Khi măng không uốn thì tre trổ vồng


Câu tục ngữ mượn hình ảnh của măng và tre để nói về cách giáo dục con cái. Nếu muốn uốn nắn cây tre, phải uốn từ khi cây còn nhỏ, đang là củ măng. Giống như cách dạy bảo con cái, nếu muốn con cái ngoan ngoãn nghe lời thì phải dạy bảo từ khi con còn nhỏ.

Giải thích thêm
  • Uốn: làm cho một vật dài nào đó có hình dáng cong theo ý muốn, ở đây ý chỉ dạy bảo, đưa dần vào khuôn phép.
  • Trổ: nảy ra, đâm ra từ thân cây, cành cây (nói khái quát)
  • Vồng: lớn vượt hẳn lên một cách nhanh chóng

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Ý nghĩa câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

    “Không thầy đố mày làm nên” ý chỉ nếu không có người thầy thì chúng ta không thể nên người được. Tuy nhiên, câu tục ngữ này mang hàm nghĩa sâu rộng hơn đó là nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình. Nếu như không có người thầy định hướng đúng đắn, dạy dỗ và bảo ban ta từng bước đi thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội đạt được tới thành công. Câu tục ngữ như một lời thách đố đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định chắc nịch vai trò, vị trí quan trọng c

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Măng không uốn, uốn tre sao được

    Câu tục ngữ mượn hình ảnh của măng và tre để nói về cách giáo dục con cái. Dạy dỗ con cái phải dạy từ lúc còn thơ ấu, còn đợi đến khi đã thành nếp thì không bảo ban được nữa, giống như còn nhỏ không uốn (măng không uốn) thì đợi đến lớn sao mà uốn được (uốn tre sao được).

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

    Câu tục ngữ là một lời khẳng định chắc chắn của người xưa. Một khi muốn biết một điều gì đó, chúng ta phải chủ động hỏi và tìm hiểu. Còn việc muốn trở nên giỏi giang và hiểu biết, chắc chắn là phải học tập.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Muốn lành nghề chớ nề học hỏi

    Câu tục ngữ trên là lời của thế hệ trước nhắc nhở thế hệ sau của chúng ta những bài học sâu sắc và hữu ích. Muốn thành thạo, giỏi giang thì phải ham học hỏi, có ý chí cầu tiến, khiêm nhường, không ngại khó, ngại học, học hỏi từ tất cả mọi người xung quanh, kể cả bạn bè của mình.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Người roi, voi búa

    Câu tục ngữ là quan niệm dạy dỗ ngày xưa: quản voi thì phải dùng búa, dạy người thì phải dùng roi vọt chứ không chỉ dùng bằng lời nói. So với ngày nay, cách dạy dỗ này vẫn có phần đúng, song có phần tiêu cực, bậc làm cha làm mẹ cần phải kết hợp giữa biện pháp giáo dục hiện đại và truyền thống để dùng roi vọt vừa hạn chế lại vừa hiệu quả.

>> Xem thêm