Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 - SBT Lịch sử và Địa lí Cánh diều Chương 4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu th..

Bài 10. Khái quát lịch sử Đông Nam Á SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều


Trong các thế kỉ X - XIV, ở vùng Đông Nam Á lục địa có những vương quốc nào sau đây được hình thành và xác lập?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Quan sát lược đồ 10, từ hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi 1,2,3

 

Câu 1. Trong các thế kỉ X - XIV, ở vùng Đông Nam Á lục địa có những vương quốc nào sau đây được hình thành và xác lập?

A. Đại Việt, Chăm-pa Lan Xang, Chân Lạp, Văn Lang.

B. Đại Việt, Pa-gan, Lan-na, Su-khô-thay, Lan Xang.

C. Pa-gan, Lan-na, Su-kho-thay, Ma-lac-ca. A-chê.

D. Pa-gan, Su-khô-thay, Ma-lắc-ca. Ma-gia-pa-hít.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Xem và phân tích lược đồ 10

Lời giải chi tiết:

Từ lược đồ 10 ta thấy, trong các thế kỉ X - XIV, ở vùng Đông Nam Á lục địa đã có những vương quốc được hình thành và xác lập đó là Đại Việt, Pa-gan, Lan-na, Su-khô-thay, Lan Xang.

Chọn B

Câu 2

Câu 2. Trong các thế kỉ XIII - XV, ở vùng Đông Nam Á hải đảo có những vương quốc nào sau đây được hình thành và xác lập?

A. A-giut-thay-A. Lan Xang, Ma-lắc-ca.

B. Su-khô-thay, Ma-lắc-ca, Chăm-pa

C. Ma-gia-pa-nít, Ma-lắc-ca, A-chê.

D. Đại Việt, Lan Xang, Su-khổ-thay.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Xem và phân tích lược đồ 10

Lời giải chi tiết:

Từ lược đồ 10 ta thấy, trong các thế kỉ XIII - XV, ở vùng Đông Nam Á hải đảo đã có những vương quốc được hình thành và xác lập đó là Ma-gia-pa-nít, Ma-lắc-ca, A-chê.

Chọn C

Câu 3

Câu 3. Ở Đông Nam Á, những vương quốc nào sau đây ra đời từ trước thế kỉ X?

A. A-giut-thay-a, Lan Xang, Sri Vi-giay-a, Ma-lắc-ca.

B. Su-khô-thay, Đại Việt, A-chê, Ma-lắc-ca, Chăm-pa

C. Đại Việt, Chăm-pa Su-khô-thay, Văn Lang, A-chê.

D. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa Ăng-co, Sri Vi-giay-a.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Xem và phân tích lược đồ 10

Lời giải chi tiết:

Từ lược đồ 10 ta thấy, ở Đông Nam Á, những vương quốc đã ra đời từ trước thế kỉ X là: Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa Ăng-co, Sri Vi-giay-a.

Chọn D

Câu 4

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện về tình hình chính trị của các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XV?

A. Là trung tâm kinh tế - văn hoá lớn nhất thế giới.

B. Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố và phát triển.

C. Quản lý nhà nước và xã hội thông qua luật pháp.

D. Nhiều quốc gia đã tiến hành cải cách hành chính.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Nội dung không phải là biểu hiện về tình hình chính trị của các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XV là Đông Nam Á trung tâm kinh tế - văn hoá lớn nhất thế giới.

Chọn A

Câu 5

Câu 5.  Những nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình kinh tế của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

A. Sản xuất nông nghiệp được chú trọng, diện tích canh tác ngày càng mở rộng.

B. Cư dân Đông Nam Á sống chủ yếu dựa vào trồng cây công nghiệp.

C. Đông Nam Á là thị trường duy nhất xuất khẩu đồ gốm sang châu Âu.

D. Nhiều nghề thủ công nghiệp phát triển như đồ gốm, dệt, đúc đồng.

E. Sản phẩm nổi tiếng là dầu ô-liu, rượu nho và ca cao.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Tình hình kinh tế của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là:

+Sản xuất nông nghiệp được chú trọng, diện tích canh tác ngày càng mở rộng.

+Nhiều sản phẩm được xuất khẩu, nổi tiếng là dầu ô-liu, rượu nho và ca cao.

Chọn A, D

Câu 6

Câu 6.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

a, Từ kiến thức và hiểu biết của bản thân, ta biết được hai công trình kiến trúc này chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

b, Giới thiệu về Khu thành cổ Pa-gan (Mi-an-ma)

- Khu thành cổ Pa-gan (Mi-an-ma ngày nay) là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc.

- Công trình được xây dựng từ khoảng thế kỉ XI đến thế kỉ XIII.

- Các công trình trong quần thể này được xây dựng bởi nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, từ quý tộc, quan lại đến thương nhân, nông dân khá giả,...

- Năm 2019, Khu thành cổ Pa-gan đã được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới,...

Câu 7

Câu 7.

 

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 7 – SGK Lịch Sử 7

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức được học trong bài, ta ghép các ô ở cột A phù hợp với các ô ở cột B lần lượt như sau:

1 - B, D

                                          2 - C

3 - G, H

                                          4 - A, E


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí