Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự quy mô lớn, phản ánh hiện thực rộng lớn với nội dung đa dạng, chú trọng đến đời tư và số phận cá nhân.
Từ thời cổ đại, tiểu thuyết đã xuất hiện và phát triển theo nhiều hướng tuỳ thuộc vào bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, thẩm mĩ. Đến cận đại, hiện đại, tiểu thuyết trở thành thể loại chính của văn học, ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của các thể loại khác.
Thường là chủ đề hư cấu hoặc bán hư cấu; bức tranh cuộc sống trong những cuốn tiểu thuyết văn học được phác hoạ rõ ràng, phức tạp và gần gũi hơn rất nhiều do câu từ phong phú và không bị giới hạn.
– Kết cấu: Không có bất cứ nguyên tắc rõ ràng nào về vấn đề kết cấu thể loại xác định của tiểu thuyết. Một vài kết cấu cơ bản thường thấy của tiểu thuyết hiện nay bao gồm: kết cấu chương hồi, kết cấu luận đề, kết cấu đa tuyến, kết cấu đơn tuyến, kết cấu tâm lí,...
– Chương: Phần truyện được chia theo sự kiện, thời gian, không gian hoặc nhân vật, với độ dài và nội dung linh hoạt tuỳ thuộc vào tác giả.
Tính cảnh nhân vật trong tiểu thuyết thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của chính nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác…
Ví dụ:
Nhân vật Võ Tòng trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi) không chỉ được mô tả, thể hiện qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ của nhân vật này mà còn được hiện qua lời của người kể chuyện xưng “tôi” và lời của các nhân vật khác trong truyện.
- Nguyên Hồng: Bỉ vỏ, Cửa biển,…
- Nam Cao: Sống mòn,…
- Nguyễn Công Hoan: Lá ngọc cành vàng, Đống rác cũ,…
- Macxim Gorki: Thời thơ ấu, Kiếm sống, Các trường đại học của tôi,…
- …