Từ điển môn Văn lớp 8 Truyện ngắn - Từ điển môn Văn 8

Truyện lịch sử là gì? Bối cảnh, cốt truyện, ngôn ngữ truyện lịch sử - Văn 8

1. Truyện lịch sử là gì?

Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;… là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra.

=> Nói cách khác, truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,…) làm nội dung chính.

2. Bối cảnh (không gian – thời gian) trong truyện lịch sử

- Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ây thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm.

- Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể.

=> Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

3. Cốt truyện của truyện lịch sử

Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó.

4. Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyến truyện duy nhất. Các truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian và phần lớn các truyện ngắn hiện đại thường có loại cốt truyện này.

5. Cốt truyện đa tuyến

Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. Các tác phẩm tự sự nhiều chương/ hồi như truyện lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, tiểu thuyết hiện đại, ... thường dùng cốt truyện đa tuyến.

6. Ngôn ngữ của truyện lịch sử

Dù viết bằng văn xuôi hay văn vần, truyện ngắn hay tiểu thuyết, ngôn ngữ trong truyện lịch sử, nhất là ngôn ngữ nhân vật, phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng.

7. Một số tác phẩm tiêu biểu

- Đại việt sử ký toàn thư ...

- Việt Nam Sử Lược. ...

- Xứ Đàng trong – Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 – 18. ...

- Sử Việt – 12 khúc tráng ca. ...

- Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của Trần Mai Hạnh. ...

- Bão táp Triều Trần – Hoàng Quốc Hải. ...

- Vua Gia Long và người Pháp.