Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất của nhân dân


Sau khi giành lại được độc lập dân tộc toàn bộ sức mạnh và ý chí của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do được chuyển sang đấu tranh cho mục tiêu ấm no, hạnh phúc, từ đánh giặc chuyển sang xây dựng, phát triển kinh tế để dựng nước và giữ nước dân chủ

Câu hỏi. Tư tưởng Hồ Chí Minh v phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sng vt chất của nhân dân?

Trả lời:

Sau khi giành lại được độc lập dân tộc toàn bộ sức mạnh và ý chí của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do được chuyển sang đấu tranh cho mục tiêu ấm no, hạnh phúc, từ đánh giặc chuyển sang xây dựng, phát triển kinh tế để dựng nước và giữ nước dân chủ. Như Hồ Chí Minh từng nói: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ". Chính vì vậy theo Hồ Chí Minh, tất cả đường lối chính sách xây dựng kinh tế của Đảng đều chỉ nhằm “nâng cao đời sống của nhân dân", nghĩa là làm sao cho mỗi người dân có đủ cái ăn, mặc, ở, học hành, đi lại. chữa bệnh, giải trí... Xây dựng chủ nghĩa xã hội thực chất là xây dựng kinh tế “làm cho dân giàu, nước mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh”, và phải đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế nhằm “làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm”. Điều này có nghĩa là Hồ Chí Minh quan tâm đến nhu cầu tối thiếu của con người, dù là con người sinh vật học hay con người xã hội để tồn tại như một con người phải có ăn, mặc, ở, đi lại. Đó là nhu cầu để được sống, có sống mới nói đến làm đạo lý và các việc cao xa khác như chính trị. quân sự, chinh phục vũ trụ...Hồ Chí Minh cũng cho rằng con người không phải chỉ nhu cầu vật chất, mà còn có những nhu cầu về tinh thần, và nhu cầu tinh thần là cái đặc trưng của con người.

 

Cho con người, Con người khác con vật chính nhu cầu tinh thn. Tất c những nhu cầu vật chất và tinh thn đó có được đáp ứng hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ xã hội, vào hình thái kinh tế - xã hội mà họ đang sống. Phát triển kinh tế tạo tiền đề cho phát triển văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh v phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sng vt chất của nhân dân


Bình chọn:
3.7 trên 3 phiếu
  • Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền

    Nói tới nhà nước pháp quyền là nhấn mạnh tính tối thượng, vị trí, vai trò của pháp luật. Vì vậy có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cái khác nhau là ở tính từ của khái niệm “pháp quyền”.

  • Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống

    Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước nhà. Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà nước mới.

  • Xây dựng một nhà nước hợp pháp hợp hiến

    Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý xã hội. Điều này thể hiện trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Người ký tên là Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vécxây (Pháp) năm 1919.