi cho ban tổ chức cuộc thi.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm các câu văn thể hiện luận điểm của bài viết.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Bài viết đã phân tích những nét đặc sắc nào về nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được phân tích qua những phương diện nào? Cần chú ý điều gì khi phân tích chủ đề của một truyện thơ?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Các đoạn văn trong bài viết thường đuwọc viết theo kiểu đoạn văn gì?  Trình bày tác dụng của cách viết đó.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Xác dịnh các phương tiện và phép liên kết được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của chính.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Từ bài văn trên, em rút ra điều gì cần lưu ý khi phân tích đoạn trích của một truyện thơ

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Viết bài giới thiệu về “Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam” là một trong số những hoạt động mà Câu lạc bộ Văn học trường em tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tìm hiểu truyện thơ dân tộc. Để hưởng ứng hoạt động ấy, em hãy chọn một đoạn trích trong một truyện thơ mà mình yêu thích để viết bài phân tích và gửi cho câu lạc bộ.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nhận xét về cách văn bản phân tích các khía cạnh nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Theo em, phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm thơ khác gì so với tác phẩm truyện?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Từ văn bản trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật và hiệu quả thẩm mỹ của nó?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích một bài thơ mà em yêu thích, làm rõ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Phân tích vai trò và ý nghĩa những lời độc thoại của Ham-lét, từ “Sống hay không sống?” đến “đừng quên những tội lỗi của ta" trong đoạn trích vở kịch “Ham-lét" của Sếch-xpia ở phần Đọc hiểu

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Phân tích bài thơ “Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Phân tích bài thơ "Hành quân giữa rừng xuân"của Lê Anh Xuân

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Viết bài văn phân tích truyện ngắn "Bà ốm" của Vũ Tú Nam

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Phân tích truyện ngắn "Ông tôi" của Đào Quốc Thịnh

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Phân tích chủ đề của bài thơ “Lời con muốn nói” của Nguyễn Thị Thu Phương

LỜI CON MUỐN NÓI

Con cảm ơn cô bài học sáng nay

Đã mở ra cho con chân trời mới

Một chân trời có cây xanh nắng gội

Một thiên đường với giấc mộng bình yên

Con cảm ơn có bài học sáng nay

Đã cho con yêu quê hương xử sở

Con thuyền trắng rướn thân mình góp gió

Chở hạnh phúc về bao bến làng xa

Con cảm ơn cô bài học sáng nay

Cho con hiểu yêu thương là lẽ sống

Biết cảm thông trước mảnh đời bất hạnh

Mở vòng tay... và luôn nở nụ cười

Con cảm ơn có bài học sáng nay

Hiểu cuộc đời là ánh sáng

Biết vững tin vào con đường đã chọn

Dẫu có gặp ghềnh vấp ngã vẫn vươn lên

Con cảm ơn cô với bao bài học ấy

Đã chắp cho con đôi cánh rộng dài

Dù mai sau đường đời muôn vạn lối ...

Con vẫn ghi lòng bài học sáng nay!

Xem lời giải >>
Bài 29 : Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” của Nguyễn Duy.

 

Xem lời giải >>