Bài 24: Xây dựng thế giới hòa bình - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều


Hình 1 là bức hình người dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để có được một thế giới hoà bình?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Hình 1 là bức hình người dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam.

Theo em, chúng ta cần phải làm gì để có được một thế giới hoà bình?

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng 

- Chỉ ra được những điều cần làm để có được một thế giới hoà bình

Lời giải chi tiết:

- Những điều cần làm để có một thế giới hòa bình

+ Tôn trọng chủ quyền, ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa… của mỗi quốc gia, dân tộc.

+ Hạn chế xung đột, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.

+ Khi xảy ra mâu thuẫn, có những bất đồng thì các bên chủ động gặp gỡ để dễ dàng trao đổi và thấu hiểu nhau hơn.

Khám phá 1

Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, 4, em hãy trình bày mong ước và cố gắng của nhân loại trong việc xây dựng một thế giới hoà bình

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Mong ước hòa bình của nhân loại (SGK trang 113) 

- Chỉ ra được mong ước và cố gắng của nhân loại trong việc xây dựng một thế giới hoà bình

Lời giải chi tiết:

- Toàn nhân loại đều mong ước thế giới mãi hòa bình. Để thực hiện được mong ước đó, rất nhiều hoạt động được tổ chức, trong đó có cả các hoạt động của Liên hợp quốc, trong thế vận hội Olympic, Uỷ ban chữ thập đỏ quốc tế…

- Với quyền hạn của mình, Liên hợp quốc đã đưa ra một số quyết sách đối với những vấn để toàn cầu như hoà bình và an ninh, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, các quyền con người, giải trừ vũ khí, khủng hoảng nhân đạo và y tế.....

- Thế vận hội Olympic: biểu tượng của hoà bình và hữu nghị

- Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế là tổ chức của Phong trào Chữ thập đỏ quốc tế, được thành lập năm 1863. Đây là tổ chức hoạt động trên toàn thế giới nhằm hỗ trợ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi xung đột, bạo lực vũ trang và thúc đẩy pháp luật bảo vệ nạn nhân của chiến tranh.

Khám phá 2

Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy đề xuất một số biện pháp để xây dựng thế giới hoà bình.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Một số biện pháp xây dựng thế giới hòa bình (SGK trang 115) 

- Chỉ ra được một số biện pháp để xây dựng thế giới hoà bình.

Lời giải chi tiết:

- Một số biện pháp xây dựng thế giới hoà bình:

+ Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình.

+ Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái, không kì thị, phân biệt chủng tộc.

+ Tích cực tham gia các hoạt động kêu gọi đầu tranh bảo vệ hoà bình.

+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ hoà bình.

Luyện tập 1

Nhân loại đã và đang làm gì để xây dựng một thế giới hoà bình?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Một số biện pháp xây dựng thế giới hòa bình (SGK trang 115) 

- Chỉ ra được việc nhân loại đã và đang làm gì để xây dựng một thế giới hoà bình

Lời giải chi tiết:

- Nhân loại đã và đang làm rất nhiều việc để xây dựng một thế giới hoà bình

+ Liên hợp quốc: đã đưa ra một số quyết sách đối với những vấn để toàn cầu như hoà bình và an ninh, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, các quyền con người, giải trừ vũ khí, khủng hoảng nhân đạo và y tế.....

+ Thế vận hội Olympic: biểu tượng của hoà bình và hữu nghị

+ Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế: hỗ trợ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi xung đột, bạo lực vũ trang và thúc đẩy pháp luật bảo vệ nạn nhân của chiến tranh.

+ Ngoài ra còn những hành động nhỏ bé khác nhưng vô cùng có ý nghĩa: viết thư, vẽ tranh, tuyên truyền về bảo vệ hoà bình,…

Luyện tập 2

Nêu một hoạt động em đã hoặc sẽ tham gia để xây dựng thế giới hoà bình

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng 

- Chỉ ra được một hoạt động em đã hoặc sẽ tham gia để xây dựng thế giới hoà bình

Lời giải chi tiết:

Hiện tại em đang tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về hòa bình, các hoạt động viết bài, vẽ trang, làm video về chủ đề hòa bình

Vận dụng

Sưu tầm và chia sẻ một câu chuyện hoặc hình ảnh về hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình cho mọi người

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng 

- Chỉ ra được một câu chuyện hoặc hình ảnh về hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện về bé gái Nhật Bản Sadako Sasaki và ngàn con hạc giấy

Sadako Sasaki (7 tháng 1 năm 1943 - 25 tháng 10 năm 1955) là một bé gái Nhật Bản đã qua đời vì bệnh bạch cầu do hậu quả của vụ đánh bom nguyên tử Hiroshima. Câu chuyện về ngàn con hạc giấy của Sadako đã trở thành biểu tượng cho hòa bình và hy vọng cho trẻ em trên toàn thế giới.

Năm 1945, khi Sadako mới lên hai tuổi, thành phố Hiroshima bị ném bom nguyên tử. Sadako may mắn sống sót nhưng sức khỏe của em bị ảnh hưởng nặng nề. Mười năm sau, vào năm 1955, Sadako được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu.

Trong thời gian nằm viện, Sadako nghe được một câu chuyện về một con hạc giấy. Theo truyền thuyết, nếu ai gấp được 1000 con hạc giấy thì ước mơ của họ sẽ thành hiện thực. Sadako quyết định gấp 1000 con hạc giấy với hy vọng được khỏi bệnh và được sống một cuộc sống bình yên.

Mặc dù sức khỏe ngày càng yếu đi, Sadako vẫn miệt mài gấp hạc giấy. Em đã gấp được 644 con hạc giấy trước khi qua đời vào ngày 25 tháng 10 năm 1955. Những người bạn của Sadako đã tiếp tục gấp hạc giấy cho em cho đến khi đủ 1000 con.

Câu chuyện về Sadako và ngàn con hạc giấy đã được lan truyền rộng rãi trên toàn thế giới. Nó đã trở thành biểu tượng cho hòa bình và hy vọng cho trẻ em trên toàn thế giới. Mỗi năm, hàng triệu người trên khắp thế giới gấp hạc giấy để tưởng nhớ Sadako và cầu nguyện cho hòa bình.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí