Trắc nghiệm Bài 3: Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện - Vật lí 11 Cánh diều
Đề bài
Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 4,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
-
A.
0,3 A.
-
B.
0,25 A.
-
C.
0,5 A.
-
D.
3 A.
Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch
-
A.
tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
-
B.
tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
-
C.
tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
-
D.
tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.
Cho mạch điện như hình vẽ.
Suất điện động E = 28V, điện trở trong r = 2Ω, R = 5Ω. Độ lớn của cường độ dòng điện trong mạch chính là
-
A.
2 A
-
B.
3 A
-
C.
4 A
-
D.
5 A.
. Suất điện động của nguồn điện một chiều là E = 4 V. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích q = 6 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là
-
A.
1,5 mJ
-
B.
6 mJ
-
C.
24 J
-
D.
4 J.
. Công của nguồn điện là
-
A.
lượng điện tích mà nguồn điện sinh ra trong 1 s.
-
B.
công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn.
-
C.
công của dòng điện trong mạch kín sinh ra trong 1 s.
-
D.
công của dòng điện khi dịch chuyển một điện tích dương trong mạch kín.
. Hai điện cực trong pin điện hóa gồm
-
A.
hai vật dẫn điện khác bản chất
-
B.
hai vật dẫn điện cùng bản chất
-
C.
hai vật cách điện cùng bản chất
-
D.
một vật dẫn điện, một vật cách điện.
. Một acquy có suất điện động là 12V, sinh ra công là 720 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong. Biết thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là
-
A.
I = 1,2 A
-
B.
I = 2 A
-
C.
I = 0,2 A
-
D.
I = 12 A.
. Suất điện động của một acquy là 3V, lực lạ đã thực hiện một công là 6 mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là
-
A.
18.10–3 C
-
B.
2.10–3 C
-
C.
0,5.10–3 C
-
D.
1,8.10–3 C.
Một bàn là khi được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ 5 A. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 30 phút, biết giá tiền điện là 2500 đ/(kWh) là.
-
A.
165000 đ
-
B.
16500 đ
-
C.
41250 đ
-
D.
14250 đ
Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 10 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là
-
A.
10 phút
-
B.
7 phút
-
C.
10 s
-
D.
1 h.
Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là
-
A.
48 kJ
-
B.
24 J
-
C.
24000 kJ
-
D.
400 J.
. Một bóng đèn có công suất định mức 100 W sáng bình thường ở hiệu điện thế 220 V. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là
-
A.
5,22 A
-
B.
\(\frac{5}{{22}}\) A
-
C.
\(\frac{5}{{11}}\) A
-
D.
1,21 A.
. Công suất định mức của các dụng cụ điện là
-
A.
công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
-
B.
công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
-
C.
công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
-
D.
công suất trung bình của dụng cụ đó.
Một đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50Ω thì công suất của mạch là
-
A.
10 W
-
B.
5 W
-
C.
40 W
-
D.
80 W.
Để trang trí người ta dùng các bóng đèn 12V – 6W mắc nối tiếp với mạng điện có hiệu điện thế U = 120V. Để các đèn sáng bình thường thì số bóng đèn phải sử dụng là
-
A.
2 bóng
-
B.
10 bóng
-
C.
20 bóng
-
D.
40 bóng.
Một bếp điện có ghi 220V - 1500 W. Điện năng tiêu thụ khi sử dụng bếp trong thời gian 30 phút là
-
A.
22.106 J
-
B.
1500 kJ
-
C.
750 kJ
-
D.
2,7.106 J.
Lời giải và đáp án
Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 4,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
-
A.
0,3 A.
-
B.
0,25 A.
-
C.
0,5 A.
-
D.
3 A.
Đáp án : A
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch \(I = \frac{E}{{r + R}} = \frac{{1,5}}{{0,5 + 4,5}} = 0,3A\)
Đáp án A
Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch
-
A.
tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
-
B.
tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
-
C.
tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
-
D.
tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.
Đáp án : D
Biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch là \(I = \frac{E}{{r + R}}\), vậy cường độ dòng điện trong toàn mạch tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.
Đáp án D
Cho mạch điện như hình vẽ.
Suất điện động E = 28V, điện trở trong r = 2Ω, R = 5Ω. Độ lớn của cường độ dòng điện trong mạch chính là
-
A.
2 A
-
B.
3 A
-
C.
4 A
-
D.
5 A.
Đáp án : C
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch:
\(I = \frac{E}{{r + R}} = \frac{{28}}{{2 + 5}} = 4A\)
Đáp án C.
. Suất điện động của nguồn điện một chiều là E = 4 V. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích q = 6 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là
-
A.
1,5 mJ
-
B.
6 mJ
-
C.
24 J
-
D.
4 J.
Đáp án : C
Áp dụng công thức xác định suất điện động của nguồn
\(E = \frac{A}{q} \Rightarrow A = E.q = {4.6.10^{ - 3}} = {24.10^{ - 3}}J\)
Đáp án C
. Công của nguồn điện là
-
A.
lượng điện tích mà nguồn điện sinh ra trong 1 s.
-
B.
công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn.
-
C.
công của dòng điện trong mạch kín sinh ra trong 1 s.
-
D.
công của dòng điện khi dịch chuyển một điện tích dương trong mạch kín.
Đáp án : B
Công của nguồn điện là công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn.
Đáp án B.
. Hai điện cực trong pin điện hóa gồm
-
A.
hai vật dẫn điện khác bản chất
-
B.
hai vật dẫn điện cùng bản chất
-
C.
hai vật cách điện cùng bản chất
-
D.
một vật dẫn điện, một vật cách điện.
Đáp án : A
Hai điện cực trong pin điện hóa là hai vật dẫn điện có bản chất hóa học khác nhau.
Ví dụ như pin Volta có một cực bằng kẽm, một cực bằng đồng.
Đáp án A.
. Một acquy có suất điện động là 12V, sinh ra công là 720 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong. Biết thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là
-
A.
I = 1,2 A
-
B.
I = 2 A
-
C.
I = 0,2 A
-
D.
I = 12 A.
Đáp án : C
Ta có
A = E.q = E.I.∆t ⇒ \(I = \frac{A}{{E.\Delta t}} = \frac{{720}}{{12.5.60}} = 0,2A\)
Đáp án C.
. Suất điện động của một acquy là 3V, lực lạ đã thực hiện một công là 6 mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là
-
A.
18.10–3 C
-
B.
2.10–3 C
-
C.
0,5.10–3 C
-
D.
1,8.10–3 C.
Đáp án : B
Áp dụng công thức
\(E = \frac{A}{q} \Rightarrow q = \frac{A}{E} = \frac{{{{6.10}^{ - 3}}}}{3} = {2.10^{ - 3}}C\)
Đáp án B.
Một bàn là khi được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ 5 A. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 30 phút, biết giá tiền điện là 2500 đ/(kWh) là.
-
A.
165000 đ
-
B.
16500 đ
-
C.
41250 đ
-
D.
14250 đ
Đáp án : C
Đổi 30 phút = 0,5h
Điện năng tiêu thụ khi sử dụng bàn là này trong 30 ngày là
A = U.I.t = 220.5.(0,5.30) = 16500 Wh = 16,5 kWh
Số tiền điện phải trả là M = 16,5.2500 = 41250 đ
Đáp án C
Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 10 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là
-
A.
10 phút
-
B.
7 phút
-
C.
10 s
-
D.
1 h.
Đáp án : B
Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng 1 kg nước thêm 10C là:
Q = mc∆t = 1.4200.1 = 4200 J
Thời gian cần để điện trở 10 Ω tỏa ra nhiệt lượng trên là
\(t = \frac{Q}{{{I^2}R}} = \frac{{4200}}{{{1^2}.10}} = 420s = 7\)phút
Đáp án B
Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là
-
A.
48 kJ
-
B.
24 J
-
C.
24000 kJ
-
D.
400 J.
Đáp án : A
Áp dụng công thức định luật Jun – Len xơ
Q = I2.R.t = 22.100.(2.60) = 48000 J= 48 kJ
Đáp án A.
. Một bóng đèn có công suất định mức 100 W sáng bình thường ở hiệu điện thế 220 V. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là
-
A.
5,22 A
-
B.
\(\frac{5}{{22}}\) A
-
C.
\(\frac{5}{{11}}\) A
-
D.
1,21 A.
Đáp án : C
Áp dụng công thức P=UI⇒\[I = \frac{P}{U} = \frac{{100}}{{320}} = \frac{5}{{11}}A\]
Đáp án C
. Công suất định mức của các dụng cụ điện là
-
A.
công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
-
B.
công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
-
C.
công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
-
D.
công suất trung bình của dụng cụ đó.
Đáp án : C
Công suất định mức là công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
Đáp án C.
Một đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50Ω thì công suất của mạch là
-
A.
10 W
-
B.
5 W
-
C.
40 W
-
D.
80 W.
Đáp án : C
Từ định luật Ôm \(I = \frac{U}{R}\)
Áp dụng công thức P=U.I
Khi R = R1 = 100 Ω thì \[{P_1} = U.{I_1} = \frac{{{U^2}}}{{{R_1}}} = \frac{{{U^2}}}{{100}} = 20W\]
=> U2 = 100.20 = 2000
Khi R = R2 = 50 Ω thì \[{P_2} = U.{I_2} = \frac{{{U^2}}}{{{R_2}}} = \frac{{{U^2}}}{{50}} = \frac{{2000}}{{50}} = 40W\]
Đáp án C
Để trang trí người ta dùng các bóng đèn 12V – 6W mắc nối tiếp với mạng điện có hiệu điện thế U = 120V. Để các đèn sáng bình thường thì số bóng đèn phải sử dụng là
-
A.
2 bóng
-
B.
10 bóng
-
C.
20 bóng
-
D.
40 bóng.
Đáp án : B
Để các đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế trên hai đầu mỗi đèn là 12 V
Vậy cần mắc nối tiếp N đèn sao cho hiệu điện thế hai đầu mạch là 120 V, U trên mỗi đèn là 12 V. Ta có N = 120 : 12 = 10 bóng đèn.
Đáp án B.
Một bếp điện có ghi 220V - 1500 W. Điện năng tiêu thụ khi sử dụng bếp trong thời gian 30 phút là
-
A.
22.106 J
-
B.
1500 kJ
-
C.
750 kJ
-
D.
2,7.106 J.
Đáp án : D
Đổi 30 phút = 1800 s
Áp dụng công thức
A=P.t=1500.1800=2700000 J=2,7.106J
Đáp án D
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Điện trở Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Cường độ dòng điện Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 3: Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện - Vật lí 11 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 2: Điện trở - Vật lí 11 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 1: Cường độ dòng điện - Vật lí 11 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 3: Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện - Vật lí 11 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 2: Điện trường - Vật lí 11 Cánh diều