Trắc nghiệm Bài 6: Tinh bột và cellulose Hóa 12 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); dùng để sản xuất tơ nhân tạo (3); phản ứng với nitric acid đặc (xúc tác sulfuric acid đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch acid đun nóng (6). Các tính chất của cellulose là:

  • A.

    (2), (3), (4) và (5).

  • B.

    (3), (4), (5) và (6).

  • C.

    (1), (2), (3) và (4).     

  • D.

    (1), (3), (4) và (6).

Câu 2 :

Polysaccharide X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccharide Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Y tác dụng với H2 tạo sorbitol.

  • B.

    X có phản ứng tráng bạc

  • C.

    Phân tử khối của Y là 162.

  • D.

    X dễ tan trong nước lạnh.

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Phân tử cellulose đuợc cấu tạo từ các gốc fructose.

  • B.

    Fructose không có phản ứng tráng bạc.

  • C.

    Amylopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

  • D.

    Saccharose không tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 4 :

Phát biểu nào đúng:

  • A.

    Tinh bột được tạo nên từ các gốc β-glucose.

  • B.

    Cellulose hòa tan trong xăng, benzene.

  • C.

    Cellulose trinitrate dùng sản xuất thuốc súng không khói

  • D.

    Amylose trong tinh bột có cấu trúc mạch nhánh.

Câu 5 :

Cho sơ đồ phản ứng:

X, Y, Z lần lượt là:

  • A.

    Cellulose, fructose, carbon dioxide

  • B.

    Cellulose, saccharose, carbon dioxide

  • C.

    Tinh bột, glucose, ethyl alcohol.

  • D.

    Tinh bột, glucose, carbon dioxide.

Câu 6 :

Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (alcohol) ethyl alcohol 46o là (biết hiệu suất của quá trình là 72% và khối lượng riêng của ethyl alcohol nguyên chất là 0,8 g/ml)

  • A.

    5,4kg

  • B.

    5,0 kg

  • C.

    6,0 kg

  • D.

    4,5 kg

Câu 7 :

Để điều chế 53,46 kg cellulose trinitrate (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít HNO3 94,5% ( D = 1,5 g/ml) phản ứng với cellulose dư. Giá trị V là

  • A.

    60

  • B.

    24

  • C.

    36

  • D.

    40

Câu 8 :

Tinh bột không chỉ là chất dinh dưỡng quan trọng trong đời sống mà còn là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bánh, rượu, bia,… Nhận định nào sau đây về tính chất của tinh bột là không đúng?

  • A.

    Dung dịch hồ tinh bột tạo với iodine hợp chất màu xanh tím

  • B.

    Tinh bột có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

  • C.

    Tinh bột bị thủy phân trong môi trường acid cho sản phẩm cuối cùng là glucose

  • D.

    Thủy phân hoàn toàn tinh bột bởi enzyme amylase cho sản phẩm là glucose.

Câu 9 :

Chất X là thành phần chính của bông vải. Cho chất X tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc để điều chế Y dùng làm vecni, phim ảnh,… Hàm lượng nitrogen trong Y khoảng 11,12%. Công thức của Y là:

  • A.

    (C6H10O5)n

  • B.

    C6H12O6

  • C.

    [C6H7O2(ONO2)3]n

  • D.

    [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n

Câu 10 :

Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide?

  • A.

    Maltose

  • B.

    Glucose

  • C.

    Fructose

  • D.

    Cellulose

Câu 11 :

Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là

  • A.

    Cellulose và glucose

  • B.

    Cellulose và saccharose

  • C.

    tinh bột và saccharose

  • D.

    tinh bột và glucose

Câu 12 :

Cellulose thuộc polysaccharide là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn. Công thức của cellulose là:

  • A.

    (C6H10O5)n

  • B.

    C12H22O11

  • C.

    C6H12O6

  • D.

    C2H4O2

Câu 13 :

Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iodine hợp chất có màu xanh tím. Polimer X là:

  • A.

    tinh bột

  • B.

    xenlulose

  • C.

    saccharose

  • D.

    glicogen

Câu 14 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột \( \to \)X\( \to \)Y\( \to \)Z\( \to \)CH3COOCH3 (mỗi mũi tên biểu diễn một phương trình phản ứng). Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

  • A.

    C2H5OH, CH3COOH

  • B.

    CH3COOH, CH3OH

  • C.

    CH3COOH, CH3OH

  • D.

    C2H4, CH3COOH

Câu 15 :

Khi nói về tinh bột và cellulose, kết luận nào sau đây là đúng:

  • A.

    Cùng tham gia phản ứng tráng gương

  • B.

    Tham gia phản ứng thủy phân

  • C.

    Cùng thuộc nhóm disaccharide

  • D.

    Cùng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); dùng để sản xuất tơ nhân tạo (3); phản ứng với nitric acid đặc (xúc tác sulfuric acid đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch acid đun nóng (6). Các tính chất của cellulose là:

  • A.

    (2), (3), (4) và (5).

  • B.

    (3), (4), (5) và (6).

  • C.

    (1), (2), (3) và (4).     

  • D.

    (1), (3), (4) và (6).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của cellulose.

Lời giải chi tiết :

Các tính chất của cellulose: (1); (3), (4), (6).

Đáp án D

Câu 2 :

Polysaccharide X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccharide Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Y tác dụng với H2 tạo sorbitol.

  • B.

    X có phản ứng tráng bạc

  • C.

    Phân tử khối của Y là 162.

  • D.

    X dễ tan trong nước lạnh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào trạng thái tự nhiên của polysaccharide.

Lời giải chi tiết :

X là tinh bột, thủy phân X thu được glucose (Y)

Đáp án A

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Phân tử cellulose đuợc cấu tạo từ các gốc fructose.

  • B.

    Fructose không có phản ứng tráng bạc.

  • C.

    Amylopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

  • D.

    Saccharose không tham gia phản ứng thủy phân.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Amylopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

Đáp án C

Câu 4 :

Phát biểu nào đúng:

  • A.

    Tinh bột được tạo nên từ các gốc β-glucose.

  • B.

    Cellulose hòa tan trong xăng, benzene.

  • C.

    Cellulose trinitrate dùng sản xuất thuốc súng không khói

  • D.

    Amylose trong tinh bột có cấu trúc mạch nhánh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của carbohydrate.

Lời giải chi tiết :

Cellulose trinitrate dùng để sản xuất thuốc súng không khói.

Đáp án C

Câu 5 :

Cho sơ đồ phản ứng:

X, Y, Z lần lượt là:

  • A.

    Cellulose, fructose, carbon dioxide

  • B.

    Cellulose, saccharose, carbon dioxide

  • C.

    Tinh bột, glucose, ethyl alcohol.

  • D.

    Tinh bột, glucose, carbon dioxide.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của polysaccharide.

Lời giải chi tiết :

Câu 6 :

Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (alcohol) ethyl alcohol 46o là (biết hiệu suất của quá trình là 72% và khối lượng riêng của ethyl alcohol nguyên chất là 0,8 g/ml)

  • A.

    5,4kg

  • B.

    5,0 kg

  • C.

    6,0 kg

  • D.

    4,5 kg

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng lên men tinh bột

Lời giải chi tiết :

V C2H5OH = \(\frac{{5.46}}{{100}} = 2,3lit\)

m C2H5OH = D.V = 2,3.0,8.103 = 1840g \( \to \)n C2H5OH = 1840 : 46 = 40 mol

n Tinh bột = 40 : 2 : 72% = 27,78 mol

m tinh bột = 27,78 . 162 = 4500g = 4,5kg

Đáp án D

Câu 7 :

Để điều chế 53,46 kg cellulose trinitrate (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít HNO3 94,5% ( D = 1,5 g/ml) phản ứng với cellulose dư. Giá trị V là

  • A.

    60

  • B.

    24

  • C.

    36

  • D.

    40

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của cellulose với nitric acid đặc.

Lời giải chi tiết :

n cellulose trinitrate = 53,46 : 297 = 0,18 k.mol

n HNO3 = 0,18 . 3 : 60% = 0,9 k.mol

V HNO3 = m : D = \(\frac{{0,9.63}}{{94,5\% }}:1,5 = 40lit\)

Đáp án D

Câu 8 :

Tinh bột không chỉ là chất dinh dưỡng quan trọng trong đời sống mà còn là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bánh, rượu, bia,… Nhận định nào sau đây về tính chất của tinh bột là không đúng?

  • A.

    Dung dịch hồ tinh bột tạo với iodine hợp chất màu xanh tím

  • B.

    Tinh bột có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

  • C.

    Tinh bột bị thủy phân trong môi trường acid cho sản phẩm cuối cùng là glucose

  • D.

    Thủy phân hoàn toàn tinh bột bởi enzyme amylase cho sản phẩm là glucose.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột

Lời giải chi tiết :

Tinh bột không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

Đáp án B

Câu 9 :

Chất X là thành phần chính của bông vải. Cho chất X tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc để điều chế Y dùng làm vecni, phim ảnh,… Hàm lượng nitrogen trong Y khoảng 11,12%. Công thức của Y là:

  • A.

    (C6H10O5)n

  • B.

    C6H12O6

  • C.

    [C6H7O2(ONO2)3]n

  • D.

    [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của X

Lời giải chi tiết :

X là thành phần chính của bông vải \( \to \) X là cellulose.

X + HNO3 \( \to \) Y

Kết hợp với dữ kiện Hàm lượng nitrogen trong Y khoảng 11,12%

\( \to \) Y là [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n

Câu 10 :

Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide?

  • A.

    Maltose

  • B.

    Glucose

  • C.

    Fructose

  • D.

    Cellulose

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại carbohydrate

Lời giải chi tiết :

Cellulose thuộc loại polysaccharide

Đáp án D

Câu 11 :

Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là

  • A.

    Cellulose và glucose

  • B.

    Cellulose và saccharose

  • C.

    tinh bột và saccharose

  • D.

    tinh bột và glucose

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào trạng thái tự nhiên và ứng dụng

Lời giải chi tiết :

Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng \( \to \)X là cellulose.

Thủy phân X thu được Y \( \to \) Y là glucose.

Đáp án A

Câu 12 :

Cellulose thuộc polysaccharide là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn. Công thức của cellulose là:

  • A.

    (C6H10O5)n

  • B.

    C12H22O11

  • C.

    C6H12O6

  • D.

    C2H4O2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức của cellulose

Lời giải chi tiết :

Công thức của cellulose: (C6H10O5)n

Đáp án A

Câu 13 :

Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iodine hợp chất có màu xanh tím. Polimer X là:

  • A.

    tinh bột

  • B.

    xenlulose

  • C.

    saccharose

  • D.

    glicogen

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa của polysaccharide.

Lời giải chi tiết :

X là tinh bột

Đáp án A

Câu 14 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột \( \to \)X\( \to \)Y\( \to \)Z\( \to \)CH3COOCH3 (mỗi mũi tên biểu diễn một phương trình phản ứng). Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

  • A.

    C2H5OH, CH3COOH

  • B.

    CH3COOH, CH3OH

  • C.

    CH3COOH, CH3OH

  • D.

    C2H4, CH3COOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột

Lời giải chi tiết :

Tinh bột \( \to \)Glucose\( \to \)C2H5OH\( \to \)CH3COOH\( \to \) CH3COOCH3

Đáp án A

Câu 15 :

Khi nói về tinh bột và cellulose, kết luận nào sau đây là đúng:

  • A.

    Cùng tham gia phản ứng tráng gương

  • B.

    Tham gia phản ứng thủy phân

  • C.

    Cùng thuộc nhóm disaccharide

  • D.

    Cùng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của polysaccharide.

Lời giải chi tiết :

Tinh bột và cellulose đều tham gia phản ứng thủy phân.

Đáp án B