Bài 15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo >
Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một trường hợp khiếu nại, tố cáo của công dân mà em biết
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 111 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một trường hợp khiếu nại, tố cáo của công dân mà em biết
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để chia sẻ hiểu biết của bản thân về một trường hợp khiếu nại, tố cáo của công dân.
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp khiếu nại: Anh H chạy quá tốc độ cho phép bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện và xuất trình giấy tờ. Anh H xuất trình các giấy tờ theo quy định pháp luật. Cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản và xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Nhưng cho rằng mình không chạy quá tốc độ cho phép và quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông là không chính xác, nên H khiếu nại đối với quyết định xử phạt này. Việc khiếu nại được cơ quan có thẩm quyền thụ lí và cung cấp camera ghi hình về thời điểm anh H chạy vượt quá tốc độ pháp luật cho phép và quyết định xử phạt là đúng.
- Trường hợp tố cáo: Gia đình ông H ở gần xưởng sản xuất của một doanh nghiệp hoạt động suốt ngày đêm khiến cơ sở thường xuyên xả bụi, khói, phát tán mùi hôi thối, ô nhiễm rất nghiêm trọng ra khu dân cư làm cho nhiều người không chịu được và mắc bệnh. Ông H làm đơn gửi đến Uỷ ban nhân dân xã và cảnh sát môi trường để yêu cầu xử lí hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Khám phá 1.1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 113 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
THÔNG TIN
Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
“1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lí do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lí theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lí tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho trợ giúp viên pháp lí khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lí thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; e) Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả
có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
g) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
i) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xám phạm, được k bối i thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính;
1) Rút khiếu nại."
Trường hợp
Trong quá trình tham gia giao thông, anh A phạm lỗi và bị lực lượng cảnh sát giao thông lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau đó, anh A phát hiện lỗi xử phạt chưa đúng với lỗi mình vi phạm nhưng anh A phân vân không biết mình có quyền khiếu nại quyết định hành chính này hay không. Anh A kể chuyện này cho bạn mình là anh H. Anh H cho rằng anh A hoàn toàn có quyền khiếu nại vì đây là quyền cơ bản của công dân. Anh A có thể tự mình khiếu nại hoặc nhờ người khác khiếu nại.
- Anh A có được khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hay không?
- Anh A nên thực hiện quyền đó như thế nào?
- Em còn biết các quy định nào khác của pháp luật về quyền khiếu nại?
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp và phân tích trường hợp để trả lời câu hỏi anh A có được khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hay không. Giải thích.
- Chỉ ra cách để anh A thực hiện quyền đó.
- Nêu được các quy định khác của pháp luật về quyền khiếu nại.
Lời giải chi tiết:
- Anh A được quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vì anh phát hiện lỗi xử phạt của lực lượng cảnh sát giao thông chưa đúng với lỗi mình vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kĩ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình"
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011, anh A là người khiếu nại có thể thực hiện khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
- Các quy định khác của pháp luật về quyền khiếu nại:
Điều 6 Luật khiếu nại năm 2011 về các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.
3. Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.
4. Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.
5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;
6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;
9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Khám phá 1.2
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 113 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
THÔNG TIN
Khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
“2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lí của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật."
Trường hợp
Ông A đã gửi đơn khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân huyện Y. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, ông A đã cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ đến cơ quan chức năng.
- Từ thông tin trên, em hãy cho biết ông A có nghĩa vụ gì khi khiếu nại?
- Em hãy nêu những quy định pháp luật nào khác về nghĩa vụ của công dân về khiếu nại.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin và nêu được nghĩa vụ của ông A khi khiếu nại.
- Nêu được những quy định pháp luật khác về nghĩa vụ của công dân về khiếu nại.
Lời giải chi tiết:
- Ông A có các nghĩa vụ khiếu nại:
+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
+ Có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lí của việc khiếu nại.
+ Có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lí thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại và chịu trách nhiệm về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu.
+ Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại.
- Các quy định khác của pháp luật về nghĩa vụ của người khiếu nại:
Trong tố tụng hình sự.
+ Người khiếu nại không được từ chối việc cung cấp thông tin hoặc tài liệu khi cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu. Trong trường hợp người khiếu nại từ chối cung cấp thông tin và những tài liệu cần thiết thì việc khiếu nại sẽ không được giải quyết và người khiếu nại không có quyền khiếu nại lên cấp trên.
+ Nếu người khiếu nại không trình bày trung thực sự việc, cung cấp những thông tin, tài liệu không chính xác, giả mạo thì người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước. pháp luật về việc làm nói trên dưới hình thức như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm dân sự hoặc nặng nhất là trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Khi có kết quả giải quyết khiếu nại cuối cùng thì người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành kết quả giải quyết đó.
Khám phá 1.3
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 114 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
THÔNG TIN
Điều 9 Luật Tổ cáo năm 2018 quy định:
“1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tổ cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."
Trường hợp
Trên địa bàn xã M có nhà máy H chuyên sản xuất vật liệu xây dựng. Quá trình sản xuất của nhà máy đã xả chất thải ra môi trường, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Anh C có ý định tố cáo hành vi xả thải lên cơ quan có thẩm quyền nên đã chia sẻ với một số hộ dân trên địa bàn. Một số đồng tình nhưng một số khác lại cho rằng đây không phải là việc của mình. Tuy nhiên, anh C vẫn quyết tâm làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của nhà máy H vì cho rằng đây là quyền và trách nhiệm công dân của mình.
- Việc anh C thực hiện quyền tố cáo hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của nhà máy H có phù hợp với quy định pháp luật không? Vì sao?
- Còn những quy định pháp luật nào khác về quyền tố cáo của công dân mà em biết?
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin, trường hợp và cho biết việc anh C thực hiện quyền tố cáo hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của nhà máy H có phù hợp với quy định pháp luật không và giải thích.
- Nêu được những quy định pháp luật khác về quyền tố cáo của công dân mà em biết.
Lời giải chi tiết:
- Việc anh C thực hiện quyền tố cáo hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của nhà máy H đến cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với quy định của pháp luật. Anh C đang thực hiện quyền tố cáo của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018.
- Những quy định pháp luật khác về quyền tố cáo của công dân:
Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Nghiêm cấm việc… lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”; Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
c) Đối với 02 người trở lên.
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình.
đ) Đối với người đang thi hành công vụ.
1.4
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 115 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
THÔNG TIN
Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018 quy định:
“2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được,
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
đ) Bói thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra."
Trường hợp
Ông C tố cáo lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã M về hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ của một công chức xã. Trong quá trình giải quyết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã M yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan thì ông C lại không hợp tác và không cung cấp thông tin. Ông C cho rằng việc giải quyết là trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã M còn ông chỉ có nghĩa vụ tố cáo sự việc.
- Cho biết ông C đã thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của người tố cáo.
- Hãy lấy ví dụ minh hoạ việc thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.
Phương pháp giải:
- Đọc các thông tin, trường hợp và cho biết ông C đã thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của người tố cáo.
- Lấy ví dụ minh hoạ việc thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.
Lời giải chi tiết:
- Ông C thực hiện quyền tố cáo của công dân theo quy định tại Điều 9 Luật tố cáo năm 2018. Nghĩa vụ của ông C là khi tố cáo phải cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung mà ông đã tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018.
- Gia đình bà V lấn chiếm đất trống khu tập thể dành cho khu vui chơi của trẻ em để mở quán ăn gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu tập thể. Trước đây, khu đất trống là chỗ vui chơi của trẻ em ở khu tập thể đã được sử dụng trong nhiều năm. Các hộ gia đình trong khu tập thể rất bức xúc vì ảnh hưởng đến sinh hoạt và trẻ em không còn chỗ để vui chơi. Vì vậy, ông Q sống trong khu tập thể đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền và cung cấp đầy đủ các hình ảnh vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, hình ảnh lấn chiếm chỗ vui chơi của trẻ em trong khu tập thể. Khi lãnh đạo Uỷ ban nhân dân mời ông Q lên để làm việc, ông Q đã đến trụ sở Uỷ ban nhân dân cung cấp trực tiếp các thông tin, bức xúc của người dân tại khu tập thể.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 115 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
THÔNG TIN
- Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vi động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
- Điều 166 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lí người bị khiếu nại, tố cáo;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Trả thù người khiếu nại, tố cáo;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Trường hợp
Do có mâu thuẫn với ông A (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã N), bà D đã làm đơn tố cáo với nội dung sai sự thật và chia sẻ thông tin này đến nhiều người nhằm hạ uy tín, danh dự, nhân phẩm của ông A. Qua kiểm tra, xác minh, cơ quan có thẩm quyền xác định nội dung tố cáo là sai sự thật. Ông A đã có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với bà D về hành vi vu khống. Nhận thấy sự việc có dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, mặc dù được minh oan nhưng danh dự, uy tín của ông A đã bị ảnh hưởng.
- Theo em, cá nhân tố cáo sai sự thật phải chịu hậu quả gì?
- Em hãy cho biết người bị tố cáo sai sự thật cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?
Phương pháp giải:
- Nêu được hậu quả của cá nhân tố cáo sai sự thật phải chịu.
- Chỉ ra việc người bị tố cáo sai sự thật cần làm để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Lời giải chi tiết:
- Các nhân tố cáo sai sự thật tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Người bị tố cáo sai sự thật có quyền yêu cầu người tố cáo phải bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra (theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018).
- Hành vi gửi đơn tố cáo của người tố cáo trong trường hợp này là đưa ra các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến nhân phẩm, uy tín của người khác; người bị tố cáo sai sự thật có quyền yêu cầu người tố cáo sai sự thật về minh bồi thường thiệt hại từ việc tố cáo của họ gây ra (theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Khám phá 3
Trả lời câu hỏi mục 3 phần g trang 117 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1
Bà N được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất có diện tích là 100 m², nhưng diện tích đất thực tế không đúng theo quy định. Bà N muốn khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết. Do bà N thường xuyên ốm đau lại già yếu, bà đã trao đổi với chị H – con gái của bà, để chị thay mình đi khiếu nại. Tuy nhiên, chị H từ chối vì cho rằng mình không có quyền đại diện bà N đi khiếu nại.
Tình huống 2
Anh T biết được hành vi vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ của công chức xã X. Anh đã thực hiện việc tố cáo hành vi vi phạm này tới Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X và được yêu cầu "trình bày trung thực về nội dung tố cáo cũng như cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo". Anh T đã thực hiện đúng nghĩa vụ của người tố cáo. Tuy nhiên, anh Tlo lắng vì khi cung cấp thông tin thì họ tên, địa chỉ của anh sẽ bị tiết lộ.
- Theo em, trong tình huống 1, việc làm của chị H là đúng hay sai? Vì sao?
- Trong tình huống 2, anh T phải vận dụng quy định nào của pháp luật để bảo vệ bí mật cho thông tin cá nhân của mình?
Phương pháp giải:
Đọc các tình huống và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống 1: Việc làm của chị H là sai. Chị H có thể thay mẹ minh đi khiếu nại vì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lí do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
- Tình huống 2: Anh T có nghĩa vụ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018 “Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được". Anh T được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018. Như vậy, anh T có thể sử dụng điểm b khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018 và điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018 để bảo vệ bí mật cho thông tin cá nhân của mình.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 118 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Người khiếu nại phải là người thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
b. Người khiếu nại có quyền uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
c. Trong thời gian khiếu nại, người khiếu nại không phải chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
d. Người tố cáo có quyền được áp dụng các biện pháp bảo vệ khi có nguy hiểm.
e. Người tố cáo phải bồi thường thiệt hại do hành vi tố cáo sai sự thật.
Phương pháp giải:
Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình về nhận định đó. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Không đồng tinh với nhận định a vì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.
b. Đồng tình với nhận định b vì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, người khiếu nại có quyền nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
c. Không đồng tình với nhận định c vì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011, người khiếu nại phải chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018, người tố cáo có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình.
e. Đồng tình với nhận định e vì theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 9 Luật Tổ cáo năm 2018, nếu người tố cáo có hành vi tố cáo sai sự thật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác thì người có quyền lợi bị ảnh hưởng có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự hoặc chịu các hình thức xử lí theo quy định tại Điều 65 Luật Tố cáo năm 2018 và Điều 156, Điều 166 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 119 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
a. Anh A (công chức của Uỷ ban nhân dân huyện H) không đồng ý với quyết định điều động công tác nên đã gửi đơn khiếu nại đến người đã ra quyết định đó.
b. Chị B không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm về hành vi lấn chiếm lòng lề đường mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại.
c. Bác T là người bị khiếu nại, đã cung cấp thông tin, tài liệu khi người giải quyết khiếu nại yêu cầu.
d. Chị Y đã nộp đơn tố cáo Công ty cổ phần X đến cơ quan chức năng về hành vi xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường của công ty này.
e. Khi cơ quan chức năng yêu cầu, chị V đã trình bày không trung thực về nội dung tố cáo cũng như cung cấp không đúng thông tin liên quan mà mình có được.
g. Bị tố cáo oan về hành vi sử dụng, buôn bán trái phép chất ma tuý nên anh N đã giải trình và đưa ra các chứng cứ để chứng minh mình vô tội.
Phương pháp giải:
Đọc các hành vi và chỉ ra hành vi thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
Lời giải chi tiết:
Hành vi thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo là:
a. Anh A (công chức của Uỷ ban nhân dân huyện H) không đồng ý với quyết định điều động công tác nên đã gửi đơn khiếu nại đến người đã ra quyết định đó.
c. Bác T là người bị khiếu nại, đã cung cấp thông tín, tài liệu khi người giải quyết khiếu nại yêu cầu.
d. Chị Y đã nộp đơn tố cáo Công ty cổ phần X đến cơ quan chức năng về hành vi xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường của công ty này.
g. Bị tố cáo oan về hành vi sử dụng, buôn bán trái phép chất ma túy nên anh N đã giải trình và đưa ra các chứng cứ để chứng minh mình vô tội.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 119 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đánh giá và chỉ ra hậu quả của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo dưới đây:
a. Nhân viên D phát hiện giám đốc của cơ quan có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công với số tiền 500 triệu đồng nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội để mọi người biết.
b. Trên đường đi học về, N nhìn thấy anh T điều khiển xe tải chở trái phép các loài động vật quý hiếm. N đã không tố cáo hành vi vi phạm của anh T.
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và đánh giá, chỉ ra hậu quả của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo trong các trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
a. D đưa thông tin của Giám đốc lên mạng xã hội là hành vi vi phạm nghĩa vụ của người tố cáo, xâm phạm đến bí mật đời sống cá nhân, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Giám đốc. Hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
b. N không tố giác khi nhìn thấy anh T điều khiển xe tải chở trái phép các loài động vật quý hiếm là hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. Hành vi của N khiến các loài động vật quý hiếm không được bảo tồn, bảo vệ kịp thời, ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên quốc gia. N nên thực hiện quyền tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 119 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Hãy viết một bức thư chia sẻ với bạn những việc làm tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo của em.
Phương pháp giải:
Viết một bức thư chia sẻ với bạn những việc làm tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo của em.
Lời giải chi tiết:
Lan Anh thân mến!
Dạo này bạn có khỏe không? Việc học tập của bạn vẫn ổn chứ/ Mình viết thư này muốn chia sẻ với bạn những việc mà mình đã tự giác thực hiện để tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
Thứ nhất, mình luôn đặt tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.
Thứ hai, mình luôn hành động và bày tỏ những quan điểm của mình một cách trung thực và có trách nhiệm. Mình không sử dụng những tin đồn hay một cách lệnh đặt để tố cáo hoặc khiếu nại về một vấn đề nào đó.
Thứ ba, mình luôn cẩn thận và có trách nhiệm đối với những tố cáo và khiếu nại của mình. Mình chắc chắn rằng những tố cáo của mình dựa trên sự thật và có cơ sở chứ không phải chỉ là những giả định hay tin đồn.
Cuối cùng, mình luôn sẵn sàng hợp tác với những cơ quan chức năng để được giải quyết những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ công dân một cách hiệu quả và công bằng.
Với những điều trên, mình hy vọng sẽ được chia sẻ với bạn những hành động mà mình đã làm để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi công dân một cách trung thực và có trách nhiệm.
Trân trọng,
Mai.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 119 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy nhận xét về một số hành vi thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
Phương pháp giải:
Nhận xét về một số hành vi thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
Lời giải chi tiết:
Các hành vi thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Bất kỳ ai cũng có quyền khiếu nại hoặc tố cáo khi chứng kiến những hành vi không đúng đắn hoặc bất hợp pháp.
Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này cần phải tuân thủ đúng quy trình và quy định của pháp luật để đảm bảo tính minh bạch và công bằng. Ví dụ, khiếu nại hoặc tố cáo phải được làm đầy đủ thủ tục, đối tượng bị khiếu nại hoặc tố cáo phải được xác định đúng và các bằng chứng liên quan phải được cung cấp để tăng tính đáng tin.
Ngoài ra, tuyệt đối không được thực hiện các hành vi thù địch, nói xấu hay công kích người bị khiếu nại hoặc tố cáo khi chưa có bằng chứng chính thức về hành vi của họ, vì điều này có thể gây ra những hậu quả về uy tín, danh tiếng và bản thân của người bị khiếu nại hoặc tố cáo.
Tóm lại, việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải tuân thủ đúng quy trình và quy định để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình giải quyết vụ việc.
- Bài 16. Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ tổ quốc - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo