Trắc nghiệm Bài 1: Ester - Lipid Hóa 12 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Đun chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) với dung dịch kiềm đặc ta thu được muối của acid béo (thành phần chính của xà phòng) và glycerol.

(2) Để tách lấy muối của acid béo người ta cho dung dịch HCl bão hòa vào sản phẩm.

(3) Muối của acid béo sau khi tách ra đem trộn với các phụ gia rồi ép thành bánh ta thu được xà phòng.

(4) Dung dịch còn lại sau khi tách lấy muối của acid béo có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam thẫm.

Số phát biểu đúng là:

  • A.

    3

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    1

Câu 2 :

Nhận định nào sau đây đúng?

  • A.

    Chất béo là triester của glycerol với acid béo.

  • B.

    Xà phòng là muối của acid vô cơ

  • C.

    Mỡ động vật, dầu thực vật thường tan tốt trong nước.

  • D.

    Dung dịch xà phòng có môi trường acid.

Câu 3 :

Thủy phân hoàn toàn 89 gam tristrearin (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là

  • A.

    92,6

  • B.

    85,3

  • C.

    104,5

  • D.

    91,8

Câu 4 :

Dầu mỡ để lâu bị ôi là do

  • A.

    chất béo bị rữa ra

  • B.

    Chất béo bị oxygen hóa chậm bởi oxygen không khí

  • C.

    liên kết đôi C=C trong chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxygen không khí tạo chất có mùi khó chịu.

  • D.

    chất béo bị thủy phân với nước trong không khí.

Câu 5 :

Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây:

  • A.

    Cô cạn ở nhiệt độ cao

  • B.

    Hydrogen hóa

  • C.

    Làm lạnh

  • D.

    Phản ứng xà phòng hóa

Câu 6 :

Thủy phân tripalmitin có công thức (C15H31COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH thu được glycerol và muối X. Công thức của X là

  • A.

    C15H31COONa

  • B.

    C17H33COONa

  • C.

    HCOONa

  • D.

    CH3COONa

Câu 7 :

Công thức của triolein là

  • A.

    (CH3[CH2]14COO)3C3H5

  • B.

    (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5

  • C.

    (CH3[CH2]16COO)C3H5

  • D.

    (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5

Câu 8 :

Số nguyên tử carbon trong phân tử stearic acid là:

  • A.

    16

  • B.

    15

  • C.

    18

  • D.

    19

Câu 9 :

Palmitic acid là một acid béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của palmitic acid là

  • A.

    C3H5(OH)3

  • B.

    CH3COOH

  • C.

    C15H31COOH

  • D.

    C17H35COOH

Câu 10 :

Chất béo là triester của acid béo với

  • A.

    methyl alcohol

  • B.

    ethylene glicol

  • C.

    ethyl alcohol

  • D.

    glycerol

Câu 11 :

Hãy chọn phát biểu đúng về lipid trong các phát biểu sau đây:

  • A.

    Lipid là chất béo

  • B.

    Lipid là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật

  • C.

    Lipid là ester của glycerol với các acid béo

  • D.

    Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

Câu 12 :

Đun 12 gam acetic acid với 13,8 gam ethanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam ester. Hiệu suất của phản ứng ester hóa là:

  • A.

    55%

  • B.

    50%

  • C.

    62,5%

  • D.

    75%

Câu 13 :

Một este đơn chức E có tỉ khối so với O2 là 2,685. Khi cho 17,2g E tác dụng với 150 ml dd NaOH 2M sau đó cô cạn dd được 17,6g chất rắn khan và 1 alcohol. E có tên gọi:

  • A.

    ethyl acetate

  • B.

    allyl acetate

  • C.

    vinyl formate

  • D.

    allyl formate

Câu 14 :

Cho 5,1 gam chất hữu cơ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 4,8 gam muối và 1 alcohol. Công thức cấu tạo của Y là

  • A.

    C3H7COOC2H5.    

  • B.

    CH3COOCH3.

  • C.

    HCOOCH3.

  • D.

    C2H5COOC2H5.

Câu 15 :

X là một ester no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A.

    HCOOCH2CH2CH3.  

  • B.

    C2H5COOCH3.

  • C.

    CH3COOC2H5.

  • D.

    HCOOCH(CH3)2.

Câu 16 :

Cho 3,7 gam ester no, đơn chức, mạch hở tác dụng hết với dung dịch KOH, thu được 2,3 gam ethylic alcohol. Công thức của ester là

  • A.

    C2H5COOC2H5.         

  • B.

    HCOOC2H5.

  • C.

    C2H5COOCH3.

  • D.

    CH3COOC2H5.

Câu 17 :

Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.

    5,2.

  • B.

    3,4.     

  • C.

    3,2.

  • D.

    4,8.

Câu 18 :

Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được chất Y có công thức phân tử C3H5O2Na. X có công thức cấu tạo là:

  • A.

    HCOOCH2CH2CH3

  • B.

    HCOOCH(CH3)2

  • C.

    CH3COOC2H5

  • D.

    C2H5COOCH3

Câu 19 :

Benzyl acetate là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl acetate là

  • A.

    C6H5-COO-CH3

  • B.

    CH3-COO-CH2-C6H5  

  • C.

    CH3-COO-C6H5

  • D.

    C6H5-CH2-COO-CH3

Câu 20 :

Tên gọi của ester HCOOC2H5

  • A.

    ethyl acetate.   

  • B.

    methyl formate.         

  • C.

    methyl formate.         

  • D.

    ethyl formate

Câu 21 :

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

  • A.

    CH3CH2CH2OH

  • B.

    C2H5COOH

  • C.

    CH3COOCH3

  • D.

    CH3CHO

Câu 22 :

Công thức nào sau đây có tên gọi methyl formate:

  • A.

    HCOOC2H5

  • B.

    CH3COOH

  • C.

    HCOOCH3

  • D.

    CH3COOC2H5

Câu 23 :

Có bao nhiêu ester có công thức phân tử C3H6O2?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 24 :

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại ester?

  • A.

    HOCH2CH2CHO.

  • B.

    CH3CH2CH2COOH

  • C.

    HOCH2COCH3

  • D.

    CH3CH2COOCH3

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Đun chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) với dung dịch kiềm đặc ta thu được muối của acid béo (thành phần chính của xà phòng) và glycerol.

(2) Để tách lấy muối của acid béo người ta cho dung dịch HCl bão hòa vào sản phẩm.

(3) Muối của acid béo sau khi tách ra đem trộn với các phụ gia rồi ép thành bánh ta thu được xà phòng.

(4) Dung dịch còn lại sau khi tách lấy muối của acid béo có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam thẫm.

Số phát biểu đúng là:

  • A.

    3

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về chất béo và chất giặt rửa.

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai, dùng NaCl bão hòa để tách lấy muối của acid béo.

(3) đúng

(4) đúng

Đáp án A

 

Câu 2 :

Nhận định nào sau đây đúng?

  • A.

    Chất béo là triester của glycerol với acid béo.

  • B.

    Xà phòng là muối của acid vô cơ

  • C.

    Mỡ động vật, dầu thực vật thường tan tốt trong nước.

  • D.

    Dung dịch xà phòng có môi trường acid.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về xà phòng và chất béo.

Lời giải chi tiết :

Chất béo là triester của glycerol với acid béo.

Đáp án A

Câu 3 :

Thủy phân hoàn toàn 89 gam tristrearin (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là

  • A.

    92,6

  • B.

    85,3

  • C.

    104,5

  • D.

    91,8

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của chất béo.

Lời giải chi tiết :

n tristrearin = 89 : 890 = 0,1 mol

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH --> C17H35COONa + C3H5(OH)3

n C17H35COONa = 0,1.3 = 0,3 mol

m C17H35COONa = 0.3 . 306 = 91,8g

Đáp án D

Câu 4 :

Dầu mỡ để lâu bị ôi là do

  • A.

    chất béo bị rữa ra

  • B.

    Chất béo bị oxygen hóa chậm bởi oxygen không khí

  • C.

    liên kết đôi C=C trong chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxygen không khí tạo chất có mùi khó chịu.

  • D.

    chất béo bị thủy phân với nước trong không khí.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của chất béo

Lời giải chi tiết :

Dầu mỡ để lâu bị ôi là do liên kết đôi C=C trong chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxygen không khí tạo chất có mùi khó chịu

Đáp án C

Câu 5 :

Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây:

  • A.

    Cô cạn ở nhiệt độ cao

  • B.

    Hydrogen hóa

  • C.

    Làm lạnh

  • D.

    Phản ứng xà phòng hóa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng hóa học của chất béo

Lời giải chi tiết :

Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình hydrogen hóa.

Đáp án B

Câu 6 :

Thủy phân tripalmitin có công thức (C15H31COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH thu được glycerol và muối X. Công thức của X là

  • A.

    C15H31COONa

  • B.

    C17H33COONa

  • C.

    HCOONa

  • D.

    CH3COONa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng hóa học của chất béo.

Lời giải chi tiết :

Công thức muối X là C15H31COONa

Đáp án A

Câu 7 :

Công thức của triolein là

  • A.

    (CH3[CH2]14COO)3C3H5

  • B.

    (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5

  • C.

    (CH3[CH2]16COO)C3H5

  • D.

    (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của triolein

Lời giải chi tiết :

Công thức của triolein là: (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5

Đáp án D

Câu 8 :

Số nguyên tử carbon trong phân tử stearic acid là:

  • A.

    16

  • B.

    15

  • C.

    18

  • D.

    19

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của strearic acid

Lời giải chi tiết :

Strearic acid: C17H35COOH. Số nguyên tử carbon trong phân tử là 18

Đáp án C

Câu 9 :

Palmitic acid là một acid béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của palmitic acid là

  • A.

    C3H5(OH)3

  • B.

    CH3COOH

  • C.

    C15H31COOH

  • D.

    C17H35COOH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của acid béo

Lời giải chi tiết :

Công thức của palmitic acid là: C15H31COOH

Đáp án C

Câu 10 :

Chất béo là triester của acid béo với

  • A.

    methyl alcohol

  • B.

    ethylene glicol

  • C.

    ethyl alcohol

  • D.

    glycerol

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của chất béo

Lời giải chi tiết :

Chất béo là triester của acid béo với glycerol

Đáp án D

Câu 11 :

Hãy chọn phát biểu đúng về lipid trong các phát biểu sau đây:

  • A.

    Lipid là chất béo

  • B.

    Lipid là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật

  • C.

    Lipid là ester của glycerol với các acid béo

  • D.

    Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của lipid

Lời giải chi tiết :

Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực

Đáp án D

Câu 12 :

Đun 12 gam acetic acid với 13,8 gam ethanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam ester. Hiệu suất của phản ứng ester hóa là:

  • A.

    55%

  • B.

    50%

  • C.

    62,5%

  • D.

    75%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào số mol của acid và alcohol.

Lời giải chi tiết :

n CH3COOH = 0,2 mol; n C2H5OH = 0,3 mol; n CH3COOC2H5 = 0,125 mol

PTHH: CH3COOH + C2H5OH \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)CH3COOC2H5 + H2O

                  0,2           <   0,3                    0,125

H% = \(\frac{{0,125}}{{0,2}}.100\%  = 62,5\% \)

Câu 13 :

Một este đơn chức E có tỉ khối so với O2 là 2,685. Khi cho 17,2g E tác dụng với 150 ml dd NaOH 2M sau đó cô cạn dd được 17,6g chất rắn khan và 1 alcohol. E có tên gọi:

  • A.

    ethyl acetate

  • B.

    allyl acetate

  • C.

    vinyl formate

  • D.

    allyl formate

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1. Dựa vào tỉ khối của E với O2 từ đó xác định ME.

Bước 2. Tính số mol của E, dựa vào các dữ kiện để xác định E.

Lời giải chi tiết :

\({d_{E/{O_2}}} = \frac{{{M_E}}}{{{M_{{O_2}}}}} = 2,685 \to ME = 2,685.32 = 85,92 \approx 86\)

n E = \(\frac{{17,2}}{{86}} = 0,2mol\); n NaOH = 0,15.2 = 0,3 mol.

n E < n NaOH => Chất rắn khan bao gồm muối và NaOH dư.

m chất rắn khan = m NaOH dư + m muối => m muối = 17,6 – 0,1.40 = 13,6g

M muối = \(\frac{{13,6}}{{0,2}} = 68\) => Công thức của muối là HCOONa.

Vì M E = 86 => M R’ = 41 (- CH2 – CH=CH2).

Đáp án C

Câu 14 :

Cho 5,1 gam chất hữu cơ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 4,8 gam muối và 1 alcohol. Công thức cấu tạo của Y là

  • A.

    C3H7COOC2H5.    

  • B.

    CH3COOCH3.

  • C.

    HCOOCH3.

  • D.

    C2H5COOC2H5.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng.

Lời giải chi tiết :

Vì Y tác dụng với NaOH thu được muối và alcohol. => Y là ester.

Mà m muối < m ester => Loại B và C.

Theo tăng giảm khối lượng ta có: nY = \(\frac{{5,1 - 4,8}}{{29 - 23}} = 0,05\) -> MY = 5,1 : 0,05 = 102 (C2H5COOC2H5)

Đáp án D

Câu 15 :

X là một ester no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A.

    HCOOCH2CH2CH3.  

  • B.

    C2H5COOCH3.

  • C.

    CH3COOC2H5.

  • D.

    HCOOCH(CH3)2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1. Dựa vào tỉ khối đối với CH4 để tính M của X.

Bước 2. Tính số mol của X

Bước 3. Dựa vào phản ứng xà phòng hóa, tìm công thức muối và xác định X.

Lời giải chi tiết :

\({d_{X/C{H_4}}} = \frac{{{M_X}}}{{{M_{C{H_4}}}}} = 5,5 \to {M_X} = 5,5.16 = 88amu\)

n X = 2,2 : 88 = 0,025 mol

gọi công thức tổng quát của X là: RCOOR’.

RCOOR’ + NaOH \( \to \) RCOONa + R’OH

0,025 \( \to \)                       0,025

M RCOONa = \(\frac{{2,05}}{{0,025}} = 82\)\( \to \)MR = 82 – 67 = 15.

\( \to \) Công thức X là: CH3COOR’

MCH3COOR’ = 88 \( \to \)MR’ = 88 – 15 – 44 = 29 ( - C2H5)

Vậy X là CH3COOC2H5.

Đáp án C

Câu 16 :

Cho 3,7 gam ester no, đơn chức, mạch hở tác dụng hết với dung dịch KOH, thu được 2,3 gam ethylic alcohol. Công thức của ester là

  • A.

    C2H5COOC2H5.         

  • B.

    HCOOC2H5.

  • C.

    C2H5COOCH3.

  • D.

    CH3COOC2H5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1. Tính số mol của alcohol thu được

Bước 2. Dựa vào phản ứng xà phòng hóa để tìm công thức ester.

Lời giải chi tiết :

n C2H5OH = \(\frac{{2,3}}{{46}} = 0,05mol\)

gọi công thức tổng quát của ester là: RCOOC2H5

RCOOC2H5 + KOH \( \to \)RCOOK + C2H5OH

      0,05                                                 0,05

M RCOOC2H5 = \(\frac{{3,7}}{{0,05}} = 74\)\( \to \)M R = 74 – 73 = 1 (H)

 

Câu 17 :

Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.

    5,2.

  • B.

    3,4.     

  • C.

    3,2.

  • D.

    4,8.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1. Tính số mol của ester

Bước 2. Dựa vào phương trình xà phòng hóa, từ đó tính khối lượng muối khan.

Lời giải chi tiết :

n HCOOC2H5 = \(\frac{{3,7}}{{74}} = 0,05mol\)

HCOOC2H5 + NaOH \( \to \)HCOONa + C2H5OH

0,05 \( \to \)                               0,05

m HCOONa = 0,05.68 = 3,4g

Đáp án B

Câu 18 :

Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được chất Y có công thức phân tử C3H5O2Na. X có công thức cấu tạo là:

  • A.

    HCOOCH2CH2CH3

  • B.

    HCOOCH(CH3)2

  • C.

    CH3COOC2H5

  • D.

    C2H5COOCH3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của muối sau phản ứng thủy phân.

Lời giải chi tiết :

Y có công thức cấu tạo là: C2H5COONa. => Công thức Y là: C2H5COOCH3.

Đáp án D

Câu 19 :

Benzyl acetate là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl acetate là

  • A.

    C6H5-COO-CH3

  • B.

    CH3-COO-CH2-C6H5  

  • C.

    CH3-COO-C6H5

  • D.

    C6H5-CH2-COO-CH3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của benzyl acetate.

Lời giải chi tiết :

Benzyl acetate: CH3COOCH2C6H5.

Đáp án B

Câu 20 :

Tên gọi của ester HCOOC2H5

  • A.

    ethyl acetate.   

  • B.

    methyl formate.         

  • C.

    methyl formate.         

  • D.

    ethyl formate

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên ester.

Lời giải chi tiết :

HCOOC2H5: ethyl formate

Đáp án D

Câu 21 :

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

  • A.

    CH3CH2CH2OH

  • B.

    C2H5COOH

  • C.

    CH3COOCH3

  • D.

    CH3CHO

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các hợp chất có liên kết hydrogen thường có nhiệt độ sôi cao nhất.

Lời giải chi tiết :

CH3CH2CH2CH2OH và C2H5COOH có liên kết hydrogen. Tuy nhiên C2H5COOH có phân tử khối cao hơn nên C2H5COOH có nhiệt độ sôi cao nhất.

Đáp án B

Câu 22 :

Công thức nào sau đây có tên gọi methyl formate:

  • A.

    HCOOC2H5

  • B.

    CH3COOH

  • C.

    HCOOCH3

  • D.

    CH3COOC2H5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc đọc tên của ester.

Lời giải chi tiết :

Methyl formate: HCOOCH3

Đáp án C

Câu 23 :

Có bao nhiêu ester có công thức phân tử C3H6O2?

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các chất có nhóm chức – COO – thuộc hợp chất ester

Lời giải chi tiết :

Đồng phân ester là: HCOOC2H5; CH3COOCH3

Đáp án A

Câu 24 :

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại ester?

  • A.

    HOCH2CH2CHO.

  • B.

    CH3CH2CH2COOH

  • C.

    HOCH2COCH3

  • D.

    CH3CH2COOCH3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của ester.

Lời giải chi tiết :

CH3CH2COOCH3 có chứa nhóm chức ester – COO - .

Đáp án D