Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống.
=> Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian.
Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,…
Nhân vật thường có hai loại:
- Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt,… hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp xã hội cụ thể. đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mỹ.
- Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và con người xấu xa của xã hội phong kiến (truyện trạng quỳnh, xiển bột,…) hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phú của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại (truyện bác ba phi,…).
- Trí Thông Minh và Tiền Bạc. ...
- Câu chuyện cười Ba trọc. ...
- Truyện cười Ngạo mạn. ...
- Truyện cười Câu chuyện chủ tịch huyện. ...
- Câu chuyện trầu và sự keo kiệt. ...
- Chuyện Tam đại con gà ...
- Chuyện Rao làng. ...
- Trò ăn trấu.
…