Yêu cho vọt, ghét cho chơi


Câu tục ngữ thể hiện quan niệm dạy dỗ con của nhân dân ta từ xưa. Thương con nên dùng roi vọt để răn dạy điều hay lẽ phải. Còn trái lại, nếu không thương thì sẽ cho “chơi”, nói những lời ngon ngọt, dễ nghe. Từ đó, câu này khuyên con người phải biết đề phòng với những lời nói ngọt ngào vì sự thật đằng sau lời nói dễ nghe đó chưa chắc đã tốt, còn người nói khó nghe cũng chưa hẳn xấu.

Giải thích thêm
  • Yêu: có tình cảm dễ chịu khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, muốn gần gũi và thường sẵn sàng vì đối tượng đó mà hết lòng.
  • Vọt: roi, vọt
  • Ghét: không ưa thích, cảm thấy khó chịu khi phải tiếp xúc với một đối tượng nào đó

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Ý nghĩa câu tục ngữ Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi

    Câu tục ngữ này muốn khuyên chúng ta những lời mật ngọt chưa chắc đã là tốt, còn người luôn tỏ ra hộc hằn với bạn chưa hẳn đã là xấu.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi

    Câu tục ngữ đã đưa ra cho chúng ta bài học về ý chí, nghị lực. Để đạt được thành công, chúng ta sẽ gặp nhiều thử thách, khó khăn; chỉ khi chúng ta kiên trì, quyết tâm, dám vượt qua chông gai thì mới gặt được trái ngọt.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Hay học thì sang, hay làm thì có

    Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta chỉ khi chăm chỉ học tập mới có nhiều kiến thức, nhiều tiền tài; cần mẫn làm việc mới có được thành công trong cuộc đời.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn

    Câu tục ngữ đã khuyên mọi người cần phải chăm chỉ, cần mẫn học tập, làm việc, thường xuyên phát triển bản thân. Có như vậy, chúng ta sẽ có cuộc sống đủ đầy, sung túc.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Mấy ai là kẻ không thầy Thế gian thường nói “đố mày làm nên”

    Câu tục ngữ muốn nói đến truyền thống tôn sư trọng đạo, biết ơn thầy cô. Mỗi người chúng ta đều được thầy cô truyền đạt kiến thức hay, vì vậy phải luôn biết ơn, kính trọng công lao to lớn của người đã dạy mình.

>> Xem thêm