Trắc nghiệm Bài 2. Một số lực thường gặp - Vật Lí 10 Cánh diều
Đề bài
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do
-
B.
Trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất
-
C.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra chuyển động cho vật
-
D.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra biến đổi cho vật.
Chọn câu sai. Ở gần Trái Đất, trọng lực có:
-
A.
Phương thẳng đứng
-
B.
Chiều từ trên xuống
-
C.
Điểm đặt tại trọng tâm của vật
-
D.
Trong mọi trường hợp, trọng lực đều có độ lớn là 10.m
Một vật có khối lượng 2 kg được đặt trên mặt bàn. Trọng lượng của vật bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
20 N
-
B.
19,6 N
-
C.
19,4 N
-
D.
19 N
Một vật có khối lượng m, gia tốc trọng trường là g. Nếu khối lượng của vật tăng lên 2 lần thì trọng lượng của vật:
-
A.
tăng lên 2 lần
-
B.
giảm đi 2 lần
-
C.
tăng lên 4 lần
-
D.
không đổi
Chọn câu sai. Lực căng do sợi dây tác dụng vào vật:
-
A.
có phương trùng với phương của sợi dây
-
B.
cùng chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây
-
C.
ngược chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây
-
D.
Cả A và C đều đúng
Một vật được treo vào một sợi dây không dãn trên trần nhà, các lực tác dụng vào vật là:
-
A.
Trọng lực P
-
B.
Lực căng T
-
C.
Trọng lực P, lực căng T
-
D.
Trọng lực P, phản lực N, lực căng T
Một vật có khối lượng 5 kg được treo vào hai sợi dây không dãn. Biết lực căng của 1 sợi dây là 25 N. Hỏi sau khi treo vật vào thì tình trạng của sợi dây như thế nào? Lấy g = 10 m/s2
-
A.
đứt ngay lập tức
-
B.
được một thời gian ngắn thì sợi dây từ từ đứt
-
C.
sợi dây không bị đứt
-
D.
một sợi dây đứt, một sợi không bị đứt.
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát
-
B.
Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc
-
C.
Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng của vật
-
D.
Tất cả A, B, C đều sai
Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Lực ma sát nghỉ có giá nằm ngoài mặt tiếp xúc giữa hai vật
-
B.
Lực ma sát nghỉ có chiều cùng chiều với ngoại lực
-
C.
Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật
-
D.
Độ lớn của lực ma sát nghỉ \({F_{m{\rm{s}}n}} > {\mu _n}N\)
Lực ma sát trượt xuất hiện:
-
A.
ở phía dưới mặt tiếp xúc khi hai vật đặt trên bề mặt của nhau.
-
B.
ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
-
C.
khi hai vật đặt gần nhau.
-
D.
khi có hai vật ở cạnh nhau.
Chọn phát biểu sai?
-
A.
Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau
-
B.
Lực ma sát trượt có phương cùng phương với vận tốc tương đối của vật ấy với vật kia
-
C.
Độ lớn của lực ma sát trượt: \({F_{m{\rm{st}}}} = {\mu _t}N\)
-
D.
\({\mu _t}\) không phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc
Lực ma sát trượt
-
A.
chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.
-
B.
phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
-
C.
tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
-
D.
phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
Một vật có trọng lượng \(N\) trượt trên một mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là \(\mu \). Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là:
-
A.
\({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}N\)
-
B.
\({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}\overrightarrow N \)
-
C.
\(\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}t}}} = {\mu _t}\overrightarrow N \)
-
D.
\(\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}t}}} = {\mu _t}N\)
Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là:
-
A.
lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.
-
B.
lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.
-
C.
lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.
-
D.
lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.
Khi một vật lăn trên mặt một vật khác:
-
A.
Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và có tác dụng cản trở sự lăn đó
-
B.
Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và không có tác dụng cản trở sự lăn đó
-
C.
Lực ma sát lăn không xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật
-
D.
Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và có tác dụng làm gia tăng sự lăn đó
Chọn phương án sai.
-
A.
Viên gạch nằm trên mặt phẳng nghiêng chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ
-
B.
Lực ma sát trượt chỉ xuất hiện khi có sự trượt tương đối giữa hai vật rắn
-
C.
Lực ma sát lăn tỉ lệ với lực nén vuông góc với mặt tiếp xúc và hệ số ma sát lăn bằng hệ số ma sát trượt
-
D.
Hướng của lực ma sát trượt tiếp tuyến với mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động tương đối
Chiều của lực ma sát nghỉ:
-
A.
ngược chiều với gia tốc của vật
-
B.
ngược chiều với vận tốc của vật
-
C.
vuông góc với mặt tiếp xúc
-
D.
tiếp tuyến với mặt tiếp xúc
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nằm ngang. Sau khi truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:
-
A.
lực ma sát
-
B.
phản lực
-
C.
lực tác dụng ban đầu
-
D.
quán tính
Một vận động viên môn khúc côn cầu dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 20 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,40. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
39 m
-
B.
45 m
-
C.
51 m
-
D.
57 m
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu diện tích hai mặt tiếp xúc tăng lên?
-
A.
Tăng lên
-
B.
Giảm đi
-
C.
Không thay đổi
-
D.
Không biết được
Một người đứng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào?
-
A.
Trọng lực
-
B.
Lực đàn hồi
-
C.
Lực ma sát
-
D.
Trọng lực và lực ma sát
A và B cùng nhau đẩy một thùng hàng chuyển động thẳng trên sàn nhà. Thùng hàng có khối lượng 100 kg. A đẩy với một lực 400 N. B đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là 0,2. Hỏi gia tốc của thùng hàng bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
-
A.
0,05 m/s2
-
B.
0,5 m/s2
-
C.
5 m/s2
-
D.
50 m/s2
Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3 m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là 0,2. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
2,0 m
-
B.
2,1 m
-
C.
2,2 m
-
D.
2,3 m
Vì sao đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su?
-
A.
Để làm đẹp
-
B.
Để làm giảm ma sát
-
C.
Để làm tăng ma sát nghỉ
-
D.
Tất cả các đáp án đều sai.
Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 50 kg theo phương ngang với lực 200 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng và thùng là 0,3. Gia tốc của thùng là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
1,06 m/s2
-
B.
1,08 m/s2
-
C.
1,10 m/s2
-
D.
1,12 m/s2
Một ô tô m = 1,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang chịu tác dụng của lực phát động 3300 N. Cho xe chuyển động với vận tốc đầu 10 m/s. Sau khi đi được 75 m ô tô đạt vận tốc 72 km/h. Tính lực ma sát giữa xe và mặt đường, thời gian ô tô chuyển động. Sau đó xe tắt máy hãm phanh sau 4 s xe dừng hẳn. Tính hệ số ma sát trượt giữa xe và mặt đường (lúc này xe trượt mà không lăn).
-
A.
500 N; 4 s; 0,25
-
B.
300 N; 5 s; 0,25
-
C.
300 N; 5 s; 0,5
-
D.
500 N; 4 s; 0,5
Xe khối lượng 1 tấn chuyển động thẳng đều lên dốc dài 200 m, cao 10 m với vận tốc 18 km/h. Biết hệ số ma sát có giá trị là 0,01. Xác định lực kéo của động cơ để xe có trạng thái nêu trên?
-
A.
600 N
-
B.
500 N
-
C.
200 N
-
D.
100 N
Một xe lăn có khối lượng 35 kg, khi đẩy bằng một lực 70 N có phương nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều. Khi chất lên xe một kiện hàng, phải tác dụng lực 100 N nằm ngang để xe chuyển động thẳng đều. Biết xe chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang và lực ma sát giữa xe và mặt sàn là đáng kể, lấy g = 10 m/s2 . Khối lượng của kiện hàng là:
-
A.
15 kg
-
B.
12 kg
-
C.
25 kg
-
D.
10 kg
Một học sinh đẩy một hộp đựng sách trượt trên sàn nhà. Lực đẩy ngang là 180 N. Hộp có khối lượng 35 kg. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn là 0,27. Hãy tìm gia tốc của hộp. Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
0,25 m/s2
-
B.
5 m/s2
-
C.
0,5 m/s2
-
D.
2,5 m/s2
Một quyển sách được thả trượt từ đỉnh của một bàn nghiêng một góc α = 350 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa mặt dưới của quyển sách với mặt bàn là μ = 0,5. Tìm gia tốc của quyển sách. Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
1,6 m/s2
-
B.
9,63 m/s2
-
C.
3,2 m/s2
-
D.
2 m/s2
Vật khối lượng m nằm trên ván nằm ngang. Nâng dần một đầu tấm ván lên, hỏi góc hợp bởi mặt phẳng ván và phương ngang phải bằng bao nhiêu thì vật bắt đầu trượt. Biết hệ số ma sát trượt là 0,577.
-
A.
260
-
B.
300
-
C.
350
-
D.
600
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do
-
B.
Trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất
-
C.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra chuyển động cho vật
-
D.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra biến đổi cho vật.
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức đã học
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gấy ra cho vật gia tốc rơi tự do
Chọn câu sai. Ở gần Trái Đất, trọng lực có:
-
A.
Phương thẳng đứng
-
B.
Chiều từ trên xuống
-
C.
Điểm đặt tại trọng tâm của vật
-
D.
Trong mọi trường hợp, trọng lực đều có độ lớn là 10.m
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết đã học
Ở gần Trái Đất, trọng lực có:
+ Phương thẳng đứng
+ Chiều từ trên xuống dưới
+ Điểm đặt tại trọng tâm của vật
+ Độ lớn: P = m.g
=> A, B, C đúng
Đáp án D chỉ đúng trong một số trường hợp có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2
Một vật có khối lượng 2 kg được đặt trên mặt bàn. Trọng lượng của vật bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
20 N
-
B.
19,6 N
-
C.
19,4 N
-
D.
19 N
Đáp án : B
Biểu thức tính trọng lượng của vật: P = m.g
Ta có m = 2 kg; g = 9,8 m/s2
=> Trọng lượng của vật là: P = m.g = 2.9,8 = 19,6 N
Một vật có khối lượng m, gia tốc trọng trường là g. Nếu khối lượng của vật tăng lên 2 lần thì trọng lượng của vật:
-
A.
tăng lên 2 lần
-
B.
giảm đi 2 lần
-
C.
tăng lên 4 lần
-
D.
không đổi
Đáp án : A
Biểu thức tính trọng lượng của vật: P = m.g
Ta có P = m.g
=> P tỉ lệ thuận với m khi g không thay đổi
=> m tăng lên 2 lần thì P cũng tăng lên 2 lần
Chọn câu sai. Lực căng do sợi dây tác dụng vào vật:
-
A.
có phương trùng với phương của sợi dây
-
B.
cùng chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây
-
C.
ngược chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây
-
D.
Cả A và C đều đúng
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức đã học
Lực căng do sợi dây tác dụng vào vật có phương trùng với phương của sợi dây, có ciều ngược với chiều của lực do vật kéo dãn dây.
Một vật được treo vào một sợi dây không dãn trên trần nhà, các lực tác dụng vào vật là:
-
A.
Trọng lực P
-
B.
Lực căng T
-
C.
Trọng lực P, lực căng T
-
D.
Trọng lực P, phản lực N, lực căng T
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức đã học
Vật có khối lượng => Có trọng lực P
Vật được treo vào sợi dây => Có lực căng T
Một vật có khối lượng 5 kg được treo vào hai sợi dây không dãn. Biết lực căng của 1 sợi dây là 25 N. Hỏi sau khi treo vật vào thì tình trạng của sợi dây như thế nào? Lấy g = 10 m/s2
-
A.
đứt ngay lập tức
-
B.
được một thời gian ngắn thì sợi dây từ từ đứt
-
C.
sợi dây không bị đứt
-
D.
một sợi dây đứt, một sợi không bị đứt.
Đáp án : C
Biểu thức tính trọng lượng của vật: P = m.g
Trọng lực của vật là: P = m.g = 5.10 = 50 (N)
Lực căng của 2 sợi dây là: 2.25 = 50 (N)
=> Lực căng có độ lớn bằng trọng lực, vật nằm cân bằng, sợi dây không đứt
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát
-
B.
Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc
-
C.
Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng của vật
-
D.
Tất cả A, B, C đều sai
Đáp án : A
A - đúng
B, C, D - sai
Chọn phát biểu đúng.
-
A.
Lực ma sát nghỉ có giá nằm ngoài mặt tiếp xúc giữa hai vật
-
B.
Lực ma sát nghỉ có chiều cùng chiều với ngoại lực
-
C.
Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật
-
D.
Độ lớn của lực ma sát nghỉ \({F_{m{\rm{s}}n}} > {\mu _n}N\)
Đáp án : C
A - sai vì: Lực ma sát nghỉ có giá luôn nằm trong mặt tiếp xúc giữa hai vật
B - sai vì: Lực ma sát nghỉ có chiều ngược chiều với ngoại lực
C - đúng
D - sai vì: Độ lớn của lực ma sát nghỉ\({F_{m{\rm{s}}n}} \le {\mu _n}N\)
Lực ma sát trượt xuất hiện:
-
A.
ở phía dưới mặt tiếp xúc khi hai vật đặt trên bề mặt của nhau.
-
B.
ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
-
C.
khi hai vật đặt gần nhau.
-
D.
khi có hai vật ở cạnh nhau.
Đáp án : B
Lực ma sát trượt \(({\overrightarrow F _{m{\rm{st}}}})\) xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
Chọn phát biểu sai?
-
A.
Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau
-
B.
Lực ma sát trượt có phương cùng phương với vận tốc tương đối của vật ấy với vật kia
-
C.
Độ lớn của lực ma sát trượt: \({F_{m{\rm{st}}}} = {\mu _t}N\)
-
D.
\({\mu _t}\) không phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc
Đáp án : D
A, B, C - đúng
D - sai vì: \({\mu _t}\) hầu như không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc mà phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc (có nhẵn hay không, làm bằng vật liệu gì)
Lực ma sát trượt
-
A.
chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.
-
B.
phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
-
C.
tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
-
D.
phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
Đáp án : B
Lực ma sát trượt: \({F_{m{\rm{st}}}} = {\mu _t}N\)=> phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
Một vật có trọng lượng \(N\) trượt trên một mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là \(\mu \). Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là:
-
A.
\({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}N\)
-
B.
\({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}\overrightarrow N \)
-
C.
\(\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}t}}} = {\mu _t}\overrightarrow N \)
-
D.
\(\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}t}}} = {\mu _t}N\)
Đáp án : A
Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là: \({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}N\)
Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là:
-
A.
lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.
-
B.
lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.
-
C.
lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.
-
D.
lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.
Đáp án : D
Vận dụng lý thuyết về các loại lực
Lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước khi người đó kéo một thùng hàng chuyển động là lực mà mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.
Khi một vật lăn trên mặt một vật khác:
-
A.
Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và có tác dụng cản trở sự lăn đó
-
B.
Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và không có tác dụng cản trở sự lăn đó
-
C.
Lực ma sát lăn không xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật
-
D.
Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và có tác dụng làm gia tăng sự lăn đó
Đáp án : A
Khi một vật lăn trên mặt một vật khác, lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và có tác dụng cản trở sự lăn đó
Chọn phương án sai.
-
A.
Viên gạch nằm trên mặt phẳng nghiêng chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ
-
B.
Lực ma sát trượt chỉ xuất hiện khi có sự trượt tương đối giữa hai vật rắn
-
C.
Lực ma sát lăn tỉ lệ với lực nén vuông góc với mặt tiếp xúc và hệ số ma sát lăn bằng hệ số ma sát trượt
-
D.
Hướng của lực ma sát trượt tiếp tuyến với mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động tương đối
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C - sai vì: Lực ma sát lăn cũng tỉ lệ với áp lực N giống như ma sát trượt nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt hàng chục lần.
Chiều của lực ma sát nghỉ:
-
A.
ngược chiều với gia tốc của vật
-
B.
ngược chiều với vận tốc của vật
-
C.
vuông góc với mặt tiếp xúc
-
D.
tiếp tuyến với mặt tiếp xúc
Đáp án : B
Ta có, lực ma sát nghỉ có chiều ngược chiều với ngoại lực hay chính là ngược chiều với vận tốc của vật
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nằm ngang. Sau khi truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:
-
A.
lực ma sát
-
B.
phản lực
-
C.
lực tác dụng ban đầu
-
D.
quán tính
Đáp án : A
Sử dụng lí thuyết về lực ma sát: Lực ma sát cản trở chuyển động
Do có ma sát cản trở chuyển động nên vật chuyển động chậm dần.
Một vận động viên môn khúc côn cầu dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 20 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,40. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
39 m
-
B.
45 m
-
C.
51 m
-
D.
57 m
Đáp án : C
Áp dụng các công thức:
\(\begin{array}{l}{F_{ms}} = \mu .N = \mu .m.g\\F = m.a\\{v^2} - v_0^2 = 2.a.S\end{array}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}{F_{ms}} = \mu .N = \mu .m.g\\F = m.a\end{array}\)
\( \to \left| a \right| = \mu .g = 0,4.9,8 = 3,92m/{s^2}\)
Vì lực ma sát cản trở chuyển động nên ta có:
\(\begin{array}{l}{v^2} - v_0^2 = 2.a.S\\ \Rightarrow S = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2.a}} = \frac{{{0^2} - {{20}^2}}}{{2.( - 3,92)}} = 51(m)\end{array}\)
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu diện tích hai mặt tiếp xúc tăng lên?
-
A.
Tăng lên
-
B.
Giảm đi
-
C.
Không thay đổi
-
D.
Không biết được
Đáp án : C
Sử dụng lí thuyết về lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật
Ta có hệ số của lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật nên khi diện tích hai mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc không đổi
Một người đứng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào?
-
A.
Trọng lực
-
B.
Lực đàn hồi
-
C.
Lực ma sát
-
D.
Trọng lực và lực ma sát
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức đã học
Bàn chân ép vào mặt đất một lực đàn hồi theo phương vuông góc với mặt đất, làm cho mặt đất và bàn chân bị biến dạng
A và B cùng nhau đẩy một thùng hàng chuyển động thẳng trên sàn nhà. Thùng hàng có khối lượng 100 kg. A đẩy với một lực 400 N. B đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là 0,2. Hỏi gia tốc của thùng hàng bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
-
A.
0,05 m/s2
-
B.
0,5 m/s2
-
C.
5 m/s2
-
D.
50 m/s2
Đáp án : C
Áp dụng công thức
\(\begin{array}{l}{F_{ms}} = \mu .N = \mu .m.g\\F = m.a\end{array}\)
\({F_{ms}} = \mu .N = \mu .m.g = 0,2.100.10 = 200(N)\)
Chọn chiều dương là chiều đẩy thùng hàng
Theo định luật 2 Newton ta có: \(\overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{ms}}} + \overrightarrow {{F_d}} = m.\overrightarrow a \)
Chiếu lên chiều dương theo phương ngang ta có:
\(\begin{array}{l}{F_d} - {F_{ms}} = m.a\\ \Rightarrow a = \frac{{{F_d} - {F_{ms}}}}{m} = \frac{{300 + 400 - 200}}{{100}} = 5(m/{s^2})\end{array}\)
Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3 m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là 0,2. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
2,0 m
-
B.
2,1 m
-
C.
2,2 m
-
D.
2,3 m
Đáp án : D
Áp dụng các công thức:
\(\begin{array}{l}{F_{ms}} = \mu .N = \mu .m.g\\F = m.a\\{v^2} - v_0^2 = 2.a.S\end{array}\)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật
Theo định luật 2 Newton, ta có: \(\overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{ms}}} = m.\overrightarrow a \)
Chiếu lên chiều dương của chuyển động, ta có:
\(\begin{array}{l} - {F_{ms}} = m.a \Leftrightarrow - \mu .m.g = m.a\\ \Rightarrow a = - \mu .g = - 0,2.9,8 = - 1,96(m/{s^2})\end{array}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}{v^2} - v_0^2 = 2.a.S\\ \Rightarrow S = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2.a}} = \frac{{{0^2} - {3^2}}}{{2.( - 1,96)}} \approx 2,3(m)\end{array}\)
Vì sao đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su?
-
A.
Để làm đẹp
-
B.
Để làm giảm ma sát
-
C.
Để làm tăng ma sát nghỉ
-
D.
Tất cả các đáp án đều sai.
Đáp án : C
Sử dụng lí thuyết về vai trò của lực ma sát nghỉ trong đời sống: lực ma sát nghỉ giúp ta cầm nắm được các vật, là lực phát động giúp cho con người, động vật, xe cộ chuyển động được ...
Đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su để làm tăng ma sát nghỉ
Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 50 kg theo phương ngang với lực 200 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng và thùng là 0,3. Gia tốc của thùng là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
1,06 m/s2
-
B.
1,08 m/s2
-
C.
1,10 m/s2
-
D.
1,12 m/s2
Đáp án : A
Áp dụng công thức:
\(\begin{array}{l}F = m.a\\{F_{ms}} = \mu .N = \mu .m.g\end{array}\)
Chọn chiều dương là chiều của lực tác dụng
Theo định luật 2 Newton, ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow {{F_{ms}}} + \overrightarrow P + \overrightarrow N = m.\overrightarrow a \)
Chiếu lên chiều dương theo phương ngang, ta có:
\(\begin{array}{l}F - {F_{ms}} = m.a\\ \Rightarrow a = \frac{{F - {F_{ms}}}}{m} = \frac{{F - \mu .m.g}}{m} = \frac{{200 - 0,3.50.9,8}}{{50}} = 1,06(m/{s^2})\end{array}\)
Một ô tô m = 1,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang chịu tác dụng của lực phát động 3300 N. Cho xe chuyển động với vận tốc đầu 10 m/s. Sau khi đi được 75 m ô tô đạt vận tốc 72 km/h. Tính lực ma sát giữa xe và mặt đường, thời gian ô tô chuyển động. Sau đó xe tắt máy hãm phanh sau 4 s xe dừng hẳn. Tính hệ số ma sát trượt giữa xe và mặt đường (lúc này xe trượt mà không lăn).
-
A.
500 N; 4 s; 0,25
-
B.
300 N; 5 s; 0,25
-
C.
300 N; 5 s; 0,5
-
D.
500 N; 4 s; 0,5
Đáp án : C
+ Công thức tính lực ma sát: \({F_{ms}} = \mu N\)
+ Định luật 2 Newton: \(\sum {\overrightarrow F } = m.\overrightarrow a \)
+ Công thức của chuyển động biến đổi đều:
\(\begin{array}{l}v = {v_0} + at\\{v^2} - v_0^2 = 2as\end{array}\)
Khi ô tô chưa hãm phanh, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 10m/s\\v = 72km/h = 20m/s\\s = 75m\end{array} \right.\)
Lại có: \({v^2} - v_0^2 = 2as \Rightarrow a = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2s}} = \frac{{{{20}^2} - {{10}^2}}}{{2.75}} = 2(m/{s^2})\)
Phương trình định luật 2 Newton: \(\overrightarrow {{F_{ms}}} + \overrightarrow F = m.\overrightarrow a \) (1)
Chiếu (1) lên chiều chuyển động ta có:
\( - {F_{ms}} + F = m.a \Rightarrow {F_{ms}} = F - ma = 3300 - 1,{5.10^3}.2 = 300(N)\)
Thời gian ô tô chuyển động: \(t = \frac{{v - {v_0}}}{a} = \frac{{20 - 10}}{2} = 5(s)\)
Khi ô tô tắt máy hãm phanh:
+ Vận tốc của ô tô trước khi hãm phanh đến khi dừng hẳn là:
\(a' = \frac{{v' - {v_0}'}}{t} = \frac{{0 - 20}}{4} = - 5(m/{s^2})\)
+ Phương trình định luật 2 Newton cho ô tô: \(\overrightarrow {F_{ms}'} = m.\overrightarrow {{a'}} \) (2)
Chiếu (2) lên chiều chuyển động ta được:
\(\begin{array}{l} - F_{ms}' = m{a'} \Rightarrow - \mu mg = ma'\\ \Rightarrow \mu = \frac{{ - a}}{g} = - \frac{{( - 5)}}{{10}} = 0,5\end{array}\)
Xe khối lượng 1 tấn chuyển động thẳng đều lên dốc dài 200 m, cao 10 m với vận tốc 18 km/h. Biết hệ số ma sát có giá trị là 0,01. Xác định lực kéo của động cơ để xe có trạng thái nêu trên?
-
A.
600 N
-
B.
500 N
-
C.
200 N
-
D.
100 N
Đáp án : A
+ Công thức tính lực ma sát: \({F_{ms}} = \mu .N\)
+ Định luật 2 Newton: \(\sum {\overrightarrow F = m.\overrightarrow a } \)
+ Định luật 1 Newton: Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ:
Áp dụng định luật 2 Newton:
\(\overrightarrow {{F_{ms}}} + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow F = m.\overrightarrow a \)
\( \Leftrightarrow \overrightarrow {{F_{ms}}} + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = m.\overrightarrow a \) (*)
Chiếu (*) lên Ox, Oy, ta có:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}N = {P_2} = P.\cos \alpha \\F - {F_{ms}} - {P_1} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}N = {P_2} = P.\cos \alpha \\F - \mu N - mg\sin \alpha = 0\end{array} \right.\\ \Rightarrow F = \mu N + mg\sin \alpha = \mu mg\cos \alpha + mg\sin \alpha \\ = mg.(\mu \cos \alpha + \sin \alpha )\\ = {10^3}.10.(0,01.\frac{{\sqrt {{{200}^2} - {{10}^2}} }}{{200}} + \frac{1}{{20}}) = 600(N)\end{array}\)
Một xe lăn có khối lượng 35 kg, khi đẩy bằng một lực 70 N có phương nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều. Khi chất lên xe một kiện hàng, phải tác dụng lực 100 N nằm ngang để xe chuyển động thẳng đều. Biết xe chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang và lực ma sát giữa xe và mặt sàn là đáng kể, lấy g = 10 m/s2 . Khối lượng của kiện hàng là:
-
A.
15 kg
-
B.
12 kg
-
C.
25 kg
-
D.
10 kg
Đáp án : A
Các bước giải bài tập động lực học
+ Bước 1: Chọn vật (hệ vật) khảo sát
+ Bước 2: Chọn hệ quy chiếu
+ Bước 3: Xác định các lực và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ.
+ Bước 4: Viết phương trình hợp lực tác dụng lên vật theo định luật 2 Newton: \(\sum {\overrightarrow F } = m.\overrightarrow a \)
+ Bước 5: Chiếu phương trình định luật 2 lên các trục Ox, Oy, giải phương trình
+ Các lực tác dụng lên vật: Lực kéo \(\overrightarrow F \), lực ma sát \(\overrightarrow {{F_{ms}}} \), trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \)
+ Chọn hệ trục tạo độ như hình vẽ
+ Phương trình định luật 2 Newton là:
\(\overrightarrow F + \overrightarrow {{F_{ms}}} + \overrightarrow P + \overrightarrow N = m.\overrightarrow a = \overrightarrow 0 \) (do xe chuyển động thẳng đều) (*)
Chiếu (*) lên trục Ox, Oy ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}F - {F_{ms}} = 0\\ - P + N = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}F = {F_{ms}}\\P = N\end{array} \right.\)
Lại có \({F_{ms}} = \mu .N = \mu .m.g \Rightarrow F = \mu .m.g\)
+ Khi chưa chất hàng lên xe: \({F_1} = \mu .{m_1}.g\) (1)
+ Khi chất hàng lên xe: \({F_2} = \mu .({m_1} + {m_2}).g\) (2)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{{m_1} + {m_2}}}{{{m_1}}} \Leftrightarrow \frac{{100}}{{70}} = \frac{{35 + {m_2}}}{{35}}\\ \Rightarrow {m_2} = 15(kg)\end{array}\)
Một học sinh đẩy một hộp đựng sách trượt trên sàn nhà. Lực đẩy ngang là 180 N. Hộp có khối lượng 35 kg. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn là 0,27. Hãy tìm gia tốc của hộp. Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
0,25 m/s2
-
B.
5 m/s2
-
C.
0,5 m/s2
-
D.
2,5 m/s2
Đáp án : D
Các bước giải bài tập động lực học
+ Bước 1: Chọn vật (hệ vật) khảo sát
+ Bước 2: Chọn hệ quy chiếu
+ Bước 3: Xác định các lực và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ.
+ Bước 4: Viết phương trình hợp lực tác dụng lên vật theo định luật 2 Newton: \(\sum {\overrightarrow F } = m.\overrightarrow a \)
+ Bước 5: Chiếu phương trình định luật 2 lên các trục Ox, Oy, giải phương trình
+ Các lực tác dụng lên vật: Lực kéo \(\overrightarrow F \), lực ma sát \(\overrightarrow {{F_{ms}}} \), trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \)
+ Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ
+ Phương trình định luật 2 Newton là:
\(\overrightarrow F + \overrightarrow {{F_{ms}}} + \overrightarrow P + \overrightarrow N = m.\overrightarrow a \) (*)
Chiếu (*) lên trục Ox, Oy ta được:
\(\left\{ \begin{array}{l}F - {F_{ms}} = m.a\\ - P + N = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \frac{{F - {F_{ms}}}}{m}\\P = N\end{array} \right.\)
Mặt khác, ta có:
\(\begin{array}{l}{F_{ms}} = \mu .N = \mu .P = \mu .m.g\\ \Rightarrow a = \frac{{F - {F_{ms}}}}{m} = \frac{{F - \mu .m.g}}{m} = \frac{{180 - 0,27.35.9,8}}{{35}} = 2,5(m/{s^2})\end{array}\)
Một quyển sách được thả trượt từ đỉnh của một bàn nghiêng một góc α = 350 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa mặt dưới của quyển sách với mặt bàn là μ = 0,5. Tìm gia tốc của quyển sách. Lấy g = 9,8 m/s2
-
A.
1,6 m/s2
-
B.
9,63 m/s2
-
C.
3,2 m/s2
-
D.
2 m/s2
Đáp án : A
Các bước giải bài tập động lực học
+ Bước 1: Chọn vật (hệ vật) khảo sát
+ Bước 2: Chọn hệ quy chiếu
+ Bước 3: Xác định các lực và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ.
+ Bước 4: Viết phương trình hợp lực tác dụng lên vật theo định luật 2 Newton: \(\sum {\overrightarrow F } = m.\overrightarrow a \)
+ Bước 5: Chiếu phương trình định luật 2 lên các trục Ox, Oy, giải phương trình
+ Các lực tác dụng lên vật: Lực ma sát \(\overrightarrow {{F_{ms}}} \), trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \)
+ Chọn hệ trục tạo độ như hình vẽ
+ Phương trình định luật 2 Newton là:
\(\overrightarrow {{F_{ms}}} + \overrightarrow P + \overrightarrow N = m.\overrightarrow a \) (*)
+ Chiếu (*) lên trục Ox, Oy ta được:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}P\sin \alpha - {F_{ms}} = m.a\\ - P\cos \alpha + N = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}N = P.\cos \alpha \\P\sin \alpha - {F_{ms}} = ma\end{array} \right.\\ \Rightarrow {F_{ms}} = \mu .N = \mu .P.\cos \alpha = \mu .m.g.\cos \alpha \\ \Rightarrow P.\sin \alpha - \mu .m.g.\cos \alpha = m.a\\ \Rightarrow a = \frac{{P.\sin \alpha - \mu .m.g.\cos \alpha }}{m} = \frac{{m.g.\sin \alpha - \mu .m.g.\cos \alpha }}{m}\\ \Rightarrow a = g.\sin \alpha - \mu .g.\cos \alpha = g.(\sin \alpha - \mu .\cos \alpha ) = 9,8.(\sin {35^0} - 0,5.\cos {35^0}) = 1,6(m/{s^2})\end{array}\)
Vật khối lượng m nằm trên ván nằm ngang. Nâng dần một đầu tấm ván lên, hỏi góc hợp bởi mặt phẳng ván và phương ngang phải bằng bao nhiêu thì vật bắt đầu trượt. Biết hệ số ma sát trượt là 0,577.
-
A.
260
-
B.
300
-
C.
350
-
D.
600
Đáp án : B
Các bước giải bài tập động lực học
+ Bước 1: Chọn vật (hệ vật) khảo sát
+ Bước 2: Chọn hệ quy chiếu
+ Bước 3: Xác định các lực và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trên hình vẽ.
+ Bước 4: Viết phương trình hợp lực tác dụng lên vật theo định luật 2 Newton: \(\sum {\overrightarrow F } = m.\overrightarrow a \)
+ Bước 5: Chiếu phương trình định luật 2 lên các trục Ox, Oy, giải phương trình
Để vật trượt trên tấm ván thì:
\(\begin{array}{l}{P_1} \ge {F_{ms}} \Leftrightarrow {P_1} \ge \mu N \Leftrightarrow {P_1}\sin \alpha \ge \mu P.\cos \alpha \\ \Rightarrow \frac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }} \ge \mu \Leftrightarrow \tan \alpha \ge 0,577 \Leftrightarrow \alpha \ge {30^0}\end{array}\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3. Ba định luật Newton về chuyển động Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Tổng hợp và phân tích lực Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 2. Sự biến dạng - Vật Lí 10 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 1. Chuyển động tròn - Vật Lí 10 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 2. Động lượng và năng lượng trong va chạm - Vật Lí 10 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng - Vật Lí 10 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 2. Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng - Vật Lí 10 Cánh diều