Trắc nghiệm Bài 9: Amino acid và peptide Hóa 12 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là amino acid?

CH3CH2COONH4(A); CH3NHCH2COOC2H5 (B); H2NCH2CH2CONH2 (C); H2NCH2COOH (D)

  • A.

    (B)

  • B.

    (C)

  • C.

    (A)

  • D.

    (D)

Câu 2 :

NH2CH2COOH có tên thông thường là:

  • A.

    aminoethanoic acid

  • B.

    aminoacetic acid

  • C.

    glycine

  • D.

    alanine

Câu 3 :

Có bao nhiêu nhóm (-NH2) trong phân tử valine?

  • A.

    2

  • B.

    1

  • C.

    0

  • D.

    3

Câu 4 :

Phân tử C3H7NO2 có a đồng phân cấu tạo là amino acid; phân tử C4H9NO2 có b đồng phân cấu tạo là a-amino acid. Giá trị của a, b lần lượt là

  • A.

    2,2

  • B.

    1,2

  • C.

    2,5

  • D.

    2,1

Câu 5 :

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?

  • A.

    Alanine.         

  • B.

    Lysine.

  • C.

    Glycine.

  • D.

    Glutamic acid.

Câu 6 :

Ứng với công thức phân tử C3H9NO2, số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là

  • A.

    4

  • B.

    5

  • C.

    2

  • D.

    3

Câu 7 :

X là α -amino acid. Khi cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,25M thì thu được 2,19 gam muối. Có bao nhiêu nhóm carboxyl trong phân tử X?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 8 :

Cho 14,6 gam lysin tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối, Giá trị của m là

  • A.

    18,25.

  • B.

    21,90.

  • C.

    25,55.

  • D.

    18,40.

Câu 9 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch glycine có tính chất lưỡng tính.

(b) Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức.

(c) Glutamic acid được dùng làm bột ngọt.

(d) Hợp chất H2N – CH2 – COO – C2H5 là ester của glycine.

Số phát biểu đúng là

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    1

Câu 10 :

Cho 3 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    3,88.                          

  • B.

    4,56.                          

  • C.

    4,52.                          

  • D.

    3,92.

Câu 11 :

Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glycine và alanine phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.

    40,6.                       

  • B.

    40,2.

  • C.

    42,5.

  • D.

    48,6.

Câu 12 :

Các amino acid tồn tại ở trạng thái ion lưỡng cực, do đó chúng

  • A.

    có nhiệt độ nóng chảy cao, tan tốt trong nước

  • B.

    có nhiệt độ nóng chảy cao và ít tan trong nước

  • C.

    dễ nóng chảy và tan tốt trong nước

  • D.

    dễ nóng chảy và ít tan trong nước

Câu 13 :

Cho các chất có công thức cấu tạo sau: H2NCH2COOH (1); CH3COOH (2); CH3NH2 (3); H2NCH2CH2CH(NH2)COOH (4); C6H5NH2 (5). Những chất vừa phản ứng được với acid vừa phản ứng được với base là

  • A.

    (1), (2)

  • B.

    (4), (5)

  • C.

    (2), (3)

  • D.

    (1), (4)

Câu 14 :

Cho dung dịch chứa amino acid X tồn tại ở dạng ion lưỡng cực

Đặt dung dịch này trong một điện trường. Khi đó:

  • A.

    Chất X sẽ di chuyển về phía cực âm của điện trường

  • B.

    Chất X sẽ di chuyển về phía cực dương của điện trường

  • C.

    Chất X không di chuyển dưới tác dụng của điện trường

  • D.

    Chất X không hoàn toàn về dạng H2NCH(R)COOH

Câu 15 :

Kết quả phân tích nguyên tố của một amino acid X như sau: %C = 46,60%; %H = 8,74%; %N = 13,59%; còn lại là oxygen. Bằng phổ khối lượng (MS), xác định được phân tử khối của X bằng 103. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Công thức phân tử X là C4H9O2N

  • B.

    Có 2 α-amino acid đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X

  • C.

    Có 3 chất đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử với X tạo được dung dịch có môi trường base.

  • D.

    Khi đặt X được điều chỉnh đến pH = 6,0 trong điện trường thì X sẽ di chuyển về cực âm.

Câu 16 :

Từ amino acid X và methyl alcohol điều chế được ester Y có công thức phân tử C3H7O2N. Công thức cấu tạo của amino acid X là

  • A.

    CH3CH2COOH

  • B.

    H2NCH2COOH

  • C.

    H2NCH2COOCH3

  • D.

    CH3CH(NH2)COOH.

Câu 17 :

Phân tử nào dưới đây không chứa liên kết peptide?

  • A.

  • B.

  • C.

  • D.

Câu 18 :

Tên gọi của peptide: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)NH2

  • A.

    Val-Ala.         

  • B.

    Ala-Val.         

  • C.

    Ala-Gly.         

  • D.

    Gly-Ala.

Câu 19 :

Số nguyên tử oxygen trong phân tử Gly – Ala là

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 20 :

X là: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-COOH. Số liên kết peptide có trong một phân tử X là

  • A.

    3

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    1

Câu 21 :

Polypeptide X được cấu tạo Ala-Gly-Val-Gly-Glu. Amino acid đầu N của X là

  • A.

    Ala.    

  • B.

    Gly.    

  • C.

    Val.    

  • D.

    Glu.

Câu 22 :

Cho hợp chất hữu cơ X có công thức
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Khẳng định đúng

  • A.

    Trong X có 4 liên kết peptide.

  • B.

    Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino acid khác nhau.

  • C.

    X là một pentapeptide.

  • D.

    Trong X có 2 liên kết peptide.

Câu 23 :

Cho 15 gam Glycine tác dụng vừa đủ với 8,9 gam alanine thu được m gam hỗn hợp tripeptit mạch hở. Giá trị m là

  • A.

    22,10

  • B.

    23,9

  • C.

    20,3

  • D.

    18,5

Câu 24 :

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các polypeptide nhờ xúc tác thích hợp là

  • A.

    ester.

  • B.

    α-amino acid.

  • C.

    alcohol.

  • D.

    amine.

Câu 25 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Thủy phân hoàn toàn polypeptide thu được các phân tử α – amino acid

  • B.

    Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam

  • C.

    Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid hoặc base

  • D.

    Protein tác dụng với dung dịch nitric acid đặc tạo thành sản phẩm rắn có màu vàng.

Câu 26 :

Dung dịch không có phản ứng màu biure là

  • A.

    Gly-Ala-Val.

  • B.

    albumin

  • C.

    Gly-Glu-Val-Val.      

  • D.

    Glu-Lys.

Câu 27 :

Khi phân tích nguyên tố của một dipeptide X thu được phần trăm khối lượng của các nguyên tố như sau: %C = 41,10%; %H = 6,85%; %N = 19,18%; còn lại là oxygen. Từ phổ khối lượng (MS) xác định được phân tử khối của X bằng 146. Công thức cấu tạo của X có thể là:

  • A.

    H2NCH2CONHCH(CH3)COOH

  • B.

    H2NCH2CH2CONHCH(CH3)COOH

  • C.

    H2NCH2CONHCH2CH2COOH

  • D.

    H2NCH2CH2CONHCH2COOH.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là amino acid?

CH3CH2COONH4(A); CH3NHCH2COOC2H5 (B); H2NCH2CH2CONH2 (C); H2NCH2COOH (D)

  • A.

    (B)

  • B.

    (C)

  • C.

    (A)

  • D.

    (D)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của amino acid

Lời giải chi tiết :

H2NCH2COOH (D) là hợp chất amino acid.

Đáp án D

Câu 2 :

NH2CH2COOH có tên thông thường là:

  • A.

    aminoethanoic acid

  • B.

    aminoacetic acid

  • C.

    glycine

  • D.

    alanine

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào danh pháp của amino acid

Lời giải chi tiết :

H2NCH2COOH: glycine

Đáp án C

Câu 3 :

Có bao nhiêu nhóm (-NH2) trong phân tử valine?

  • A.

    2

  • B.

    1

  • C.

    0

  • D.

    3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của phân tử valine

Lời giải chi tiết :

Có 1 nhóm NH2 trong phân tử valine

Đáp án B

Câu 4 :

Phân tử C3H7NO2 có a đồng phân cấu tạo là amino acid; phân tử C4H9NO2 có b đồng phân cấu tạo là a-amino acid. Giá trị của a, b lần lượt là

  • A.

    2,2

  • B.

    1,2

  • C.

    2,5

  • D.

    2,1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của amino acid.

Lời giải chi tiết :

C3H7NO2: CH3 – CH(NH2) – COOH (1); H2N – CH2 – CH2 – COOH (2).

C4H9NO2: CH3 – CH2 – CH(NH2) – COOH (1); (CH3)2C(NH2) – COOH (2)

Giá trị của a, b lần lượt là 2, 2.

Đáp án A

Câu 5 :

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?

  • A.

    Alanine.         

  • B.

    Lysine.

  • C.

    Glycine.

  • D.

    Glutamic acid.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của amino acid

Lời giải chi tiết :

Glutamic acid làm quỳ tím chuyển thành màu hồng do phân tử có 2 nhóm – COOH và 1 nhóm – NH2.

Đáp án D

Câu 6 :

Ứng với công thức phân tử C3H9NO2, số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là

  • A.

    4

  • B.

    5

  • C.

    2

  • D.

    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các chất vừa có tính base vừa có tính acid sẽ tác dụng với cả HCl và NaOH.

Lời giải chi tiết :

C3H7NO2: CH3 – CH(NH2) – COOH (1); H2N – CH2 – CH2 – COOH (2) vừa tác dụng với NaOH và HCl

Đáp án C

Câu 7 :

X là α -amino acid. Khi cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,25M thì thu được 2,19 gam muối. Có bao nhiêu nhóm carboxyl trong phân tử X?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.

Lời giải chi tiết :

n HCl = 0,08.0,25 = 0,02 mol

=> Số nhóm NH2 trong X là: 0,02 : 0,01 = 2

Bảo toàn khối lượng ta có: m X + m HCl = m muối

→ m X = 2,19 – 0,02.36,5 = 1,46.

MX = \(\frac{{1,46}}{{0,01}} = 146\). Gọi CTTQ của X là: (COOH)xR(NH2)2

Ta có M(COOH)xR(NH2)2 = 146.

Xét x = 1 → MR = 69 ( - [CH2]4 – CH - )

X là Lysine: H2N – [CH2]4 – CH(NH2) – COOH.

Đáp án A

Câu 8 :

Cho 14,6 gam lysin tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối, Giá trị của m là

  • A.

    18,25.

  • B.

    21,90.

  • C.

    25,55.

  • D.

    18,40.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của amino acid.

Lời giải chi tiết :

n lysine = 14,6 : 146 = 0,1 mol

Vì lysine có 2 nhóm – NH2 → n HCl = 0,2 mol

Bảo toàn khối lượng: m lysin + m HCl = m muối

→ m muối = 14,6 + 0,2.36,5 = 21,9g

Đáp án B

Câu 9 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch glycine có tính chất lưỡng tính.

(b) Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức.

(c) Glutamic acid được dùng làm bột ngọt.

(d) Hợp chất H2N – CH2 – COO – C2H5 là ester của glycine.

Số phát biểu đúng là

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của amino acid.

Lời giải chi tiết :

(a) đúng

(b) đúng

(c) sai, muối monosodium của glutamic acid được dùng làm bột ngọt

(d) đúng

Đáp án B

Câu 10 :

Cho 3 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    3,88.                          

  • B.

    4,56.                          

  • C.

    4,52.                          

  • D.

    3,92.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của amino acid

Lời giải chi tiết :

n H2NCH2COOH = 3 : 75 = 0,04 mol →  n NaOH = 0,04 mol

m H2NCH2COONa = 0,04 . 97 = 3,88g

Đáp án A

Câu 11 :

Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glycine và alanine phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.

    40,6.                       

  • B.

    40,2.

  • C.

    42,5.

  • D.

    48,6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của amino acid tác dụng với dung dịch base.

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng: m hỗn hợp + m NaOH = m muối + m H2O

→ m muối = 31,4 + 0,4.40 – 0,4.18 = 40,2g

Đáp án B

Câu 12 :

Các amino acid tồn tại ở trạng thái ion lưỡng cực, do đó chúng

  • A.

    có nhiệt độ nóng chảy cao, tan tốt trong nước

  • B.

    có nhiệt độ nóng chảy cao và ít tan trong nước

  • C.

    dễ nóng chảy và tan tốt trong nước

  • D.

    dễ nóng chảy và ít tan trong nước

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của amino acid

Lời giải chi tiết :

Các amino acid tồn tại ở trạng thái ion lưỡng cực, do đó chúng có nhiệt độ nóng chảy cao, tan tốt trong nước.

Đáp án A

Câu 13 :

Cho các chất có công thức cấu tạo sau: H2NCH2COOH (1); CH3COOH (2); CH3NH2 (3); H2NCH2CH2CH(NH2)COOH (4); C6H5NH2 (5). Những chất vừa phản ứng được với acid vừa phản ứng được với base là

  • A.

    (1), (2)

  • B.

    (4), (5)

  • C.

    (2), (3)

  • D.

    (1), (4)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các hợp chất có nhóm – NH2 và nhóm – COOH sẽ tác dụng với acid và base.

Lời giải chi tiết :

(1); (4) vừa phản ứng được với acid vừa phản ứng được với base.

Đáp án D

Câu 14 :

Cho dung dịch chứa amino acid X tồn tại ở dạng ion lưỡng cực

Đặt dung dịch này trong một điện trường. Khi đó:

  • A.

    Chất X sẽ di chuyển về phía cực âm của điện trường

  • B.

    Chất X sẽ di chuyển về phía cực dương của điện trường

  • C.

    Chất X không di chuyển dưới tác dụng của điện trường

  • D.

    Chất X không hoàn toàn về dạng H2NCH(R)COOH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính lưỡng cực của amino acid

Lời giải chi tiết :

Vì X là ion lưỡng cực nên chất X không di chuyển dưới tác dụng của điện trường.

Đáp án C

Câu 15 :

Kết quả phân tích nguyên tố của một amino acid X như sau: %C = 46,60%; %H = 8,74%; %N = 13,59%; còn lại là oxygen. Bằng phổ khối lượng (MS), xác định được phân tử khối của X bằng 103. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Công thức phân tử X là C4H9O2N

  • B.

    Có 2 α-amino acid đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X

  • C.

    Có 3 chất đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử với X tạo được dung dịch có môi trường base.

  • D.

    Khi đặt X được điều chỉnh đến pH = 6,0 trong điện trường thì X sẽ di chuyển về cực âm.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kết quả phân tích nguyên tố của X

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tử C là: \(\frac{{103.46,60\% }}{{12}} = 4\)

Số nguyên tử H là: \(\frac{{103.8,74\% }}{1} = 9\)

Số nguyên tử N là: \(\frac{{103.13,59\% }}{{14}} = 1\)

Số nguyên tử O là:\(\frac{{103.31,07\% }}{{16}} = 2\)

Công thức phân tử X là C4H9NO2

A. Đúng

B. Đúng

C. Đúng

D. Sai, X không di chuyển

Đáp án D

Câu 16 :

Từ amino acid X và methyl alcohol điều chế được ester Y có công thức phân tử C3H7O2N. Công thức cấu tạo của amino acid X là

  • A.

    CH3CH2COOH

  • B.

    H2NCH2COOH

  • C.

    H2NCH2COOCH3

  • D.

    CH3CH(NH2)COOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của amino acid

Lời giải chi tiết :

Ester Y có công thức là: H2N – CH2 – COO- CH3.

Công thức cấu tạo của X là: H2N – CH2 – COOH

Đáp án B

Câu 17 :

Phân tử nào dưới đây không chứa liên kết peptide?

  • A.

  • B.

  • C.

  • D.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu trúc của peptide.

Lời giải chi tiết :

không chứa liên kết peptide.

Câu 18 :

Tên gọi của peptide: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)NH2

  • A.

    Val-Ala.         

  • B.

    Ala-Val.         

  • C.

    Ala-Gly.         

  • D.

    Gly-Ala.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào danh pháp của peptide

Lời giải chi tiết :

HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)NH2: Ala-Gly

Đáp án C

Câu 19 :

Số nguyên tử oxygen trong phân tử Gly – Ala là

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của Gly – Ala: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)NH2

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tử oxygen trong phân tử là 3.

Đáp án C

Câu 20 :

X là: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-COOH. Số liên kết peptide có trong một phân tử X là

  • A.

    3

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo liên kết peptide: CO – NH giữa các α-amino acid.

Lời giải chi tiết :

Có 2 liên kết peptide.

Đáp án B

Câu 21 :

Polypeptide X được cấu tạo Ala-Gly-Val-Gly-Glu. Amino acid đầu N của X là

  • A.

    Ala.    

  • B.

    Gly.    

  • C.

    Val.    

  • D.

    Glu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của polypeptide.

Lời giải chi tiết :

Đầu N của X là Ala.

Đáp án A

Câu 22 :

Cho hợp chất hữu cơ X có công thức
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Khẳng định đúng

  • A.

    Trong X có 4 liên kết peptide.

  • B.

    Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino acid khác nhau.

  • C.

    X là một pentapeptide.

  • D.

    Trong X có 2 liên kết peptide.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của peptide.

Lời giải chi tiết :

A. Sai, X có 2 liên kết peptide

B. Sai, vì khi thủy phân X thu được 3 loại α-amino acid.

C. Sai, X là một tripeptide

D. Đúng

Đáp án D

Câu 23 :

Cho 15 gam Glycine tác dụng vừa đủ với 8,9 gam alanine thu được m gam hỗn hợp tripeptit mạch hở. Giá trị m là

  • A.

    22,10

  • B.

    23,9

  • C.

    20,3

  • D.

    18,5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào số mol của glycine và alanine

Lời giải chi tiết :

n ala = 0,1 mol; n Gly = 0,2 mol

X + 2H2O \( \to \)n Gly + m Ala

Ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{n}{m} = \frac{{0,2}}{{0,1}} = 2;m + n = 3\\ \to n = 2,m = 1 \to {n_{{H_2}O}} = 0,1.2 = 0,2\\{m_X} = {m_{ala}} - {m_{gly}} - {m_{{H_2}O}} = 8,9 + 15 - 0,2.18 = 20,3g\end{array}\)

Đáp án C

Câu 24 :

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các polypeptide nhờ xúc tác thích hợp là

  • A.

    ester.

  • B.

    α-amino acid.

  • C.

    alcohol.

  • D.

    amine.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu tạo của peptide.

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các polypeptide nhờ xúc tác thích hợp là α-amino acid.

Đáp án B

Câu 25 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Thủy phân hoàn toàn polypeptide thu được các phân tử α – amino acid

  • B.

    Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam

  • C.

    Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid hoặc base

  • D.

    Protein tác dụng với dung dịch nitric acid đặc tạo thành sản phẩm rắn có màu vàng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của peptide.

Lời giải chi tiết :

A. đúng

B. sai, tạo dung dịch màu xanh tím

C. đúng

D. đúng

Câu 26 :

Dung dịch không có phản ứng màu biure là

  • A.

    Gly-Ala-Val.

  • B.

    albumin

  • C.

    Gly-Glu-Val-Val.      

  • D.

    Glu-Lys.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của peptide, protein.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch Glu – Lys không có phản ứng màu biure.

Đáp án D

Câu 27 :

Khi phân tích nguyên tố của một dipeptide X thu được phần trăm khối lượng của các nguyên tố như sau: %C = 41,10%; %H = 6,85%; %N = 19,18%; còn lại là oxygen. Từ phổ khối lượng (MS) xác định được phân tử khối của X bằng 146. Công thức cấu tạo của X có thể là:

  • A.

    H2NCH2CONHCH(CH3)COOH

  • B.

    H2NCH2CH2CONHCH(CH3)COOH

  • C.

    H2NCH2CONHCH2CH2COOH

  • D.

    H2NCH2CH2CONHCH2COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kết quả phân tích nguyên tố X

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tử C là: \(\frac{{146.41,10\% }}{{12}} = 5\)

Số nguyên tử H là: \(\frac{{146.6,85\% }}{1} = 10\)

Số nguyên tử N là: \(\frac{{146.19,18\% }}{{14}} = 2\)

Số nguyên tử O là: \(\frac{{146.32,87\% }}{{16}} = 3\)

Công thức của X là: C5H10N2O3.

Công thức cấu tạo của X có thể có là: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH

Đáp án A