Bài 2 trang 18 SGK Đại số 10>
Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số
Video hướng dẫn giải
Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số
LG a
\((-12; 3] ∩ [-1; 4]\);
Phương pháp giải:
Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của A và B.
Lời giải chi tiết:
\((-12; 3] ∩ [-1; 4] = [-1; 3]\)
Chú ý:
Khi biểu diễn trên trục số và lấy giao hai tập hợp thì các em chỉ được lấy phần không bị gạch.
Nếu làm theo cách của bài tập 1 (vẽ hai trục số) thì phải lấy phần mà cả hai dòng chung nhau đề không bị gạch, các điểm đầu mút thì chỉ được lấy nhưng điểm thuộc cả hai tập.
Ví dụ câu a có điểm -12 không lấy được vì không thuộc tập nào, điểm 4 không lấy được vì nó không thuộc tập (-12;3]. Còn hai điểm -1 và 3 đều được.
LG b
\((4, 7) ∩ (-7; -4)\);
Phương pháp giải:
Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của A và B.
Lời giải chi tiết:
\((4, 7) ∩ (-7; -4) = Ø\)
LG c
\((2; 3) ∩ [3; 5)\);
Phương pháp giải:
Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của A và B.
Lời giải chi tiết:
\((2; 3) ∩ [3; 5) = Ø\)
Chú ý:
Câu c không lấy điểm 3 vì nó không thuộc tập (2;3).
LG d
\((-∞; 2] ∩ [-2; +∞)\).
Phương pháp giải:
Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của A và B.
Lời giải chi tiết:
\((-∞; 2] ∩ [-2; +∞)= [-2; 2]\).
Loigiaihay.com