Bài 3. Phong trào văn hoá Phục Hưng SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều>
Một trong những biến đổi về kinh tế của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI là
Câu 1
Câu 1. Một trong những biến đổi về kinh tế của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI là
A. Kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.
B. Sự xuất hiện của các thành thị.
C. Các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn ra đời.
D. Thương nhân Tây Âu ra sức bóc lột tài nguyên ở thuộc địa.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 3 – SGK Lịch Sử 12
Lời giải chi tiết:
Một trong những biến đổi về kinh tế của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI là các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn ra đời.
Chọn C
Câu 2
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là biến đổi ở Tây Âu trong các thế kỉ XIII - XVI?
A. Xuất hiện ngày càng nhiều công ty thương mại.
B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
C. Bổ sung lực lượng xã hội mới-giai cấp tư sản.
D. Quan hệ sản xuất phong kiến bắt đầu xuất hiện.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 3 – SGK Lịch Sử 12
Lời giải chi tiết:
- Từ cuối thế kỉ XIII, Tây Âu có nhiều biến đổi.
+Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền.
+Giai cấp tư sản đã ra đời mặc dù có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng.
+ Bổ sung lực lượng xã hội mới-giai cấp tư sản.
Chọn D
Câu 3
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là biến đổi về kinh tế của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI?
A. Xuất hiện nhân công làm thuê.
B. Các công ty thương mại xuất hiện.
C. Có nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn.
D. Những đồn điền rộng lớn ra đời.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 3 – SGK Lịch Sử 12
Lời giải chi tiết:
- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.
+Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền.
+Giai cấp tư sản đã ra đời mặc dù có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng.
+Họ phản đối các giáo lý lỗi thời, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển.
+Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Chọn A
Câu 4
Câu 4. Nội dung nào sau đây nhận xét đúng về phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Phê phán thành tựu khoa học tự nhiên.
B. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
C. Chỉ diễn ra trên lĩnh vực nghệ thuật.
D. Để cao Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 3 – SGK Lịch Sử 12
Lời giải chi tiết:
Nội dung của phong trào văn hoá Phục hưng là:
Lên án giáo hội Ki-tô
Tấn công trật tự xã hội phong kiến
Đề cao tự do cá nhân
Đề cao giá trị nhân bản
Quy mô rộng khắp Tây Âu, diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: y học, văn học, toán học, hoạ sĩ, soạn kịch,…
Chọn B
Câu 5
Câu 5. Những nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Phong trào Văn hoá Phục hưng để các giá trị và vẻ đẹp của con người.
B. Phong trào Văn hoá Phục hưng không đả phá trật tự phong kiến.
C. Phong trào Văn hoá Phục hưng đề cao vai trò của khoa học tự nhiên.
D. Phong trào Văn hoá Phục hưng thúc đẩy quần chúng đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
E. Phong trào Văn hoá Phục hưng đã mở đường cho sự phát triển của văn hoá châu Âu.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 3 – SGK Lịch Sử 12
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa:
1, Lên án gay gắt giáo hội Thiên Chúa giáo và tấn công mạnh mẽ trật tự xã hội phong kiến
2, Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân
3, Đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hoá nhân loại
Tác động
1, Là cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời
2, Mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển
Chọn A, C, E
Câu 6
Câu 6.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 3 – SGK Lịch Sử 12
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức đã được học, ta có thể nối các ý ở cột A sao cho đúng với các lĩnh vực ở cột B như sau:
1 - A, C, D,G, I, L
2 - B, E, H
3 - K
Câu 7
Câu 7.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 3 – SGK Lịch Sử 12
Lời giải chi tiết:
- Bức hoạ Nàng Mô-na Li-sa thuộc lĩnh vực nghệ thuật trong phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Đây là bức hoạ nổi tiếng của Lê-ô-na đờ Vanh-xi, một danh hoạ nổi tiếng người Ý.
- Bức hoạ đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ, đề cao quyền tự do con người, nghệ thuật vẽ tranh sơn dầu đạt trình độ cao…
- Bài 4. Phong trào cải cách tôn giáo SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lý từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Phong trào văn hoá Phục Hưng SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 21. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 20. Việt Nam thời Lê Sơ (1428 – 1527) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược (1400 – 1407) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 3. Phong trào văn hoá Phục Hưng SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 21. Vùng đất phía nam từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 20. Việt Nam thời Lê Sơ (1428 – 1527) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
- Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược (1400 – 1407) SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều