Bé chẳng vin, cả gãy cành


Dạy trẻ phải bắt đầu từ nhỏ. Không dạy con khi nó còn trẻ, người còn lạ việc, lớn lên, quen thói, không dạy được nữa, không nghe nữa. Từ đó, câu tục ngữ có nghĩa là lúc còn bé mà chẳng lo dạy dỗ thì khi lớn lên rất khó nên người.

Giải thích thêm
  • Bé: rất ít tuổi, còn non trẻ
  • Vin: dựa vào những điều đúng đắn, ý chỉ uốn nắn, dạy bảo con cái theo những điều đúng đắn.
  • Cả: chỉ khi lớn
  • Gãy: bị thất bại, bị hỏng.

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Ý nghĩa câu tục ngữ Cao nhân tất hữu cao nhân trị

    Câu này có nghĩa trong cuộc sống, nói cách khác là trên cõi đời này đừng ai cho rằng mình là người tài giỏi nhất, là thông minh nhất bởi vì mình đã giỏi nhưng ngoài đời ắt có người giỏi hơn. Đồng thời phê phán những người tài giỏi mà mắc chứng bệnh tự cao, tự đại hoặc hay khoe khoang, khoác lác thì ắt một ngày nào đó sẽ có người tài giỏi hơn trừng trị hoặc dạy cho một bài học nhớ đời để chừa tật vênh váo.

  • Ý nghĩa câu ca dao Chẳng học lấy đâu biết chữ

    Câu tục ngữ có nghĩa là có lo làm việc thì mới có thứ này thứ nọ, còn không làm việc thì chẳng có gì cả. Giống như không học thì lấy đâu biết chữ nghĩa mà có cơ hội đổi đời.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng

    Câu tục ngữ mượn hình ảnh “ông nghè” và “hàng tổng”, câu nói dân gian này cho chúng ta thấy bài học sâu sắc hơn, về việc trong cuộc sống có những người có chức, có quyền hay giàu có hơn người khác, nên sinh ra thói kiêu căng, hách dịch. Những kẻ tự phụ này thích khoe khoang về bản thân, bắt nạt những kẻ yếu thế hơn mình, thậm chí coi thường người có công giúp đỡ mình trong quá khứ.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Có học mới biết, có đi mới đến

    Có đi mới đến nghĩa là muốn đến nơi nào thì phải bước chân đi. Cứ ngồi một chỗ thì muốn đến nơi thật gần cũng không bao giờ đến nơi. Có học mới biết nghĩa là có học mới hiểu điều hay lẽ phải. Không chịu học thì điều rất xoàng, rất dễ cũng không bao giờ biết được. Câu này lấy sự đi đường để đến nơi nào làm thí dụ; khuyên ta nên học, có học thì muốn biết điều gì mới biết được.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con học, thóc vay

    Câu tục ngữ nói về sự hi sinh của cha mẹ nghèo mong cho con được ăn học. Đối với những gia đình nghèo, tiền để đóng học phí là một khoản tiền lớn, không dễ chi trả, song những bậc làm cha làm mẹ với khát vọng con được cắp sách tới trường, được học hành để đổi đời sẽ lo vay tiền, vay thóc, vay gạo khắp nơi để con được đi học.

>> Xem thêm