Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa giáo dục


Sau khi tìm thấy con đường cứu nước. Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này. Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến (tâm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ...) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại., xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát).

a) Văn hóa giáo dục

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước. Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này. Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến (tâm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ...) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại., xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát).

Nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập được Hồ Chí Minh chuẩn bị từ những lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng trong những năm của thế kỷ XX thực sự ra đời sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam mới phải được coi là một mặt trận quan trọng, nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Nền giáo dục đó sẽ "... làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập"1.

Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và toàn diện, định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.

-   Mục tiêu của văn hóa giáo dục là để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa thông qua việc dạy và học.

Dạy và học là nhằm mở mang dân trí, nâng cao kiến thức; bồi dưỡng những tư tưởng đúng- đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho con người, đào tạo con người có ích cho xã hội. Văn hóa giáo dục phải đào tạo được những lớp người có đức. có tài kế tục sự nghiệp cách mạng, làm cho nước ta "sánh vai cùng các cường quốc năm châu". Học không phải để lấy bằng cấp mà phải thực học "học để làm việc, làm người, làm cán bộ

-   Nội dung giáo dục phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Giáo dục phải toàn diện, bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa hoc – kỹ thuật; chuyên môn nghề nghiệp, lao động. Các nội dung này có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Người chỉ rõ, nếu không có trình độ văn hóa thì không tiếp thu được khoa học - kỹ thuật; không học khoa học – kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà; song phải chú ý học chính trị, vì nếu chỉ học văn hóa mà không học chính trị thì như người nhắm mắt mà đi.

Học chính trị là học chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Học để nắm vững quan điểm, lập trường có tính nguyên tắc của Đảng, thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phương pháp học phải sáng tạo, không giáo điều. Xã hội ngày càng phát triển, nhân dân ngày càng tiến bộ nên Người cho rằng phải tiến hành cải cách giáo dục, nhằm xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học thật khoa học, hợp lý, đáp ứng đòi hỏi của cách mạng.

- Phương châm, phương pháp giáo dục:

Phương châm học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động; phải kết hợp thật chặt chẽ ba khâu: gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện dân chủ bình đẳng trong giáo dục. Học ở mọi nơi, mọi lúc; học mọi người, học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại.

Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Cách dạy phải phù hợp với trình độ người học, phù hợp với lứa tuổi dạy từ dễ đến khó; phải kết hợp học tập với vui chơi, giải trí lành mạnh phải dùng biện pháp nêu gương gắn liền với phong trào thi đua...

-    Về đội ngũ giáo viện: phải quan tâm xây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên có đạo đức cách mạng, yêu nghề, yên tâm công tác, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp, giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng về đạo đức, về học tập, "Học không biết chán, dạy không biết mỏi".

b) Văn hóa văn nghệ

Văn nghệ (bao gồm văn học và nghệ thuật) là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh không chỉ là người khai sinh ra nền văn nghệ cách mạng ở Việt Nam mà còn là một chiến sĩ tiên phong trong sáng tạo văn nghệ. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn nghệ cách mạng. Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều quan điểm lớn. Sau đây là ba quan điểm chủ yếu:

Một là, văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.

Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, tức là khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa - văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa cũng có tầm quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế.

Ở một tầm nhìn sâu xa hơn, Hồ Chí Minh còn coi mặt trận văn hóa như một "cuộc chiến khổng lồ" giữa chính và tà giữa cách mạng và phản cách mạng. Cuộc chiến đó sẽ rất quyết liệt, rất lâu dài, song rất vẻ vang Trong cuộc chiến đó người "nghệ sĩ là chiến sĩ tác phẩm văn nghệ là vũ khí đấu tranh. Trước khi giành được chính quyền, văn nghệ có nhiệm vụ thức tỉnh quần chúng, tập hợp lực lượng, cổ vũ cho thắng lợi tất yếu của cách mạng. Sau khi có chính quyền, văn nghệ phải tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng chế độ mới, xây dựng con người mới. Mặt trận văn nghệ lúc này còn cam go hơn, quyết liệt hơn, bởi thắng đế quốc thực dân đã khó, thắng nghèo nàn, lạc hậu còn khó hơn nhiều. Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang đó. Hồ Chí Minh yêu cầu "chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng, đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết"1.

Hai là, văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân.

Thực tiễn đời sống của nhân dân rất phong phú, bao gồm thực tiễn lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng đời sống mới. Đây là nguồn nhựa sống, là sinh khí và là chất liệu vô tận cho văn nghệ sáng tác. Từ thực tiễn đó bằng tài năng sáng tạo và tinh thần nhân văn của mình, văn nghệ sĩ có thể nhào nặn, thăng hoa, hư cấu, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật trường tồn cùng dân lộc và nhân loại- Để làm được như vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu các văn nghệ sĩ phải "thật hòa mình vào quần chúng", phải "từ trong quần chúng ra. Trở về nơi quần chúng", phải "... liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân"1, để hiểu thấu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, học tập nhân dân và "miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn" thực tiễn đời sống của nhân dân. Bởi vì, nhân dân không chỉ là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Họ còn là người hưởng thụ và đánh giá các tác phẩm văn học - nghệ thuật một cách trung thực, khách quan và chính xác nhất.

Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.

Mục tiêu của văn nghệ là phục vụ quần chúng. Để thực hiện mục tiêu này các tác phẩm văn nghệ phải đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức. Người nói: Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích"'. Đó là một tác phẩm hay

Một tác phẩm hay là tác phẩm diễn đạt vừa đủ những điều đảng nói, ai đọc cũng hiểu được và khi đọc xong phải suy ngẫm. Tác phẩm đó phải kế thừa được những tinh hoa văn hóa dân tộc, mang được hơi thở của thời đại, vừa phản ánh chân thật những gì đã có trong đời sống, vừa phê phán cái dơ, cái xấu, cái sai, hướng nhân dân đến cái chân, cái thiện, cái mỹ, vươn tới cái lý tưởng - đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ. Để thực hiện tính hướng đích này, các tác phẩm văn nghệ phải chân thực về nội dung, đa dạng, phong phú về hình thức và thể loại. Chính sự phong phú đa dạng về hình thức và thể loại đã mở ra con đường sáng tạo không giới hạn cho các văn nghệ sĩ.

c)  Văn hóa đời sống

Văn hóa là bộ mặt tinh thần của xã hội, nhưng bộ mặt tinh thần ấy không phải là cái gì cao siêu, trừu tượng, mà lại được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, rất dễ hiểu, dễ thấy. Đó chính là văn hóa đời sống. Gắn việc xây dựng nền văn hóa mới với xây dựng đời sống mới thực sự là một cách nhìn, một giải pháp rất độc đáo của Hồ Chí Minh.

Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được Hồ Chí Minh nêu ra với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung này có quan hệ mật thiết, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu. Bởi vì, chỉ có thể dựa trên một nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới và nếp sống mới. Đến lượt mình, đạo đức mới cũng chỉ có thể thể hiện trong lối sống và nếp sống.

Đạo đức mới: Để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức mới Ngay trong phiên họp đầu tiên của hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị "mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KỊỆM, LIÊM, CHÍNH"'. Sau này, Người đã nhiều lần khẳng định: "Nếu không giữ đúng cần, Kiệm.

Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân"[1], "Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới"3.

Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Con người muốn tồn tại phải làm sao cho có ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc; phải làm sao cho mỗi một hoạt động đó đều mang tinh hoa văn hóa. Chính vì vậy, để xây dựng lối sống mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sửa đổi "cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại" - theo ngôn ngữ hiện nay:

đây chính là phong cách sống (sinh hoạt và ứng xử) và phong cách làm việc, gọi chung là lối sống mới.

Phong cách sống, theo Hồ Chí Minh, là phải khiêm tốn, giản dị, chừng mực, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức - quyền - danh - lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì cởi mở, chân tinh, ân cần, tế nhị; giàu tình yêu thương, quý mến, trân trọng con người; với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc, với người thì độ lượng, khoan dung.

Phong cách làm việc, theo Hồ Chí Minh, là phải sửa đổi sao cho có tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học. Ba loại tác phong này có quan hệ mật thiết với nhau. Sửa đổi phong cách làm việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh, đã là cán bộ cách mạng phải có phong cách sống và phong cách làm việc tốt để làm gương mẫu cho dân.

Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới - nếp sống  văn minh, là quá trình làm cho lối sống mới dần dần thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp. kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xẩu thi phái bò. Cái gì cũ mà khỏng xấu, nhưng phiền phức thi sửa đồi. Cái gi cũ mà tốt thì phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm, phải bổ sung.

Xây dựng văn hóa đời sống mới nhằm biến Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia văn minh và phú cường là một công việc lâu dài và phải có phương pháp tốt. Công việc đó đòi hỏi sự quyết tâm của cả cộng đồng dân tộc song trước hết, phải được bắt đầu từ mỗi con người mỗi gia đình, với tư cách là một tế bào của xã hội.

 


Bình chọn:
3.5 trên 2 phiếu
  • Các cống hiến của Nhà văn hóa Hồ Chí Minh

    Hồ Chí Minh được tổ chức Khoa học - Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là nhà văn hóa kiệt xuất (éminent homme de culture) là do cống hiến của Người:

  • Khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh

    Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có nhiều định nghĩa, có nhiều cách hiểu nhất. Hiện có đến vài trăm định nghĩa về văn hóa trong đó có định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh đưa ra năm 1943.

  • Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa mới

    Sự khác nhau giữa nền văn hoá mới Việt Nam với nền văn hoá cũ trước hết ở tính chất cơ bản của nó. Nền văn hoá cũ mang tính chất nô dịch, ngu dân đã được Hồ Chí Minh phân tích, tố cáo, lên án trong nhiều bài viết, nhất là trong Bản án chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa

    Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục, có nghĩa là bằng dạy và học. Đó là đào tạo những con người toàn diện vừa có đức vừa có tài, những công dân biết làm và đủ điều kiện làm chủ để xây dựng và bảo vệ đất nước.

  • Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của nền văn hóa mới

    Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng.

>> Xem thêm