Trắc nghiệm Bài 2. Động lượng và năng lượng trong va chạm - Vật Lí 10 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Một quả đạn pháo đang chuyển động thì nổ và bắn thành hai mảnh:

  • A.

    Động lượng và cơ năng toàn phần đều không bảo toàn.

  • B.

    Động lượng và động năng được bảo toàn .

  • C.

    Chỉ cơ năng được bảo toàn.

  • D.

    Chỉ động lượng được bảo toàn.

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây sai:

  • A.

    Động lượng là một đại lượng véctơ

  • B.

    Xung của lực là một địa lượng véctơ

  • C.

    Động lượng tỉ lệ với khối lượng của vật

  • D.

    Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi

Câu 3 :

Một vật chuyển động với vận tốc tăng dần thì có:

  • A.

    động lượng không đổi

  • B.

    Động lượng bằng không

  • C.

    động lượng tăng dần

  • D.

    động lượng giảm dần

Câu 4 :

Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là?

  • A.

    12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.

  • B.

    12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.

  • C.

    6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.

  • D.

    6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.

Câu 5 :

Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động ngược hướng nhau với tốc độ 6 m/s và 2 m/s tới va chạm vào nhau. Sau va chạm, cả hai đều bị bật ngược trở lại với độ lớn vận tốc bằng nhau và bằng 4 m/s. Bỏ qua ma sát. Tỉ số \(\frac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\) bằng:

  • A.

    1,3

  • B.

    0,5

  • C.

    0,6

  • D.

    0,7

Câu 6 :

Phát biểu nào sau đây không đúng

  • A.

    Phát biểu nào sau đây không đúng

  • B.

    Động lượng của một vật là một đại lượng vecto

  • C.

    Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng

  • D.

    Động lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật

Câu 7 :

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi

  • A.

    Vật chuyển động tròn đều

  • B.

    Vật được ném ngang

  • C.

    Vật đang rơi tự do

  • D.

    Vật chuyển động thẳng đều

Câu 8 :

Khi một vật đang rơi, không chịu tác dụng của lực cản không khí thì

  • A.

    động lượng của vật không đổi

  • B.

    động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn

  • C.

    động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng

  • D.

    động lượng của vật thay đổi cả về hướng lẫn độ lớn

Câu 9 :

Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm 𝑡 là

  • A.

    p=mg.sinα.t

  • B.

    p=mgt

  • C.

    p=mg.cosα.t

  • D.

    p=g.sinα.t

Câu 10 :

Một hệ gồm hai vật có khối lượng lần lượt là \({m_1} = 1kg,{m_2} = 2kg\), chuyển động ngược hướng, vận tốc của vật 1 có độ lớn là 2m/s, vận tốc của vật 2 có độ lớn là 1m/s. Tổng động lượng của hệ hai vật là

  • A.

    4 kg.m/s

  • B.

    0 kg.m/s

  • C.

    2 kg.m/s

  • D.

    1 kg.m/s

Câu 11 :

Một vật có khối lượng 2kg và chuyển động với vận tốc 54km/h. Động lượng của vật bằng

  • A.

    20 kg.m/s

  • B.

    30 kg.m/s

  • C.

    40 kg.m/s

  • D.

    50 kg.m/s

Câu 12 :

Một đầu đạn khối lượng 10 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5 kg với vận tốc 600 m/s. Nếu bỏ qua khối lượng của đầu đạn thì vận tốc giật của súng là

  • A.

    1,2 cm/s.

  • B.

    1,2 m/s.

  • C.

    12 cm/s.

  • D.

    12 m/s.

Câu 13 :

Một xe chở cát có khối lượng M = 38 kg đang chạy trên một đường nằm ngang không ma sát với tốc độ 1 m/s. Một vật nhỏ có khối lượng m = 2 kg bay theo phương chuyển động của xe, cùng chiều với tốc độ 7 m/s đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Tốc độ mới của xe bằng:

  • A.

    1,3 m/s.

  • B.

    0,5 m/s.

  • C.

    0,6 m/s.

  • D.

    0,7 m/s.

Câu 14 :

Hai xe lăn có khối lượng m1 = 300 g và m2 = 2 kg chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang ngược hướng nhau với tốc độ tương ứng 2 m/s và 0,8 m/s. Bỏ qua mọi lực cản. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của m1. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc v. Giá trị của v là:

  • A.

    -0,43 m/s.

  • B.

    0,43 m/s.

  • C.

    0,67 m/s.

  • D.

    -0,67 m/s.

Câu 15 :

Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2 = 1 tấn, đang chuyển động cùng chiều với vận tốc v2 = 36 km/h. Vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn là:

  • A.

    4,95 m/s.

  • B.

    15 m/s.

  • C.

    14,85 m/s.

  • D.

    4,5 m/s.

Câu 16 :

Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400 g, có gắn một lò xo, xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe gắn lại với nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo. Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra, và sau một thời gian ∆t rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ lần lượt là 1,5 m/s và 1 m/s. Bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian ∆t. Giá trị của m2 bằng:

  • A.

    0,4 kg.

  • B.

    0,5 kg.

  • C.

    0,6 kg.

  • D.

    0,7 kg.

Câu 17 :

Trên phương Ox ngang, bắn một hòn bi thép với tốc độ v1 vào một hòn bi thủy tinh đang nằm yên. Sau khi va chạm, hai hòn bi cùng chuyển động về phía trước, nhưng bi thủy tinh có tốc độ gấp 3 lần tốc độ của bi thép. Biết khối lượng của bi thép bằng 3 lần khối lượng bi thủy tinh. Bỏ qua mọi lực cản. Tốc độ của bi thép sau va chạm là:

  • A.

    0,5v1.

  • B.

    1,5v1.

  • C.

    3v1.

  • D.

    2,5v1.

Câu 18 :

Chuyển động bằng phản lực tuân theo định luật nào:

  • A.

    Định luật I Newton.

  • B.

    Định luật II Newton.

  • C.

    Định luật III Newton.

  • D.

    Định luật bảo toàn động lượng.

Câu 19 :

Định luật bảo toàn động lượng phát biểu:

  • A.

    Động lượng của một hệ là đại lượng bảo toàn.

  • B.

    Động lượng của một kín có độ lớn không đổi.

  • C.

    Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn

  • D.

    Động lượng là đại lượng bảo toàn.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một quả đạn pháo đang chuyển động thì nổ và bắn thành hai mảnh:

  • A.

    Động lượng và cơ năng toàn phần đều không bảo toàn.

  • B.

    Động lượng và động năng được bảo toàn .

  • C.

    Chỉ cơ năng được bảo toàn.

  • D.

    Chỉ động lượng được bảo toàn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng lí thuyết về hệ kín

Lời giải chi tiết :

Hệ viên đạn (hai mảnh đạn) ngay khi nổ là một hệ kín nên động lượng hệ được bảo toàn.

Câu 2 :

Phát biểu nào sau đây sai:

  • A.

    Động lượng là một đại lượng véctơ

  • B.

    Xung của lực là một địa lượng véctơ

  • C.

    Động lượng tỉ lệ với khối lượng của vật

  • D.

    Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi

Lời giải chi tiết :

Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều thay đổi về hướng vì vận tốc của vật trong chuyển động tròn đều tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động

Câu 3 :

Một vật chuyển động với vận tốc tăng dần thì có:

  • A.

    động lượng không đổi

  • B.

    Động lượng bằng không

  • C.

    động lượng tăng dần

  • D.

    động lượng giảm dần

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Động lượng là một đại lượng vectơ có cùng hướng với vận tốc của vật \(p = m.v\)

Lời giải chi tiết :

Vì vận tốc của vật tăng dần nên động lượng của vật tăng dần

Câu 4 :

Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là?

  • A.

    12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.

  • B.

    12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.

  • C.

    6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.

  • D.

    6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hệ viên đạn (hai mảnh đạn) ngay khi nổ là một hệ kín nên động lượng của hệ được bảo toàn

Lời giải chi tiết :

Hệ viên đạn (hai mảnh đạn) ngay khi nổ là một hệ kín nên động lượng của hệ được bảo toàn: \(m\overrightarrow v  = {m_1}\overrightarrow {{v_1}}  + (m - {m_1})\overrightarrow {{v_2}} \)

Do: \(\overrightarrow {{v_1}}  \uparrow  \uparrow \overrightarrow v  \Rightarrow {v_2} = \frac{{mv - {m_1}{v_1}}}{{m - {m_1}}} = \frac{{(10 - 25.0,6)m}}{{(1 - 0,6)m}} =  - 12,5m/s\)

Dấu “-“ chứng tỏ mảnh đạn thứ hai sẽ chuyển động ngược chiều chuyển động ban đầu của viên đạn và mảnh đạn thứ nhất.

Câu 5 :

Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động ngược hướng nhau với tốc độ 6 m/s và 2 m/s tới va chạm vào nhau. Sau va chạm, cả hai đều bị bật ngược trở lại với độ lớn vận tốc bằng nhau và bằng 4 m/s. Bỏ qua ma sát. Tỉ số \(\frac{{{m_1}}}{{{m_2}}}\) bằng:

  • A.

    1,3

  • B.

    0,5

  • C.

    0,6

  • D.

    0,7

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của m1 lúc đầu.

Trước va chạm: \(p = {m_1}{v_1} - {m_2}{v_2}\)

Sau va chạm: \(p' =  - {m_1}v{'_1} + {m_2}v{'_2}\)

Theo phương ngang không có lực tác dụng lên hệ nên động lượng của hệ được bảo toàn.

\({m_1}{v_1} - {m_2}{v_2} = {m_1}v{'_1} - {m_2}v{'_2} \Leftrightarrow 6{m_1} - 2{m_2} =  - 4{m_1} + 4{m_2} \Rightarrow \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \frac{6}{{10}} = 0,6\)

Câu 6 :

Phát biểu nào sau đây không đúng

  • A.

    Phát biểu nào sau đây không đúng

  • B.

    Động lượng của một vật là một đại lượng vecto

  • C.

    Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng

  • D.

    Động lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng lí thuyết về động lượng của vật

Lời giải chi tiết :

- Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p  = m.\overrightarrow v \)

- Động lượng là một đại lượng vectơ có cùng hướng với vận tốc của vật.

- Đơn vị động lượng: kg.m/s.

Câu 7 :

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi

  • A.

    Vật chuyển động tròn đều

  • B.

    Vật được ném ngang

  • C.

    Vật đang rơi tự do

  • D.

    Vật chuyển động thẳng đều

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p  = m.\overrightarrow v \)

Lời giải chi tiết :

Khi vật chuyển động thẳng đều thì vecto vận tốc của vật không thay đổi nên động lượng của vật không thay đổi

Câu 8 :

Khi một vật đang rơi, không chịu tác dụng của lực cản không khí thì

  • A.

    động lượng của vật không đổi

  • B.

    động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn

  • C.

    động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng

  • D.

    động lượng của vật thay đổi cả về hướng lẫn độ lớn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p  = m.\overrightarrow v \)

Lời giải chi tiết :

Khi vật đang rơi thì vecto vận tốc của vật hướng xuống, độ lớn vận tốc của vật thay đổi theo thời gian (nhanh dần đều) nên động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn

Câu 9 :

Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm 𝑡 là

  • A.

    p=mg.sinα.t

  • B.

    p=mgt

  • C.

    p=mg.cosα.t

  • D.

    p=g.sinα.t

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính động lượng của chất điểm tại thời điểm t

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\overrightarrow p  = \overrightarrow F .t \Rightarrow p = P.\sin \alpha .t = mg.\sin \alpha .t\)

Câu 10 :

Một hệ gồm hai vật có khối lượng lần lượt là \({m_1} = 1kg,{m_2} = 2kg\), chuyển động ngược hướng, vận tốc của vật 1 có độ lớn là 2m/s, vận tốc của vật 2 có độ lớn là 1m/s. Tổng động lượng của hệ hai vật là

  • A.

    4 kg.m/s

  • B.

    0 kg.m/s

  • C.

    2 kg.m/s

  • D.

    1 kg.m/s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính động lượng của hệ: \(\overrightarrow p  = \overrightarrow {{p_1}}  + \overrightarrow {{p_2}} \)

Lời giải chi tiết :

Tổng động lượng của hệ hai vật: \(\overrightarrow p  = \overrightarrow {{p_1}}  + \overrightarrow {{p_2}} \)

Hai vật bay ngược hướng \(p = {p_2} - {p_1} = {m_2}{v_2} - {m_1}{v_1} = 2.1 - 1.2 = 0\)

Câu 11 :

Một vật có khối lượng 2kg và chuyển động với vận tốc 54km/h. Động lượng của vật bằng

  • A.

    20 kg.m/s

  • B.

    30 kg.m/s

  • C.

    40 kg.m/s

  • D.

    50 kg.m/s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính động lượng: \(\overrightarrow p  = m.\overrightarrow v \)

Lời giải chi tiết :

Vận tốc của vật là: v = 54 km/h = 15 m/s

Động lượng của vật là: p = m.v = 2.15 = 30 kg.m/s

Câu 12 :

Một đầu đạn khối lượng 10 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5 kg với vận tốc 600 m/s. Nếu bỏ qua khối lượng của đầu đạn thì vận tốc giật của súng là

  • A.

    1,2 cm/s.

  • B.

    1,2 m/s.

  • C.

    12 cm/s.

  • D.

    12 m/s.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều (+) là chiều chuyển động của viên đạn.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:

\(\overrightarrow {{p_t}}  = {m_1}\overrightarrow {{v_1}}  + {m_2}\overrightarrow {{v_2}}  = \overrightarrow 0 \)

Vì: \(\overrightarrow {{v_1}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{v_2}}  \Rightarrow {m_1}{v_1} - {m_2}{v_2} = 0 \Rightarrow {v_2} = 1,2m/s\)

Câu 13 :

Một xe chở cát có khối lượng M = 38 kg đang chạy trên một đường nằm ngang không ma sát với tốc độ 1 m/s. Một vật nhỏ có khối lượng m = 2 kg bay theo phương chuyển động của xe, cùng chiều với tốc độ 7 m/s đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Tốc độ mới của xe bằng:

  • A.

    1,3 m/s.

  • B.

    0,5 m/s.

  • C.

    0,6 m/s.

  • D.

    0,7 m/s.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe lúc đầu.

Trước va chạm: \(p = M{v_1} + m{v_2}\)

Sau va chạm: \(p' = (M + m)v\)

Theo phương ngang không có lực tác dụng lên hệ nên động lượng của hệ được bảo toàn.

\(M{v_1} + m{v_2} = (M + m)v \Leftrightarrow v = \frac{{M{v_1} + m{v_2}}}{{M + m}} = \frac{{38.1 + 2.7}}{{38 + 2}} = 1,3m/s\)

Câu 14 :

Hai xe lăn có khối lượng m1 = 300 g và m2 = 2 kg chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang ngược hướng nhau với tốc độ tương ứng 2 m/s và 0,8 m/s. Bỏ qua mọi lực cản. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của m1. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc v. Giá trị của v là:

  • A.

    -0,43 m/s.

  • B.

    0,43 m/s.

  • C.

    0,67 m/s.

  • D.

    -0,67 m/s.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đổi đơn vị 300 g = 0,3 kg.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của m1 lúc đầu.

Trước va chạm: \(p = {m_1}{v_1} - {m_2}{v_2}\)

Sau va chạm, giả sử v cùng chiều dương: \(p' = ({m_1} + {m_2})v\)

Bỏ qua mọi lực cản nên động lượng của hệ được bảo toàn.

\({m_1}{v_1} - {m_2}{v_2} = ({m_1} + {m_2})v \Rightarrow v = \frac{{{m_1}{v_1} - {m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}} = \frac{{0,3.2 - 2.0,8}}{{0,3 + 2}} \approx  - 0,43m/s\)

Vậy sau va chạm, vận tốc mới của hệ là – 0,43 m/s. Dấu “-” thể hiện hướng ngược chiều dương.

Câu 15 :

Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2 = 1 tấn, đang chuyển động cùng chiều với vận tốc v2 = 36 km/h. Vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn là:

  • A.

    4,95 m/s.

  • B.

    15 m/s.

  • C.

    14,85 m/s.

  • D.

    4,5 m/s.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Va chạm giữa viên đạn và toa xe là va chạm mềm nên động lượng của hệ (đạn + xe) là không đổi

Lời giải chi tiết :

Đổi đơn vị: 36 km/h = 10 m/s.

1 tấn = 1000 kg.

Va chạm giữa viên đạn và toa xe là va chạm mềm nên động lượng của hệ (đạn + xe) là không đổi: \({m_1}\overrightarrow {{v_1}}  + {m_2}\overrightarrow {{v_2}}  = ({m_1} + {m_2})\overrightarrow v \)

Do: \(\overrightarrow {{v_1}}  \uparrow  \uparrow \overrightarrow {{v_2}}  \Rightarrow v = \frac{{{m_1}{v_1} + {m_2}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}} = \frac{{10.500 + 1000.10}}{{10 + 1000}} \approx 14,85m/s\)

Câu 16 :

Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400 g, có gắn một lò xo, xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe gắn lại với nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo. Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra, và sau một thời gian ∆t rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ lần lượt là 1,5 m/s và 1 m/s. Bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian ∆t. Giá trị của m2 bằng:

  • A.

    0,4 kg.

  • B.

    0,5 kg.

  • C.

    0,6 kg.

  • D.

    0,7 kg.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Theo phương ngang không có lực tác dụng lên hệ nên động lượng của hệ bảo toàn

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe 1.

Theo phương ngang không có lực tác dụng lên hệ nên động lượng của hệ bảo toàn:

\({m_1}\overrightarrow {{v_1}}  + {m_2}\overrightarrow {{v_2}}  = \overrightarrow 0 \)

Chiếu biểu thức vecto xuống chiều dương đã chọn:

0 = m1v1+m2v2 ⇔ 0 = 0,4.1,5 + m2.(−1) ⇒ m2 = 0,6 kg

Câu 17 :

Trên phương Ox ngang, bắn một hòn bi thép với tốc độ v1 vào một hòn bi thủy tinh đang nằm yên. Sau khi va chạm, hai hòn bi cùng chuyển động về phía trước, nhưng bi thủy tinh có tốc độ gấp 3 lần tốc độ của bi thép. Biết khối lượng của bi thép bằng 3 lần khối lượng bi thủy tinh. Bỏ qua mọi lực cản. Tốc độ của bi thép sau va chạm là:

  • A.

    0,5v1.

  • B.

    1,5v1.

  • C.

    3v1.

  • D.

    2,5v1.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bỏ qua mọi lực cản, hệ trở thành hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động ban đầu của bi thép.

Bỏ qua mọi lực cản, hệ trở thành hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.

m1v1=m1v1′+m2v2′=m1.v1′+m1/3.3v1′=2m1v1′⇒v1′ =0,5v1

Câu 18 :

Chuyển động bằng phản lực tuân theo định luật nào:

  • A.

    Định luật I Newton.

  • B.

    Định luật II Newton.

  • C.

    Định luật III Newton.

  • D.

    Định luật bảo toàn động lượng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng lí thuyết chuyển động bằng phản lực

Lời giải chi tiết :

Trong không gian vũ trụ (không có không khí), chuyển động của tên lửa hay chuyển động bằng phản lực không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài nên động lượng được bảo toàn.

Câu 19 :

Định luật bảo toàn động lượng phát biểu:

  • A.

    Động lượng của một hệ là đại lượng bảo toàn.

  • B.

    Động lượng của một kín có độ lớn không đổi.

  • C.

    Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn

  • D.

    Động lượng là đại lượng bảo toàn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng lí thuyết về động lượng

Lời giải chi tiết :

Nếu không có ngoại lực nào tác dụng lên hệ thì tổng động lượng của hệ không đổi, tức là được bảo toàn. không đổi.