Ôn tập Chủ đề 3 trang 42, 43 SGK Công nghệ 12 Cánh diều>
Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây Ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững ?: Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường của rừng. ?: Bảo tồn đa dạng sinh học ?: Duy trì và nâng cao chức năng sản xuất của rừng
Câu hỏi tr42 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 42 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững
?: Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường của rừng.
?: Bảo tồn đa dạng sinh học
?: Duy trì và nâng cao chức năng sản xuất của rừng
Nhiệm vụ của bảo vệ rừng
?: Nhiệm vụ của chủ rừng
?: Nhiệm vụ của toàn dân
?: Nhiệm vụ của các cấp quản lí
Nhiệm vụ của khai thác tài nguyên rừng bền vững
?: Khai thác lâm sản trong mỗi loại rừng cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
?: Đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng và trồng lại rừng sau khai thác
?: Khai thác không lạm vào vốn rừng
?: Áp dụng các biện pháp, kĩ thuật khai thác lâm sản phù hợp nhằm hạn chế tác động xấu tới môi trường rừng và đa dạng sinh học, duy trì được chức năng phòng hộ của rừng
?: Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đối với việc khai thác các loài thực vật, động vật rừng quý hiếm và các loài được ưu tiên bảo vệ.
Thực trạng trồng và chăm sóc rừng
?: Công tác trồng và chăm sóc rừng ở nước ta những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, diện tích rừng trồng tăng liên tục.
Thực trạng bảo vệ và khai thác rừng
?: Thực trạng bảo vệ rừng
?: Thực trạng khai thác rừng
Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng
?: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng cho người dân.
?: Ngăn chặn các hành vi gây suy thoái tài nguyên rừng
?: Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
?: Duy trì và củng cố hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên góp phần bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái rừng, tài nguyên thực vật, động vật rừng
?: Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lí, bảo vệ và phát triển rừng nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, dễ tiếp cận
?: Tăng cường trồng cây xanh, trồng rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng.
Phương thức khai thác tài nguyên rừng
?: Khai thác trắng
?: Khai thác chọn
?: Khai thác dần
Câu hỏi tr43 CH1
Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Nêu ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.
Phương pháp giải:
Dựa vào ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững.
Lời giải chi tiết:
1. Môi trường:
- Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, giảm thiểu thiên tai.
- Duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Cải thiện chất lượng không khí, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
2. Kinh tế:
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản.
- Phát triển du lịch sinh thái, du lịch rừng.
- Tạo việc làm cho người dân, nâng cao đời sống.
3. Xã hội:
- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.
- Góp phần củng cố quốc phòng, an ninh.
Câu hỏi tr43 CH2
Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Nêu nhiệm vụ của bảo vệ rừng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nhiệm vụ của bảo vệ rừng.
Lời giải chi tiết:
Nhiệm vụ của chủ rừng:
+ Có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về theo dõi diễn biến rừng; bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
+ Chấp hành sự quản lí, thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các quy định khác của pháp luật.
- Nhiệm vụ của toàn dân:
+ Cần có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật rừng. động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Cần có trách nhiệm thông bảo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về các hành vi vi phạm quy định về quản lí, bảo vệ rừng, chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng
- Nhiệm vụ của các cấp quân lí
+ Cần thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lí, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện nhiệm vụ khác về quản lí, bảo vệ rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi tr43 CH3
Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Nêu nhiệm vụ của khai thác tài nguyên rừng bền vững.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nhiệm vụ của khai thác tài nguyên rừng bền vững.
Lời giải chi tiết:
- Khai thác lâm sản trong mỗi loại rừng cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp, theo đúng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng và trồng rừng.
- Khai thác không lạm vào vốn rừng: sản lượng gỗ của loài được khai thác không lớn hơn lượng gỗ tăng trưởng của loài đó.
- Áp dụng các biện pháp, kĩ thuật khai thác lâm sản phù hợp nhằm hạn chế tác động xấu tới môi trường rừng và đa dạng sinh học, duy trì được chức năng phòng hộ của rừng.
- Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đối với việc khai thác các loài động, thực vật rừng quý, hiếm và các loài được ưu tiên bảo vệ.
Câu hỏi tr43 CH4
Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Nêu thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
- Thực trạng trồng, chăm sóc rừng: Trong hơn 30 năm qua, công tác trồng rừng ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhờ đó tỉ lệ che phủ rừng ngày càng tăng. Từ giữa những năm 1990 đến nay, diện tích rừng trồng của nước ta đã tăng liên tục và phát triển ổn định nhờ các chương trình. chính sách phát triển rừng quốc gia...
- Thực trạng bảo vệ rừng:
+ Bảo vệ và phát triển được vốn rừng quốc gia, duy trì ổn định diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng và cây xanh.
+ Nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và người dân đối với công tác bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt.
+ Công tác cấp chứng chỉ quản lí rừng bền vững nhằm góp phần đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm và nhân rộng.
+ Đã thực hiện thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần làm tăng hiệu quả của công tác bảo vệ rừng.
+ Mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn góp phần duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái rừng tự nhiên, tăng tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật rừng.
+ Ngăn chặn có hiệu quả nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên rừng trái phép và cháy rừng.
- Thực trạng khai thác rừng: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2020, khả năng đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến tăng từ 30% đến trên 70%, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng liên tục tăng qua các năm (Bảng 7.3), cơ bản đạt mục tiêu Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 là 20 - 24 triệu m3/năm, khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được quản lí chặt chẽ, thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc từ năm 2016.
Câu hỏi tr43 CH5
Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hoạt động nào dưới đây không góp phần bảo vệ rừng?
A. Tuần tra rừng
B. Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
C. Phòng chống cháy rừng
D. Chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên sang trồng ngô, sắn
E. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nhiệm vụ bảo vệ rừng.
Lời giải chi tiết:
D không góp phần bảo vệ rừng.
Câu hỏi tr43 CH6
Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân có thể được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào các biện pháp bảo vệ rừng
Lời giải chi tiết:
Qua sách báo, video, clip, tranh ảnh, inforgraphic….
Câu hỏi tr43 CH7
Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy so sánh đặc điểm của phương thức khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của phương thức khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn
Lời giải chi tiết:
Loại khai thác rừng |
Các đặc điểm chủ yếu |
||
Lượng cây chặt hạ |
Thời gian chặt hạ |
Cách phục hồi rừng |
|
Khai thác trắng |
Chặt toàn bộ cây rừng trong một lần khai thác |
Trong mùa khai thác gỗ( |
Trồng rừng. |
Khai thác dần |
Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác. |
Kéo dài 5 đến 10 năm. |
Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên. |
Khai thác chọn |
Chọn chặt cây đã già,cây có phẩm chất và sức sống kém.Giữ lại cây còn non,cây gỗ tốt và có sức sống mạnh. |
Không hạn chế thời gian. |
Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên |
Câu hỏi tr43 CH8
Trả lời câu hỏi trang 43 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Khai thác trắng là phương thức tiến hành chặt toàn bộ những cây rừng đã đến tuổi thành thục trên khoảnh chặt, quá trình chặt được tiến hành làm nhiều lần sao cho trong thời gian chặt hạ, một thế hệ rừng mới được hình thành nhờ sự gieo giống và bảo vệ của rừng già.
B. Khai thác chọn là chặt toàn bộ những cây rừng đã thành thục trên một khoảnh chặt trong một mùa chặt, thông thường là dưới một năm
C. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ở Việt Nam tăng dần trong suốt giai đoạn 2008 – 2011
D. Khai thác trắng là phương thức tiến hành chặt từng cây hoặc đám cây thành thục
E. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ rừng trồng tập trung ở Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng gỗ khai thác toàn quốc và tăng liên tục trong suốt giai đoạn 2008 – 2020.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phương thức khai thác
Lời giải chi tiết:
A, B, C, E đúng.
- Bài 8. Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng trang 38, 39, 40, 41 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 7. Thực trạng trồng, chăm sóc bảo vệ và khai thác rừng trang 34, 35, 36, 37 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững trang 31, 32, 33 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 8 trang 118 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 21. Bảo quản và chế biến thủy sản trang 111, 112, 113, 114, 115 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản trang 107, 108, 109, 110 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 19. Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP trang 101, 102, 103, 104 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 18. Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến trang 94, 95, 96 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề 8 trang 118 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 21. Bảo quản và chế biến thủy sản trang 111, 112, 113, 114, 115 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản trang 107, 108, 109, 110 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 19. Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP trang 101, 102, 103, 104 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 18. Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến trang 94, 95, 96 SGK Công nghệ 12 Cánh diều