Có học mới biết, có đi mới đến


Có đi mới đến nghĩa là muốn đến nơi nào thì phải bước chân đi. Cứ ngồi một chỗ thì muốn đến nơi thật gần cũng không bao giờ đến nơi. Có học mới biết nghĩa là có học mới hiểu điều hay lẽ phải. Không chịu học thì điều rất xoàng, rất dễ cũng không bao giờ biết được. Câu này lấy sự đi đường để đến nơi nào làm thí dụ; khuyên ta nên học, có học thì muốn biết điều gì mới biết được.

Giải thích thêm
  • Học: thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại
  • Biết: có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó
  • Mới: từ biểu thị điều sắp nói đến chỉ được thực hiện khi đã có điều kiện vừa nói trước đó
  • Đi: tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp
  • Đến: có tại một nơi nào đó sau một quá trình di chuyển từ nơi khác.

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con học, thóc vay

    Câu tục ngữ nói về sự hi sinh của cha mẹ nghèo mong cho con được ăn học. Đối với những gia đình nghèo, tiền để đóng học phí là một khoản tiền lớn, không dễ chi trả, song những bậc làm cha làm mẹ với khát vọng con được cắp sách tới trường, được học hành để đổi đời sẽ lo vay tiền, vay thóc, vay gạo khắp nơi để con được đi học.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Dốt đặc còn hơn chữ lỏng

    Câu tục ngữ ý nói thà không biết gì còn hơn biết chút ít lại hay tỏ vẻ là giỏi giang rồi nói những điều sai trái.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Dốt đến đâu học lâu cũng biết

    Trong cuộc sống, không ai vừa sinh ra đã có cho mình sự thông minh, mà ai cũng cần phải trải qua một quá trình tu dưỡng rèn luyện. Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta khẳng định dù bạn có kém cỏi, không có năng lực như những người khác, nhưng nếu bạn “học lâu” hay chính là chăm chỉ, nỗ lực học tập những gì mà bạn chưa tốt, trải qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ hiểu được và có được năng lực như bao người để đi đến thành công.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ, sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở

    Từ câu tục ngữ, người xưa muốn khuyên răn con người nên khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cần biết học tập từ những thứ nhỏ nhặt, cơ bản nhất: trong ăn uống phải biết phép lịch sự; trong giao tiếp phải biết cách xưng hô nói năng lễ phép, nhã nhặn; trong cuộc sống cần biết giữ gìn tiết kiệm, .... Ngoài những kiến thức trong sách vở, chúng ta còn phải học những kỹ năng trong cuộc sống. Có như thế mới trở thành người có văn hóa trong xã hội.

>> Xem thêm