Quan điểm Hồ Chí Minh xây dựng Đảng về chính trị, đạo đức>
Xây dựng Đảng về chính trị trước hết là xây dựng đường lối chính trị đúng đắn. Đó là một đường lối chính trị dựa trên học thuyết Mác - Lênin vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại.
Câu hỏi. Quan điểm Hồ Chí Minh xây dựng Đảng về chính trị, đạo đức?
Trả lời:
Xây dựng Đảng về chính trị trước hết là xây dựng đường lối chính trị đúng đắn. Đó là một đường lối chính trị dựa trên học thuyết Mác - Lênin vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại.
Đảng, cán bộ và đảng viên phải có một bản lĩnh chính trị vững vàng, “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” trong mọi hoàn cảnh khó khăn, tình huống phức tạp, mọi bước ngoặt hiểm nghèo, mọi giai đoạn của cách mạng.
Trên cơ sở một đường lối chính trị đúng đắn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng phải biết tập trung giành thắng lợi từng bước, đi tới thắng lợi cuối cùng.
Xây dựng Đảng, là trong tư duy và phương pháp cách mạng phải cứng rắn về nguyên tắc và đường lối chiến lược, mềm dẻo về sách lược, linh hoạt về biện pháp đấu tranh, vừa có khả năng tập hợp huy động toàn dân, vừa tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, tạo thành một sức mạnh lồng hợp, chiến thắng lũ bán nước và cướp nước.
Xây dựng Đảng về chính trị, là làm đường lối chính trị của Đảng phải thấm sâu vào mọi cán hộ, đảng viên và nhân dân, làm cho mọi người nắm vững đường lối của Đảng tạo ra sự nhất trí cao trong Đảng và đồng thuận trong xã hội vượt qua mọi khó khăn, phức tạp. Biến nghị quyết của Đảng thành hiện thực.
Xây phải đi đôi với chống. Phải nhận thức trong điều kiện Đảng cầm quyền, sự sai lầm về đường lối của Đảng và quan liêu, mệnh lệnh, xa dân sẽ là nguy cơ của đảng cầm quyển. Vì vậy, phải tránh nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị và thói quan liêu, xa dân. Hai điều đó sẽ dẫn tới thất bại của Đảng.
Xây dựng Đảng về đạo đức là một nội dung quan trọng công tác xây dựng Đảng. Từ trước tới nay, thường nói xây dựng Đảng về chính trị. Tư tưởng, tổ chức. Đó là ba bộ phận cấu thành công tác xây dựng Đảng. Trong di sản Hồ Chí Minh, vấn đề đạo đức cách mạng đã được Người quan tâm từ sớm. Ngay từ năm 1927, trong quá trình chuẩn bị các yếu tố cho Đảng ra đời Hồ Chí Minh đã bàn tới 23 điều tư cách của người cách mạng. Tuy không nêu thành một nội dung như chính trị, tư tưởng, tổ chức, nhưng trong rất nhiều tác phẩm như Sửa đổi lối làm việc, Di chúc..., Hồ Chí Minh cho thấy xây dựng Đảng về đạo đức là một nội dung trọng yếu.
Chẳng hạn, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc có hẳn một phần về Tư cách và đạo đức cách mạng trong đó Hồ Chí Minh nêu 12 điều tư cách của Đảng chân chính cách mạng. Đồng thời nêu phận sự của đảng viên và cán bộ, trong đó có đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức không có căn bản tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì? Với ý nghĩa quan trọng của đạo đức như vậy nên xây dựng Đảng về đạo đức trước hết phải nhận thức được rằng “Đảng không phải là một tố chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm g hào sung sướng"'. Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốvụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồnc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Xây dựng Đảng về đạo đức là người đảng viên, người cán bộ phải biết lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến dần chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như nhân, nghĩa, trí, dũng, cần, kiệm, liêm, chính ngày càng thêm.
Xây dựng Đảng về đạo đức càng có ý nghĩa quan trọng khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Bởi vì, trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều thói tật dễ nảy sinh, đặc biệt là say quyền lực, quan liêu, mệnh lệnh, xa dân, thiếu tinh thần trách nhiệm. Trong Di chúc. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mồi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"[1].
Trong quá trình xây dựng Đảng. Hồ Chí Minh nêu câu hỏi: “Đảng là ai” Và Người trả lời: “Đảng là mỗi chúng ta". Từ đó. Ngưòi nhấn mạnh “làm cán bộ tức là suối dò; làm đầy tớ trung thành của nhân dân. Lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân và phải làm cho tốt”.
Xây dựng Đảng về đạo đức chiếm một vị trí rất quan trọng, có thể được xem như gốc của mọi vấn đề. Bởi vì. dù đường lối chính trị đúng đắn mà cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức mà thông thường suy thoái đạo đức sẽ dẫn tới suy thoái về tư tưởng chính trị, thì đường lối chính trị cũng không có ý nghĩa gì.
Loigiaihay.com
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp công nhân và nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết