Mấy ai là kẻ không thầy,

Thế gian thường nói “đố mày làm nên”.


Câu tục ngữ muốn nói đến truyền thống tôn sư trọng đạo, biết ơn thầy cô. Mỗi người chúng ta đều được thầy cô truyền đạt kiến thức hay, vì vậy phải luôn biết ơn, kính trọng công lao to lớn của người đã dạy mình.

Giải thích thêm
  • Thế gian: mọi người.

  • Làm nên: có được kiến thức và thành công trong công việc.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Ý nghĩa câu tục ngữ Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư

    Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh con cá bị ươn do không được ướp muối cẩn thận để nhắc nhở mỗi người cần phải biết nghe lời cha mẹ. Ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ cũng chính là một biểu hiện của sự kính trọng, biết ơn với người đã sinh ra mình.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Có chí làm quan, có gan làm giàu

    Câu tục ngữ khuyên răn con người phải có ý chí, quyết tâm, lòng gan dạ, dám vượt qua thử thách. Khi có những phẩm chất tốt đẹp ấy, con người sẽ đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, được mọi người yêu mến, cảm phục.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững

    Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta dù có khó khăn đến mấy, nếu có ý chí, kiên trì, siêng năng thì vẫn có thể vượt qua và đạt được thành quả như mong muốn; cũng giống như khi xây nhà, làm nền nhà có chắc thì nhà mới vững được.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân

    Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta cần biết tự lập, dám đương đầu với khó khăn để theo đuổi mục tiêu của mình. Cuộc sống phải có những lúc đau buồn mới khiến mỗi người trưởng thành, phát triển bản thân.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Giàu người ta chẳng có tham Khó thì ta liệu ta làm ta ăn.

    Câu tục ngữ đưa ra bài học rất quý giá: Người khác giàu có, ta không ghen tức, tham lam mà nhờ vả, dựa dẫm vào họ. Bản thân khó khăn thì nên biết tự lập, tự làm và hưởng thụ những gì mình đã làm.

>> Xem thêm