Tìm hàm số chẵn trong các hàm số sau
-
A.
\(y = \sin x\).
-
B.
\(y = \cot x\).
-
C.
\(y = \cos x\).
-
D.
\(y = \tan x\).
Phương pháp giải
Ta thực hiện theo các bước sau:Tìm tập xác định \(D\) của hàm số, khi đó:
Nếu \(D\) là tập đối xứng (tức là \(\forall x \in D \Rightarrow - x \in D\)), ta thực hiện tiếp bước 2.
Nếu \(D\) không phải là tập đối xứng (tức là \(\exists x \in D\) mà \( - x \notin D\)), ta kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.
Xác định \(f\left( { - x} \right)\) , khi đó:
Nếu \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\) kết luận hàm số là hàm chẵn.
Nếu \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\) kết luận hàm số là hàm lẻ.
Ngoài ra kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.
Chú ý: Với các hàm số lượng giác cơ bản, ta có:
Hàm số \(y = \sin x\) là hàm số lẻ.
Hàm số \(y = \cos x\) là hàm số chẵn
Hàm số \(y = \tan x\) là hàm số lẻ.
Hàm số \(y = \cot x\) là hàm số lẻ.
Hàm số \(y = \cos x\) là hàm số chẵn
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Tập xác định của hàm số \(y = \tan \,\left( {2x - \frac{\pi }{3}} \right)\) là
Hàm số \(y = \cot {\rm{2x}}\) có tập xác định là
Hàm số nào đồng biến trên khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{3};\frac{\pi }{6}} \right)\):
Khẳng định nào sau đây là sai về tính tuần hoàn và chu kì của các hàm số?
Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {\frac{{1 - \cos 3x}}{{1 + \sin 4x}}} \)
Tìm tất cả giá trị \(m\) để hàm số\(y = \sqrt {{m^2} - \sin x} \) hàm số có tập xác định là \(\mathbb{R}.\)
Xét sự biến thiên của hàm số \(y = \sin x - \cos x.\) Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng?
Hình nào sau đây là đồ thị hàm số \(y = \cos x + 2\)?
Tìm chu kì của hàm số \(f\left( x \right) = \sin \frac{x}{2} + 2\cos \frac{{3x}}{2}\).
Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \sin x\) trên đoạn \(\left[ { - \frac{\pi }{2}; - \frac{\pi }{3}} \right]\) lần lượt là:
Cho \(f\left( x \right) = \frac{{\cos 2x}}{{1 + {{\sin }^2}3x}},\,\,g\left( x \right) = \frac{{\left| {\sin 2x} \right| - \cos 3x}}{{2 + {{\tan }^2}x}}\). Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau đây?
Hàm số \(y = \sin x + \frac{1}{2}\sin 2x + \frac{1}{3}\sin 3x\) tuần hoàn với chu kì?
Hàm số \(y = \sin x\cos x + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos 2x\) tuần hoàn với chu kì?
Trong các hàm số sau, hàm số nào có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ?
Xác định tất cả các giá trị của tham số \(m\) để hàm số \(y = f\left( x \right) = 3m\,{\rm{sin4x}} + \cos 2{\rm{x}}\) là hàm chẵn.
Hằng ngày, mực nước của một con kênh lên xuống theo thủy triều. Độ sâu h\((m)\) của con kênh tính theo thời gian \(t\) (giờ) trong một ngày được cho bởi công thức: \(h = \frac{1}{2}\cos \left( {\frac{{\pi t}}{8} + \frac{\pi }{4}} \right) + 3\). Thời điểm mực nước của kênh cao nhất là:
Tập xác định của hàm số \(y = \tan \left( {\frac{\pi }{2}\cos x} \right)\) là
Hàm số \(y = 2\cos x + \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right)\) đạt giá trị lớn nhất là \(\sqrt {a + b\sqrt 2 } ,\left( {a,b \in \mathbb{N}} \right)\). Tính \(a + b\)
Số giờ có ánh sáng của một thành phố\(A\) trong ngày thứ \(t\) của năm \(2017\)được cho bởi một hàm số \(y = 4\sin \left| {\frac{\pi }{{178}}\left( {t - 60} \right)} \right| + 10\), với \(t \in Z\) và \(0 < t \le 365\). Vào ngày nào trong năm thì thành phố \(A\) có nhiều giờ ánh sáng mặt trời nhất ?.