Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Chiếu dời đô>
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Chiếu dời đô hay nhất
KB 1
Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.
KB 2
Tuy là một bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn rất có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khỏe khoắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ cho kế hoạch dời đô của mình.
KB 3
Tóm lại, với nghệ thuật lập luận mạch lạc, chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, tình cảm chân thành, bài chiếu đã có sức lay động tới trái tim đồng cảm của hàng triệu triệu người dân thời bấy giờ. Nguyện vọng dời đô của nhà vua đã được quân thần ủng hộ, cho thấy Lí Thái Tổ là vị vua thực sự là một bậc minh vương sáng suốt. Đồng thời qua bài chiếu, chúng ta cũng thấy được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh, phát triển, sáng tươi huy hoàng.
KB 4
Chiếu dời đô vẫn luôn giữ vững giá trị của mình cho đến thời điểm hiện tại. Tác phẩm không chỉ cho thấy sự anh minh, sáng suốt trong nhìn nhận, phân tích vấn đề của Lý Công Uẩn mà còn cho thấy tài năng lập luận phong phú, sắc sảo của vị vua anh minh, sáng suốt này.
KB 5
Kết thúc bài chiếu, nhà vua không dùng giọng mệnh lệnh của bậc vua chúa mà dùng giọng đối thoại nhẹ nhàng như một lời tâm tình: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. Giọng đối thoại ấy tạo nên sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân. Triều Lý hùng mạnh là vì có những vị quân thần thấu hiểu lòng dân đến thế.
Nguồn: sưu tầm
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục