Tổng hợp 5 đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo có đáp án>
Tải vềKhi chúng ta thở thì:
Đề 1
Câu 1: Khi chúng ta thở thì:
A. Cơ liên sườn ngoài co B. Cơ hoành co
C. Thể tích lồng ngực giảm D. Thể tích lồng ngực tăng
Câu 2: Xác định cực của thanh nam châm AB (hình vẽ).
A. A là cực Bắc, B là cực Nam. B. A là cực Nam, B là cực Bắc
C. A, B đều là cực Nam. D. A, B đều là cực Bắc.
Câu 3: Vai trò của tập tính đối với cơ thể động vật?
A. Tập tính giúp động vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường.
B. Tập tính giúp động vật phát triển.
C. Tập tính giúp động vật thích ứng với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
D. Tập tính giúp động vật chống lại các kích thích của môi trường.
Câu 4: Đâu không phải là ứng dụng của phản xạ âm?
A. Xác định độ sâu của biển
B. Trong y học, dùng máy siêu âm để khám bệnh
C. Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.
D. Treo rèm vải trong phòng hòa nhạc để tăng phản xạ âm giúp nghe nhạc hay hơn.
Câu 5: Ở cua, cá, quá trình trao đổi khí diễn ra nhờ cơ quan:
A. Mang B. Phổi C. Hệ thống ống khí D. Da
Câu 6: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 7: Tại sao cơ thể vận động xảy ra hiện tượng tăng thân nhiệt, toát mồ hôi, tăng nhịp tim và nhịp thở?
A. Khi cơ thể vận động cơ thể đang thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.
B. Khi cơ thể vận động cơ thể ma sát với mặt đất và không khí khiến cơ thể nóng lên.
C. Khi cơ thể vận động cơ thể chuyển hóa hóa năng thành nhiệt năng làm cơ thể nóng lên.
D. Khi cơ thể vận động năng lượng được biến đổi thành nhiệt năng khiến cơ thể chúng ta nóng lên.
Câu 8: Người nông dân thường sử dụng các loại bóng đèn sợi thắp vào đêm kích thích nở hoa, thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố nào đến đời sống thực vật?
A. Nước và nhiệt độ B. Độ ẩm và ánh sáng
C. Chất dinh dưỡng D. Nhiệt độ và ánh sáng
Câu 9: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Hợp chất ion dễ hóa lỏng.
D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.
Câu 10: Bánh xe của một ô tô du lịch có bán kính 25 cm. Nếu xe chạy với vận tốc 54 km/h thì số vòng quay bánh xe mỗi một giờ là bao nhiêu? Lấy π = 3,14.
A. 34295 B. 34395 C. 17197 D. 17219
Câu 11: Sự trầm bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Hình dạng nhạc cụ. B. Vẻ đẹp nhạc cụ.
C. Kích thước của nhạc cụ. D. Tần số của âm phát ra.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(1) Các biểu diễn công thức hóa học của kim loại và khí hiếm giống nhau.
(2) Công thức hóa học của đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố hóa học.
(3) Dựa vào công thức hóa học, ta luôn xác định được hóa trị các nguyên tố.
(4) Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hóa học.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13: Trong hợp chất này, nguyên tử C sử dụng bao nhiêu electron lớp ngoài cùng của nó để tạo liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử H?
A. 2. B. 4. C. 8. D. 10.
Câu 14: Loài thực vật nào sau đây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài?
A. Sen. B. Hoa hồng. C. Ngô. D. Xương rồng
Câu 15: Đặt một mặt chắn ở phía trước một nguồn âm và đặt tai ngay tại nguồn âm đó, thấy sau ¼ s thì nghe thấy âm phản xạ. Hỏi mặt chán đó đặt cách nguồn âm bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
A. 42,5 m B. 85 m C. 20 m D. 34 m
Câu 16: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây là không đúng?
A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào.
B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP.
C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử.
D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
Câu 17: Theo em tập tính nào sau đây thuộc nhóm tập tính học được?
A. Miệng tiết nước bọt khi thấy miếng chanh.
B. Em bé bú sữa mẹ.
C. Côn trùng lột xác trên cành cây.
D. Gà trống gáy vào mỗi buổi sáng.
Câu 18: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?
A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.
B. Đây là các quá trình liên quan và thống nhất với nhau.
C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.
Câu 19: Theo định luật phản xạ ánh sáng:
A. Góc phản xạ bằng góc tới.
B. Pháp tuyến là đường phân giác của góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới.
C. Tia phản xạ và tia tới đối xứng nhau qua pháp tuyến.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 20: Theo em, hệ tuần hoàn ở người có mấy loại mạch máu?
A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 1 loại
Đề 2
Câu 1: Ở ruồi, cơ quan trao đổi khí với môi trường là:
A. Da B. Phối C. Ống khí D. Mang
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong hợp chất gồm các nguyên tố C, H, O thì O luôn có hóa trị bằng II.
(2) Tùy thuộc vào nguyên tử liên kết với nguyên tố P mà hóa trị của P có thể bằng III hoặc bằng IV.
(3) Trong các hợp chất gồm nguyên tố S và nguyên tố O thì S luôn chỉ có 1 hóa trị.
(4) Nguyên tố H và nguyên tố Cl đều có hóa trị bằng I trong các hợp chất.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Em phải đứng cách xa một vách núi ít nhất bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340 m/s.
A. 11,34 m B. 22,67 m C. 34 m D. 5100 m
Câu 4: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì
A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
B. cả hai nửa đều mất từ tính.
C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA.
B. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.
C. Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.
D. Các nguyên tố lanthanide và actinide, mỗi họ gồm 14 nguyên tố được xếp riêng thành hai dãy ở cuối bảng.
Câu 6: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?
A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.
Câu 7: Tại sao cần cẩu dùng lực từ trường thường dùng nam châm điện mà không dùng nam châm vĩnh cửu?
A. Vì nam châm điện rẻ hơn.
B. Vì từ trường của nam châm điện mạnh hơn nam châm vĩnh cửu.
C. Vì nam châm điện dễ tìm kiếm hơn.
D. Vì từ trường của nam châm điện yếu hơn của nam châm vĩnh cửu.
Câu 8: Điều kiện nào dưới đây không làm giảm quá trình hô hấp tế bào?
A. Hàm lượng nước trong tế bào giảm
B. Nồng độ khí carbon dioxide cao.
C. Nồng độ khí oxygen trong tế bào cao.
D. Điều kiện nhiệt độ thấp.
Câu 9: Nồng độ khí carbon dioxide thuận lợi cho hô hấp tế bào khoảng:
A. 0,02% B. 0,01% C. 0,03% D. 0,04%
Câu 10: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương ứng với từ cực nào?
A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
Câu 11: Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?
A. Bệnh quáng gà B. Bệnh bướu cổ
C. Bệnh suy tim D. Bệnh còi xương
Câu 12: Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là:
A. 150C – 250C B. 200C – 300C C. 100C – 300C D. 250C – 300C
Câu 13: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào sau đây?
A. Quang hợp B. Hô hấp
C. Thoát hơi nước D. Quang hợp và hô hấp
Câu 14: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở:
A. Ti thể B. Ribosome C. Bộ máy golgi D. Không bào
Câu 15: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo. Các nguyên tố này thường tham gia cấu tạo nên
A. diệp lục.
B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.
C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
D. protein và nucleic acid.
Câu 16: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:
A. các đường sức điện B. các đường sức từ
C. cường độ điện trường D. cảm ứng từ
Câu 17: Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ … người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản là:
A. bảo quản lạnh
B. bảo quản khô
C. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao
D. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp.
Câu 18: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là?
A. mô phân sinh đỉnh rễ B. mô phân sinh lóng
C. mô phân sinh bên D. mô phân sinh đỉnh thân
Câu 19: Nguyên tố Y tạo nên kim cương, than chì. Nguyên tử của nguyên tố Y có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Kí hiệu hóa học của nguyên tử Y là gì và y thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
A. N, chu kì 2, nhóm VA. B. O, chu kì 2, nhóm VIA.
C. C, chu kì 2, nhóm IVA. D. O, chu kì 2, nhóm IVA.
Câu 20: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao sau một thời gian thì rễ cây sẽ phát triển theo hướng nào?
A. Mọc về phía bờ ao. B. Phát triển đều quanh gốc cây.
C. Uốn cong ngược phía bờ ao. D. Phát triển ăn sâu xuống lòng đất.
Đề 3
Câu 1: Một cành hoa bị héo sau khi được cám vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?
A. Mạch rây B. Mạch gỗ C. Lông hút D. Vỏ rễ
Câu 2: Cho các nguyên tố sau: H, N, O, C, S, Na, Mg, Al, Fe. Số nguyên tố có nhiều hóa trị trong hợp chất là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 3: Đứng trước một hành lang dài, cách một bức tường 10m, một học sinh gõ mạnh lên sàn nhà. Nếu vận tốc âm trong không khí là 340 m/s thì sau bao lâu bạn học sinh đó sẽ nghe được âm phản xạ?
A. 0,015s B. 0,029s C. 0,059s D. 1,7s
Câu 4: Ở động vật thiếu chất dinh dưỡng nào sẽ gây ra hiện tượng chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém?
A. Protein B. Calcium C. Carbon D. Nitrogen
Câu 5: Tại sao khi trồng một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn?
A. Để kích thích mọc thêm nhiều rễ phụ, tạo nhiều quả.
B. Để kích thích cho cây ra nhiều cành, tạo nhiều quả.
C. Để kích thích cây cho ra nhiều lá, tạo nhiều quả.
D. Để kích thích cây cho ra nhiều tua cuốn, tạo nhiều quả.
Câu 6: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:
Cực Bắc của nam châm ở:
A. Ở đầu 2 B. Ở đầu 1
C. Nam châm thử định hướng sai. D. Không xác định được
Câu 7: Nguyên tố X có cấu hình lớp e ngoài cùng là ns1. Nguyên tố Y có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5. Liên kết hóa học trong phân tử giữa X và Y là:
A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hóa trị có cực
C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết kim loại.
Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?
A. Mép lá có giọt nước nhỏ vào những ngày có độ ẩm không khí cao.
B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ trên thân cây, sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
C. Lá cây bị héo quắt do ánh sáng Mặt trời đốt nóng.
D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.
Câu 9: Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho
A. quá trình quang hợp của cây.
B. quá trình sinh trưởng của cây.
C. quá trình hô hấp của cây.
D. quá trình phát triển của cây.
Câu 10: Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.
C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt tại đó có cùng độ càng lớn.
D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.
Câu 11: Yếu tố chủ yếu điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng là
A. kích thước của các tế bào hạt đậu.
B. độ trương nước của tế bào hạt đậu.
C. số lượng các tế bào nhu mô quanh khí khổng.
D. kích thước của tế bào nhu mô quanh khí khổng.
Câu 12: Chất có phân tử khối bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12):
A. O3 và N2 B. CO và N2 C. SO2 và O2 D. NO2 và SO2
Câu 13: Chọn phát biểu đúng.
A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.
Câu 14: Hiện tượng nào sau đay không phải là cảm ứng ở thực vật?
A. Lá cây trinh nữ cụp lại khi có vật tiếp xúc.
B. Gà con phản ứng với tiếng kêu của gà mẹ.
C. Ngọn cây uốn cong về hướng ánh sáng.
D. Lá cây bị héo khi bị ngắt khỏi cành.
Câu 15: Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 600. Góc tạo bởi ảnh và mặt gương là:
A. 300 B. 600 C. 900 D. 1200
Câu 16: Phát biểu nào không đúng khi nói về trao đổi khí ở động vật?
A. Các loài đơn bào trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
B. Các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
C. Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua trao đổi khí qua da.
D. Ở người, sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở phế nang.
Câu 17: Vì sao người ta lại bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao?
A. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản.
B. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải tăng giúp kéo dài thời gian bảo quản.
C. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản.
D. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó, lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản.
Câu 18: Đâu là ứng dụng của tập tính động vật?
A. Dùng đèn bẫy côn trùng. B. Nuôi lợn trong chuồng.
C. Nuôi cá trong ao. D. Cho bò ăn cỏ.
Câu 19: Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng quá cao:
A. Cây sẽ tăng cường độ quang hợp. B. Cây sẽ chết vì ngộ độc.
C. Cây sẽ giảm cường độ quang hợp. D. Cây quang hợp bình thường.
Câu 20: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:
A. Máy phát điện. B. Làm các la bàn.
C. Rơle điện từ. D. Bàn ủi điện.
Đề 4
Câu 1: Từ trường mạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như gây chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, ở nơi có từ trường mạnh thường có bảng cảnh báo nào?
Câu 2: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh.
B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo.
C. Thực vật và nấm.
D. Thực vật và động vật.
Câu 3: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần?
A. Na, Mg, Al, K B. K, Na, Mg, Al
C. Al, K, Na, Mg D. Mg, K, Al, Na
Câu 4: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra:
A. nhanh, dễ nhận thấy. B. chậm, khó nhận thấy.
C. nhanh, khó nhận thấy. D. chậm, dễ nhận thấy.
Câu 5: Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người bao gồm:
(1) Biến đổi thức ăn;
(2) Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải chất cặn bã;
(3) Thu nhận thức ăn.
Sắp xếp trình tự đúng của các giai đoạn trên:
A. 3 → 2 → 1. B. 1 → 2 → 3. C. 2 → 3 → 1. D. 3 → 1 → 2.
Câu 6: Đâu là những tập tính học được của động vật?
(1) Đẻ nhờ ở tu hú;
(2) Hót ở chim;
(3) Em dừng lại khi thấy đèn đỏ;
(4) Leo trèo ở khỉ;
(5) Nói ở người.
A. (1), (3). B. (2), (4) C. (1), (4) D. (3), (5).
Câu 7: Để xác định cực từ của một thanh nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Dựa vào thí nghiệm, các cực của thanh nam châm là:
A. Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B của thanh nam châm là cực Bắc.
B. Đầu B của thanh nam châm là cực Nam, đầu A của thanh nam châm là cực Nam.
C. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B của thanh nam châm là cực Bắc.
D. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B của thanh nam châm là cực Nam.
Câu 8: Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở động vật diễn ra ở:
A. Hệ tuần hoàn B. Hệ hô hấp
C. Hệ tiêu hóa D. Hệ bài tiết
Câu 9: Bạn B đi từ nhà đến trường hết 25 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của ban B là bao nhiêu?
A. 7500 m B. 750 m C. 125 m D. 1250 m
Câu 10: Hiện tượng bú mẹ là một tập tính đặc trưng của con non ở người và các loài động vật có vú. Theo em, hiện tượng này được xếp vào loại:
A. Tập tính bẩm sinh
B. Tập tính học được
C. Cảm ứng ở sinh vật
D. Vừa là tập tính bẩm sinh, vừa là tập tính học được.
Câu 11: Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử K thường
A. nhường 1e B. nhận 1e C. nhường 7e D. nhận 7e
Câu 12: Vai trò của nước đối với quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật là:
A. Nước là nguyên liệu và môi trường cho quá trình tổng hợp các chất xây dựng cơ thể.
B. Nước giúp cơ thể động vật giải khát và điều hòa thân nhiệt.
C. Nước là phương tiện vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
D. Nước chiếm khối lượng lớn trong cơ thể động vật.
Câu 13: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào?
A. Khí nitrogen B. Khí carbon dioxide
C. Khí oxygen D. Khí hydrogen
Câu 14: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:
A. các đường sức điện B. các đường sức từ
C. cường độ điện trường D. cảm ứng từ
Câu 15: Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua:
A. Máu B. Thành dạ dày C. Dịch tiêu hóa D. Ruột già
Câu 16: Trong phòng nhỏ, thông thường ta không nghe thấy tiếng vang bởi vì:
A. Hầu như không có âm phản xạ.
B. Tường hấp thụ toàn bộ âm truyền tới nó.
C. Độ to của âm phản xạ quá bé so với âm truyền trực tiếp, tai ta không phân biệt được.
D. Âm phản xạ tới tai cùng một lúc với âm truyền trực tiếp.
Câu 17: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh cây
C. Mô phân sinh lóng D. Mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 18: Vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên ăn chỉ một loại thức ăn?
A. Giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.
B. Cần cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
C. Cần phối hợp hợp lí các loại thức ăn để tránh gây ngộ độc.
D. Giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Câu 19: Chọn nhận định chưa chính xác về tinh thể ion:
A. Phân tử NaCl có kiểu mạng tinh thể ion.
B. Phân tử nước đá có kiểu mạng tinh thể ion.
C. Tinh thể ion thường bền, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
D. Liên kết trong mạng tinh thể ion là lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu.
Câu 20: Ở thực vật, nước là nguyên liệu cho quá trình tạo ra các chất hữu cơ giúp cây lớn lên; đây là quá trình gì?
A. Hô hấp tế bào B. Quang hợp
C. Vận chuyển nước trong cây D. Dự trữ tinh bột
Đề 5
Câu 1: Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố:
A. phi kim B. đơn chất C. hợp chất D. khí hiếm
Câu 2: Bạn A đi bộ đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 0,5 m/s. Biết quãng đường từ nhà đến thư viện là 0,6 km. Hỏi bạn A đi mất bao lâu?
A. 10 phút B. 20 phút C. 30 phút D. 40 phút
Câu 3: Ở cây hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:
A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn.
D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 4: Nguyên tử iron (sắt) có 26 proton. Điện tích hạt nhân của nguyên tử iron là:
A. 26+ B. +26 C. -26 D. 26-
Câu 5: Khi sử dụng gạch có lỗ thì khả năng cách âm tốt hơn so với gạch đúc. Lí giải nào sau đây là đúng nhất?
A. Gạch có lỗ dày hơn gạch đúc.
B. Vật liệu làm gạch có lỗ truyền âm kém hơn gạch đúc.
C. Gạch có lỗ khô hơn gạch đúc nên truyền âm chậm hơn.
D. Các lỗ gạch chứa không khí nên âm truyền qua khó hơn.
Câu 6: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò:
A. điều kiện để diễn ra quá trình quang hợp.
B. nhiệt độ cao làm tăng nhanh quá trình thoát hơi nước.
C. là tác nhân gây mở khí khổng.
D. nhiệt độ cao làm giảm mạnh quá trình thoát hơi nước.
Câu 7: Cầm một cái que và vẫy. Khi vẫy nhanh thì bắt đầu nghe thấy tiếng rít. Khi đó, có thể kết luận gì về tần số dao động của cái que?
A. Tần số dao động của cái que lớn hơn 20 Hz.
B. Tần số dao động của cái que nhỏ hơn 20 Hz.
C. Tần số dao động của cái que lớn hơn 20000 Hz.
D. Không thể biết được tần số dao động của cái que lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu Hz.
Câu 8. Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xxoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình vẽ?
A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
B. Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra.
C. Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy.
D. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút và đẩy.
Câu 9: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn nảy mầm
B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch
C. Giai đoạn ra hoa
D. Giai đoạn tạo quả chín
Câu 10: Các nam châm điện được mô tả như hình sau. Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn?
A. Nam châm a B. Nam châm c
C. Nam châm b D. Nam châm e
Câu 11: Cho các chất sau: Cu, Mg, NaCl, BaO, HCl, 2, O2. Có bao nhiêu chất là đơn chất?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 12: Liên kết cộng hóa trị là liên kết:
A. giữa các phi kim với nhau.
B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
D. được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron.
Câu 13: Đâu là ví dụ của hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt?
(1) Bắc giàn cho các cây trồng thân leo.
(2) Trồng các cây theo luống.
(3) Trồng cây thủy canh.
(4) Đèn bẫy côn trùng.
(5) Sử dụng bù nhìn để đuổi chim ăn ngũ cốc.
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (5) C. (3), (4), (5) D. (2), (4), (5).
Câu 14: Chọn phát biểu sai. Cách để chống ô nhiễm tiếng ồn là:
A. Giảm độ to của tiếng ồn.
B. Ngăn chặn đường truyền âm.
C. Phân tán âm bằng cách cho âm phản xạ.
D. Giảm tần số âm.
Câu 15: Quan sát sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi và cho biết giới hạn sinh thái nhiệt của cá rô phi là?
A. 5,60C – 420C B. 230C – 370C C. 5,60C – 370C D. 230C – 420C
Câu 16: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
A. Cơ thể thực vật ra hoa. B. Cơ thể thực vật tạo hạt.
C. Cơ thể thực vật tăng kích thước. D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa.
Câu 17: Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa:
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể sinh vật.
C. Làm sạch môi trường.
D. Chuyển hóa glucid thành CO2 và H2O.
Câu 18: Chọn phương án đúng.
A. Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm.
B. Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện giảm.
C. Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng lực từ của ống dây.
D. Sau khi bị nhiễm từ thì của sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài.
Câu 19: Thực vật ra hoa và đâm chồi vào mùa xuân, thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố nào đến đời sống thực vật?
A. Nước B. Độ ẩm
C. Chất dinh dưỡng D. Nhiệt độ
Câu 20: Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:
A. Bị nhiễm điện B. Bị nhiễm từ
C. Mất hết từ tính D. Giữ được từ tính lâu dài
- Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
- Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7
- Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 8
- Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 9
- Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 10
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục