Trắc nghiệm Bài 7: Ôn tập chương 2 Hóa 12 Kết nối tri thức
Đề bài
Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucose có 5 nhóm hydroxyl?
-
A.
Khử hoàn toàn glucose thành hexane
-
B.
Cho glucose tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
-
C.
Phản ứng với thuốc thử Tollens
-
D.
Phản ứng với nước bromine.
Fructose không có tính chất nào sau đây?
-
A.
Làm mất màu dung dịch Br2
-
B.
Bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens và Cu(OH)2 đun nóng
-
C.
Tính chất của polyalcohol
-
D.
Lên men
Glucose và fructose đều
-
A.
Có chứa nhóm – CHO trong phân tử
-
B.
có công thức phân tử C6H10O5
-
C.
thuộc loại disaccharide
-
D.
có phản ứng tráng bạc
Cho các phát biểu sau:
a) Glucose bị oxi hóa bởi nước bromine thu được gluconic acid
b) Ở dạng mạch hở, fructose có 5 nhóm – OH kề nhau.
c) Glucose tác dụng với CH3/HCl tạo ether
d) Lên men glucose thu được methyl alcohol
e) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng thuốc thử Tollens
số phát biểu đúng là:
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
2
Cho các phát biểu sau đây:
a) Dung dịch glucose không màu, có vị ngọt
b) Có thể điều chế ethyl alcohol từ glucose bằng phương pháp lên men
c) Điều chế glucose người ta thường thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulose với xúc tác acid hoặc enzyme.
d) Trong tự nhiên, glucose có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.
e) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucose gây ra.
g) Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng \(\alpha ,\beta \))
h) Fructose là chất kết tinh màu trắng, dễ tan trong nước, bị thủy phân trong môi trường kiềm
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
2
Cho 0,9 gam glucose (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
-
A.
1,08g
-
B.
1,62g
-
C.
0,54g
-
D.
2,16g
Cho 50ml dung dịch glucose chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam kết tủa bạc. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucose đã dùng là
-
A.
0,2M
-
B.
0,1M
-
C.
0,01M
-
D.
0,02M
Thủy phân m gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucose. Giá trị của m là
-
A.
20,5
-
B.
22,8
-
C.
18,5
-
D.
17,1
Maltose cấu tạo từ hai đơn vị glucose qua liên kết với nhau bằng
-
A.
\(\alpha \)- 1,2 - glycoside.
-
B.
\(\beta \)- 1,4 – glycoside
-
C.
\(\alpha \)- 1,6 – glycoside
-
D.
\(\alpha \)- 1,4 – glycoside
Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide?
-
A.
Maltose
-
B.
Glucose
-
C.
Fructose
-
D.
Cellulose
Thủy phân 100 gam saccharose thu được 104,5 gam hỗn hợp gồm glucose, fructose và saccharose còn dư. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccharose là:
-
A.
80%
-
B.
85,5%
-
C.
90%
-
D.
95%
Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccharose 17,1% trong môi trường acid vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng bạc thu được là:
-
A.
16,0 gam
-
B.
7,65 gam
-
C.
13,5 gam
-
D.
6,75 gam
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccharose và 0,01 mol maltose một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là
-
A.
0,090 mol.
-
B.
0,095 mol.
-
C.
0,12 mol.
-
D.
0,06 mol.
Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là
-
A.
Glucose và saccharose
-
B.
Saccharose và tinh bột
-
C.
Glucose và fructose
-
D.
Saccharose và glucose
Cellulose thuộc polysaccharide là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn. Công thức của cellulose là:
-
A.
(C6H10O5)n
-
B.
C12H22O11
-
C.
C6H12O6
-
D.
C2H4O2
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột \( \to \)X\( \to \)Y\( \to \)Z\( \to \)CH3COOCH3 (mỗi mũi tên biểu diễn một phương trình phản ứng). Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
-
A.
C2H5OH, CH3COOH
-
B.
CH3COOH, CH3OH
-
C.
CH3COOH, CH3OH
-
D.
C2H4, CH3COOH
Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iodine hợp chất có màu xanh tím. Polimer X là:
-
A.
tinh bột
-
B.
xenlulose
-
C.
saccharose
-
D.
glicogen
Lời giải và đáp án
Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucose có 5 nhóm hydroxyl?
-
A.
Khử hoàn toàn glucose thành hexane
-
B.
Cho glucose tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
-
C.
Phản ứng với thuốc thử Tollens
-
D.
Phản ứng với nước bromine.
Đáp án : B
Dựa vào tính chất hóa học của glucose
Để chứng tỏ phân tử glucose có 5 nhóm hydroxyl cho glucose tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
Đáp án B
Fructose không có tính chất nào sau đây?
-
A.
Làm mất màu dung dịch Br2
-
B.
Bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens và Cu(OH)2 đun nóng
-
C.
Tính chất của polyalcohol
-
D.
Lên men
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của fructose.
Fructose không làm mất màu dung dịch Br2 vì không có nhóm chức – CHO.
Đáp án A
Glucose và fructose đều
-
A.
Có chứa nhóm – CHO trong phân tử
-
B.
có công thức phân tử C6H10O5
-
C.
thuộc loại disaccharide
-
D.
có phản ứng tráng bạc
Đáp án : D
Dựa vào tính chất của glucose và fructose.
Cả glucose và fructose đều có phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm.
Đáp án D
Cho các phát biểu sau:
a) Glucose bị oxi hóa bởi nước bromine thu được gluconic acid
b) Ở dạng mạch hở, fructose có 5 nhóm – OH kề nhau.
c) Glucose tác dụng với CH3/HCl tạo ether
d) Lên men glucose thu được methyl alcohol
e) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng thuốc thử Tollens
số phát biểu đúng là:
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
2
Đáp án : D
Dựa vào tính chất hóa học của glucose.
a) Đúng
b) Sai, Ở dạng mạch hở, fructose là một ketose, có 4 nhóm –OH kề nhau, không phải 5.
c) đúng
d) Sai, lên men glucose tạo thành ethylic alcohol.
e) sai, vì glucose và fructose đều phản ứng với thuốc thử Tollens.
Đáp án D
Cho các phát biểu sau đây:
a) Dung dịch glucose không màu, có vị ngọt
b) Có thể điều chế ethyl alcohol từ glucose bằng phương pháp lên men
c) Điều chế glucose người ta thường thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulose với xúc tác acid hoặc enzyme.
d) Trong tự nhiên, glucose có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.
e) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucose gây ra.
g) Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng \(\alpha ,\beta \))
h) Fructose là chất kết tinh màu trắng, dễ tan trong nước, bị thủy phân trong môi trường kiềm
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
2
Đáp án : B
Dựa vào tính chất của glucose và fructose.
a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) đúng
e) sai, do fructose gây ra
g) đúng
h) sai, không bị thủy phân.
Đáp án B
Cho 0,9 gam glucose (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
-
A.
1,08g
-
B.
1,62g
-
C.
0,54g
-
D.
2,16g
Đáp án : A
Dựa vào tính chất của glucose.
n C6H12O6 = \(\frac{{0,9}}{{180}} = 0,005mol\)
1 mol glucose tạo ra 2 mol Ag \( \to \)n Ag = 0,005.2 = 0,01 mol
m Ag = 0,01 . 108 = 1,08g
Đáp án A
Cho 50ml dung dịch glucose chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam kết tủa bạc. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucose đã dùng là
-
A.
0,2M
-
B.
0,1M
-
C.
0,01M
-
D.
0,02M
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa của glucose.
n Ag = \(\frac{{2,16}}{{108}} = 0,02mol\)
1 mol glucose tạo ra 2 mol Ag \( \to \) n glucose = 0,02 : 2 = 0,01 mol.
CM Glucose = \(\frac{{0,01}}{{{{50.10}^{ - 3}}}} = 0,2M\)
Đáp án A
Thủy phân m gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucose. Giá trị của m là
-
A.
20,5
-
B.
22,8
-
C.
18,5
-
D.
17,1
Đáp án : B
Dựa vào phản ứng thủy phân của saccharose.
n C6H12O6 = 10,8 : 180 = 0,06 mol
C12H22O11 + H2O \( \to \) C6H12O6 + C6H12O6
0,06 \( \leftarrow \) 0,06
Vì hiệu suất phản ứng là 90% nên n saccharose = 0,06 : 90% = \(\frac{1}{{15}}\)mol
m C12H22O11 = \(\frac{1}{{15}}\).342 = 22,8g
Đáp án B
Maltose cấu tạo từ hai đơn vị glucose qua liên kết với nhau bằng
-
A.
\(\alpha \)- 1,2 - glycoside.
-
B.
\(\beta \)- 1,4 – glycoside
-
C.
\(\alpha \)- 1,6 – glycoside
-
D.
\(\alpha \)- 1,4 – glycoside
Đáp án : D
Dựa vào cấu tạo của maltose
Maltose được cấu tạo từ hai đơn vị glucose qua liên kết \(\alpha \)- 1,4 – glycoside
Đáp án D
Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide?
-
A.
Maltose
-
B.
Glucose
-
C.
Fructose
-
D.
Cellulose
Đáp án : D
Dựa vào phân loại carbohydrate
Cellulose thuộc loại polysaccharide
Đáp án D
Thủy phân 100 gam saccharose thu được 104,5 gam hỗn hợp gồm glucose, fructose và saccharose còn dư. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccharose là:
-
A.
80%
-
B.
85,5%
-
C.
90%
-
D.
95%
Đáp án : B
Dựa vào phản ứng thủy phân saccharose.
Bảo toàn khối lượng: m C12H22O11 + m H2O = m glucose + m fructose
\( \to \)m H2O = 104,5 – 100 = 4,5g
n H2O = 4,5 : 18 = 0,25 mol = n saccharose
H% = \(\frac{{0,25.342}}{{100}}.100\% = 85,5\% \)
Đáp án B
Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccharose 17,1% trong môi trường acid vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng bạc thu được là:
-
A.
16,0 gam
-
B.
7,65 gam
-
C.
13,5 gam
-
D.
6,75 gam
Đáp án : C
Dựa vào phản ứng thủy phân của saccharose
m saccharose = 62,5 . 17,1% = 10,7g
n saccharose = 10,7 : 342 = \(\frac{1}{{32}}\)mol
C12H22O11 + H2O\( \to \) 2C6H12O6
\(\frac{1}{{32}}\)\( \to \) \(\frac{1}{{16}}\)
2.n C6H12O6 = n Ag \( \to \)n Ag = \(\frac{1}{8}\)mol
m Ag = \(\frac{1}{8}\).108= 13,5g
Đáp án C
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccharose và 0,01 mol maltose một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là
-
A.
0,090 mol.
-
B.
0,095 mol.
-
C.
0,12 mol.
-
D.
0,06 mol.
Đáp án : B
Dựa vào phản ứng thủy phân disaccharide.
Tổng số mol của saccharose + maltose = 0,03 mol
C12H22O11 + H2O \( \to \) C6H12O6 + C6H12O6
0,03 \( \to \) 0,03.75% 0,03.75%
\(\sum {{n_{{C_6}{H_{12}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}}}}} = 2.0,03.75\% = 0,045mol\)
n maltose dư = 0,01 - 0,01.75% = 0,0025 mol
n Ag = 2.n C6H12O6 + 2. n maltose= 0,045.2 + 0,0025.2 = 0,095 mol
Đáp án B
Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là
-
A.
Glucose và saccharose
-
B.
Saccharose và tinh bột
-
C.
Glucose và fructose
-
D.
Saccharose và glucose
Đáp án : D
Dựa vào ứng dụng của carbohydrate
X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt \( \to \) X là saccharose.
X thủy phân tạo ra Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích \( \to \)Y là glucose.
Đáp án D
Cellulose thuộc polysaccharide là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn. Công thức của cellulose là:
-
A.
(C6H10O5)n
-
B.
C12H22O11
-
C.
C6H12O6
-
D.
C2H4O2
Đáp án : A
Dựa vào công thức của cellulose
Công thức của cellulose: (C6H10O5)n
Đáp án A
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột \( \to \)X\( \to \)Y\( \to \)Z\( \to \)CH3COOCH3 (mỗi mũi tên biểu diễn một phương trình phản ứng). Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:
-
A.
C2H5OH, CH3COOH
-
B.
CH3COOH, CH3OH
-
C.
CH3COOH, CH3OH
-
D.
C2H4, CH3COOH
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột
Tinh bột \( \to \)Glucose\( \to \)C2H5OH\( \to \)CH3COOH\( \to \) CH3COOCH3
Đáp án A
Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iodine hợp chất có màu xanh tím. Polimer X là:
-
A.
tinh bột
-
B.
xenlulose
-
C.
saccharose
-
D.
glicogen
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa của polysaccharide.
X là tinh bột
Đáp án A
- Trắc nghiệm Bài 9: Amino acid và peptide Hóa 12 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 8: Amine Hóa 12 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 7: Ôn tập chương 2 Hóa 12 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 6: Tinh bột và cellulose Hóa 12 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 5: Saccharose và maltose Hóa 12 Kết nối tri thức