Bài 3. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo


1. Trình bày thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường nước ở châu Âu. 2. Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó? Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu. 3. Trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu....

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 106 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 3.1, hình 3.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

Phương pháp giải:

Quan hình 3.1, hình 3.2 và đọc thông tin trong mục 1 (Bảo vệ môi trường nước).

Lời giải chi tiết:

Thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Âu:

- Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm.

=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

- Bảo vệ môi trường nước:

+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…

=> Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất.

? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 107 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Quan sát hình 3.3 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó?

- Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 3.3 và đọc thông tin mục 2 (Bảo vệ môi trường không khí).

Lời giải chi tiết:

- Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005, cụ thể:

+ NH3 năm 2019 giảm 8% so với năm 2005.

+ NO2 năm 2019 giảm 42% so với năm 2005.

+ PM2.5 năm 2019 giảm 29% so với năm 2005.

+ SO2 năm 2019 giảm 76% so với năm 2005.

=> Giải thích: do châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:

+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.

+ Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.

+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí.

? mục 3

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 3 (Bảo vệ đa dạng sinh học).

Lời giải chi tiết:

Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu:

- Vai trò đa dạng sinh học đối với châu Âu:

+ Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp gỗ,…

+ Sinh vật biển thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành thủy sản.

- Hiện trạng: Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,… => suy giảm đa dạng sinh học.

- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản.

+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.

+ Xây dựng vành đai xanh quanh đô thị.

+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…

Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Em hãy liệt kê các biện pháp bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí và đa dạng sinh học ở châu Âu vào bảng theo mẫu sau:

 

Biện pháp bảo vệ

Môi trường nước

 

Môi trường không khí

 

Đa dạng sinh học

 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bảng.

Lời giải chi tiết:

 

Biện pháp bảo vệ

Môi trường nước

- Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

- Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…

Môi trường không khí

- Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.

- Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.

- Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.

- Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí.

Đa dạng sinh học

- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản.

- Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.

- Xây dựng vành đai xanh quanh đô thị.

- Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…

Vận dụng

Giải nhiệm vụ 1 (vận dụng) trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Sưu tầm hình ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường của một số quốc gia ở châu Âu.

Phương pháp giải:

Sưu tầm các hình ảnh trên internet, sách báo,…

Giải chi tiết:

Vườn quốc gia Sarek, Thụy Điển

Phát triển nông nghiệp sinh thái ở châu Âu (Xà lách trong trang trại Urban Farmers)

Giải nhiệm vụ 2 (vận dụng) trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về một hoạt động bảo vệ môi trường (nước, không khí hoặc đa dạng sinh học) ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.

Giải chi tiết:

Ví dụ: Hoạt động bảo vệ môi trường không khí ở TP. Hà Nội

Hiện nay, TP. Hà Nội xác định được 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nhóm nguyên nhân chủ quan do con người gây ra. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan như: Bụi mịn, chất ô nhiễm từ bên ngoài di chuyển vào thành phố; hiện tượng nghịch nhiệt…

Để bảo vệ môi trường không khí, thành phố đã triển khai các biện pháp:

- Lắp đặt hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí tương đối đồng bộ.

- Ban hành một số văn bản hướng dẫn và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng các đơn vị liên quan phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

- Đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn châu Âu đối với các phương tiện giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân,…


Bình chọn:
4.1 trên 12 phiếu
  • Bài 4. Liên minh châu Âu SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

    1. Khái quát về Liên minh châu Âu. 2. Nêu tên những hoạt động kinh tế quan trọng của Liên minh châu Âu. Chứng minh Liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. 3. Tính tỉ trọng GDP của các trung tâm kinh tế lớn so với toàn thế giới năm 2020 và rút ra nhận xét...

  • Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

    1. Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020. 2. Đặc điểm di cư ở châu Âu. Người nhập cư châu Âu có nguồn gốc từ đâu. 3. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu. 4. Vẽ sơ đồ hệ thống hóa các đặc điểm dân cư châu Âu. 5. 3 thành phố của châu Âu nằm ở ven biển. 6. Sưu tầm thông tin và một số hình ảnh về sự phát triển của các đô thị ở châu Âu.

  • Bài 1. Thiên nhiên châu Âu SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

    1. Trình bày đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu. Nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu. 2. Kể tên và xác định các đồng bằng, các dãy núi chính ở châu Âu. Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng và miền núi ở châu Âu.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.