Từ điển Hoá 12| Các dạng bài tập Hoá 12 Pin điện và điện phân - Từ điển Hoá 12

Pin Galvani là gì? - Hoá 12

1. Phản ứng oxi hoá - khử và dòng điện

+ Phản ứng oxi hoá – khử khi xảy ra trên bề mặt một thanh kim loại không tạo ra dòng điện.

+ Phản ứng oxi hoá – khử khi xảy ra trên hai điện cực khác nhau nối qua dây dẫn sẽ có dòng điện.

+ Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích đi từ cực dương sang cực âm

+ Dòng electron là dòng chuyển dời có hướng của các electron từ cực âm sang cực dương.

2. Cấu tạo pin Galvani

Pin Galvani Zn-Cu gồm điện cực kẽm và điện cực đồng: hai dung dịch nối với nhau bởi một cầu muối (thường chứa dung dịch KC1 bão hoà), hai thanh kim loại nối với nhau bằng dây dẫn, lắp một vôn kế để đo hiệu điện thế. Như hình bên dưới.

Pin Galvani Zn-Cu

Sơ đồ trên minh hoạ một pin Galvani ở điều kiện chuẩn. Pin Galvani được đặt theo tên nhà bác học người Italia là L Galvani (1737 - 1798).

- Ở cực âm (anode): thanh Zn xảy ra quá trình oxi hoá: Zn  \( \to \)  Zn2+ + 2e

=> Các electron theo dây dẫn di chuyển sang điện cực Cu.

- Ở cực dương (cathode): thanh Cu xảy ra quá trình khử: Cu2+ + 2e \( \to \)   Cu

=> Các ion Cu2+ trong dung dịch nhận electron (từ điện cực Zn qua dây dẫn chuyển sang điện cực Cu) chuyển thành Cu bám lên điện cực Cu.

3. Phản ứng xảy ra trong pin điện

Zn + Cu2+  \( \to \)  Zn2+ + Cu

+ Vai trò cầu muối : vừa đóng kín mạch điện, vừa duy trì tính trung hoà điện của mỗi dung dịch.

+ Sức điện động của pin đo ở điều kiện chuẩn gọi là sức điện động chuẩn. Sức điện động chuẩn có thể xác định dựa vào thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá - khử tương ứng:

\(E_{pin}^o\)= \(E_{( + )}^o\)(lớn)  -   \(E_{( - )}^o\)(nhỏ)

=> Sức điện động chuẩn của pin Galvani Zn-Cu được tính như sau:

Epin =  \(E_{C{u^{2 + }}/Cu}^o\)- \(E_{Z{n^{2 + }}/Zn}^o\)= 0,340 - (-0,762) = 1,102 (V).