Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước>
Hồ Chi Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19-5-1890. trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người, là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc.
Hồ Chi Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19-5-1890. trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người, là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị - xã hội của cụ Phó bảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành.
Sau này, những kiến thức học được từ người cha, những tư tưởng mới của thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình.
Cuộc sống của người-mẹ - bà Hoàng Thị Loan - cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người.
Còn phải kể tới mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba chị em Nguyễn Thị Thanh (Nguyễn Thị Bạch Liên),
Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt) và Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) về lòng yêu nước, thương nòi.
Nghệ Tĩnh là vùng đất vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thống lao động, đấu tranh chống ngoại xâm. Nơi đây đã sản sinh ra biết bao anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước thời cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu.... những liệt sĩ trong thời kỳ chống thực dân Pháp ngay trên mảnh đất Kim Liên như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến...
Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã tận mất chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Khi vào Huế, Anh lại tận mắt nhìn thấy tội ác của thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều. Thêm vào đó là những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời. Tất cả đã thôi thúc Anh ra đi tìm một con đường mới đề cứu dân, cứu nước. Quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc... đã chuẩn bị cho Anh nhiều điều. Quê hương, đất nước cũng đặt niềm tin lớn ở Anh trên bước đường tìm đến trào lưu mới của thời đại.
Phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra hạn chế của những người đi trước. Người nhận ra rằng không thể cứu nước theo con đường của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám... Người từ chối Đông Du không phải vì đã hiểu bản chất của đế quốc Nhật, mà chỉ cảm thấy rằng: không thể dựa vào nước ngoài để giải phóng Tổ quốc.
Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được và nó dẫn Người đi đúng hướng là: nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại "chính quốc", ở nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình"[1].
Cùng với việc phê phán hành động cầu viện Nhật Bản chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước. rước beo cửa sau", tư tưởng “ỷ Pháp cầu tiến bộ" chẳng qua chỉ là việc "cầu xin Pháp rủ lòng thương", Nguyễn Ái Quốc đã tự định ra cho mình một hướng đi mới: phải tìm hiểu cho rõ bản chất của những từ tự do. Bình đẳng, Bác ái của nước Cộng hòa Pháp, phải đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình[2].
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết