Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ SGK Địa lí 7 Cánh Diều>
1. Xác định vị trí và phạm vi của châu Mỹ. Cho biết châu Mỹ tiếp giáp với những đại dương nào. 2. Phân tích các hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ. 3. Chứng minh rằng châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây. 4. Phân tích tác động tích cực của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ. 5. Thu thập thông tin về các chuyến đi của C. Cô-lôm-bô trong cuộc phát kiến ra châu Mỹ.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
? trang 125
Trả lời câu hỏi trang 125 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hãy:
- Xác định vị trí và phạm vi của châu Mỹ.
- Cho biết châu Mỹ tiếp giáp với những đại dương nào.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ) và quan sát hình 13.1.
Lời giải chi tiết:
- Vị trí và phạm vi của châu Mỹ: nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
- Châu Mỹ tiếp giáp 3 đại dương: Bắc Băng Dương ở phía bắc, Đại Tây Dương ở phía đông và Thái Bình Dương ở phía tây.
? trang 127
Trả lời câu hỏi trang 127 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 13.2, hãy phân tích các hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ) và quan sát hình 13.2.
Lời giải chi tiết:
Các hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ:
- Mang lại hiểu biết mới về những vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.
- Mở đường cho người châu Âu đến khai phá châu Mỹ.
- Dẫn đến quá trình di cư từ châu Âu, châu Phi, châu Á đến châu Mỹ, làm thay đổi đặc điểm dân cư, văn hóa, lịch sử của châu lục này.
Luyện tập
Giải bài luyện tập 1 trang 127 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Chứng minh rằng châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát hình 13.1.
Lời giải chi tiết:
Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây do các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây đều nằm ở nửa cầu Tây.
Giải bài luyện tập 2 trang 127 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Phân tích tác động tích cực của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ).
Lời giải chi tiết:
Tác động tích cực của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ:
- Mở ra một thời kì khám phá và chinh phục thế giới.
- Mang lại hiểu biết mới về những vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.
- Mở đường cho người châu Âu đến khai phá châu Mỹ: Đổi mới công nghệ, phát triển hàng hải quốc tế, mở rộng thị trường thế giới và thúc đẩy giao thương giữa các châu lục.
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 127 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy thu thập thông tin về các chuyến đi của C. Cô-lôm-bô trong cuộc phát kiến ra châu Mỹ.
Phương pháp giải:
Tìm kiếm thông tin trên internet, sách báo,...
Lời giải chi tiết:
C. Cô-lôm-bô đã trải qua 4 chuyến đi trong cuộc phát kiến ra châu Mỹ:
Chuyến đi thứ 1
Ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc.
Các vùng đất đã đến: San Salvador (Bahamas ngày nay), đảo Cuba và đảo Haiti.
Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha.
Chuyến đi thứ 2
Cô-lôm-bô lên đường về phía tây vào ngày 23/9/1493, với mục đích thành lập các thuộc địa dưới danh nghĩa Tây Ban Nha. Kiểm tra thủy thủ đoàn tại Navidad và tiếp tục tìm kiếm sự giàu có ở nơi mà Cô-lôm-bô vẫn nghĩ là Viễn Đông.
Các vùng đất đã đến: đảo Dominica, Guadeloupe, Jamaica, Hispaniola.
Chuyến đi thứ 3
Bắt đầu vào 30/5/1498 và đi theo một lộ trình về phía nam hơn hai chuyến trước.
Ngày 31/7, ông đến được lục địa Nam Mỹ. Vào ngày 31/8, ông quay trở lại Hispaniola và tìm thấy thuộc địa Santo Domingo ở đó trong tình trạng lộn xộn.
Khi Columbus đến đảo Esponda, việc tranh giành quyền lực của những tên thực dân Tây Ban Nha vẫn tiếp diễn. Tháng 9/1500, do Cô-lôm-bô và hai người em của ông bác bỏ việc đề cử trên của hoàng gia nên Bobadilla đã ra lệnh bắt giữ cả 3 anh em Columbus về Tây Ban Nha.
Chuyến đi thứ 4
Tháng 10/1501, Cô-lôm-bô chuẩn bị thực hiện một chuyến đi sang châu Mỹ lần thứ tư. Ông mua 4 chiếc thuyền có trọng tải từ 50-60 tấn, chọn 146 đội viên viễn chinh.
Ngày 9/5/1502, đoàn thuyền của Columbus bắt đầu lên đường tại cảng Cadiz.
Ngày 25/5/1502, Columbus từ quần đảo Canary bắt đầu vượt biển Đại Tây Dương. Ngày 15/6, ông phát hiện được đảo Martinique. Đây là một hòn đảo nằm trong quần đảo Antilles nhỏ.
Mấy hôm sau, ông cho đoàn thuyền đi thẳng tới Santo Domingo (nay là Thủ đô nước Cộng hòa Dominica). Tuy nhiên, người thay thế Bobadilla làm Tổng đốc là Nicolas không cho Columbus lên bờ. Ông phải tiếp tục đi về hướng Tây đến cảng Puerto Hermoso để tránh một cơn bão.
Sau khi gặp phải vô số vấn đề, Columbus lên đường đến Tây Ban Nha vào 7/11/1504.
- Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ SGK Địa lí 7 Cánh Diều
- Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ SGK Địa lí 7 Cánh Diều
- Bài 16. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ SGK Địa lí 7 Cánh Diều
- Bài 17. Đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mỹ SGK Địa lí 7 Cánh Diều
- Bài 18. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ SGK Địa lí 7 Cánh Diều
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - CD
- Lý thuyết đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi - CD
- Lý thuyết vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi
- Lý thuyết bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á
- Lý thuyết vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á
- Lý thuyết phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên - CD
- Lý thuyết đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi - CD
- Lý thuyết vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi
- Lý thuyết bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á
- Lý thuyết vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á