Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống>
Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước nhà. Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà nước mới.
Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước nhà. Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà nước mới.
Song, có Hiến pháp và pháp luật rồi nhưng không đưa được vào trong cuộc sống thì xã hội cũng sẽ bị rối loạn. Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước, tức là đi liền với thực thi Hiến pháp và pháp luật. Suốt cả thời kỳ giữ trọng trách Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng một nền pháp chế xã hội chú nehĩa đê bao đam quvển làm chu thật sự cua nhân dân. Các cơ quan cua Nhà nước phái gương mẫu chấp hành một cách nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật. Chính bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Người tự giác khép mình vào
Kỷ luật, vào việc gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật đã trở thành nền nếp, thành thói quen, thành lối ứng xử tự nhiên của Hồ Chí Minh.
"Thần linh pháp quyền" là sức mạnh do con người và vì con người. Do vậy, Hồ Chí Minh bao giờ cũng đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào. Người cho rằng, công tác giáo dục pháp luật cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, trở nên cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền, bảo đảm mọi quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi trong cuộc sống. Việc thực thi pháp luật có quan hệ rất lớn đến trình độ dân trí của nhân dân, vì vậy, Hồ Chí Minh chú trọng đến vấn đề nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong việc tham gia công việc của chính quyền các cấp. Làm tốt nghĩa vụ công dân cũng tức là thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, biết thực hành dân chủ.
Trong việc thực thi Hiến pháp và pháp luật, Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú ý bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu lực của chúng. Điều đó đòi hỏi pháp luật phải đúng và phải đủ; tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi người dân; người thực thi luật pháp phải thật sự công tâm và nghiêm minh, bảo đảm cho luật pháp trở thành cán cân công lý đối với tất cả mọi người, không có một trường hợp ngoại lệ nào; bất kỳ ai vi phạm pháp luật cũng đều bị trừng trị nghiêm khắc, đúng người, đúng tội.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết