Bài 10. Các nhóm thủy sản và phương thức nuôi phổ biến trang 48, 49, 50, 51, 52 SGK Công nghệ 12 Cánh diều


Hãy kể tên các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr48 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 48 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Hãy kể tên các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân em.

Lời giải chi tiết:

Một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao: cá tầm, cá hồi vân, tôm thẻ chân trắng, rong nho, cua,…

Câu hỏi tr48 CH1

Trả lời câu hỏi trang 48 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Căn cứ vào nguồn gốc, thủy sản được phân thành mấy nhóm?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phân loại các nhóm thủy sản

Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào nguồn gốc, thủy sản được chia thành 2 nhóm: nhóm bản địa và nhóm ngoại nhập.

Câu hỏi tr48 CH2

Trả lời câu hỏi trang 48 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, thủy sản được phân loại như thế nào? Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phân loại các nhóm thủy sản.

Lời giải chi tiết:

Theo đặc điểm cấu tạo thủy sản được chia thành

- Nhóm cá: ví dụ: cá chép, cá tra, cá mè, cá giò,…

- Nhóm giáp xác: ví dụ: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cua biển,…

Câu hỏi tr49 CH1

Trả lời câu hỏi trang 49 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Căn cứ vào tính ăn, động vật thủy sản được phân chia như nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phân loại các nhóm thủy sản.

Lời giải chi tiết:

Theo tính ăn, động vật thủy sản được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm ăn thực vật

- Nhóm ăn động vật

- Nhóm ăn tạp.

Câu hỏi tr49 CH2

Trả lời câu hỏi trang 49 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Dựa trên các yếu tố môi trường, động vật thủy sản được phân chia như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phân loại các nhóm thủy sản

Lời giải chi tiết:

Theo các yếu tố môi trường được chia thành:

- Theo nhiệt độ

- Theo môi trường nước sinh sống.

Câu hỏi tr50 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 50 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Quan sát Hình 10.1 và phân loại thủy sản theo nguồn gốc và đặc tính sinh vật học.

Phương pháp giải:

Dựa vào phân loại nhóm thủy sản.

Lời giải chi tiết:

Phân loại theo:

- Nguồn gốc:

+ Nhóm bản địa: a, b, e, h, i, l, m

+ Nhóm ngoại nhập: c, d, g, k, n, p, q, r

- Đặc tính sinh học:

+  Nhóm cá: a, b, k, m, r

+ Nhóm giáp xác: e, g, p, q

+ Nhóm động vật thân mềm: h, n

+ Nhóm bò sát lưỡng cư: i, l

+ Nhóm rong, tảo: c, d

Câu hỏi tr51 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 51 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Hãy kể tên và phân loại một số động vật thủy sản phổ biến ở địa phương em theo nguồn gốc và đặc tính sinh vật học.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân em.

Lời giải chi tiết:

- Nhóm cá: cá trắm, cá chép, cá lóc, cá rô phi,…

- Nhóm giáp xác: cua, tôm, ốc,…

Câu hỏi tr51 CH

Trả lời câu hỏi trang 51 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Có những phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến nào? Hãy nên ưu và nhược điểm của từng phương thức.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về một số phương thức nuôi trồng thủy sản.

Lời giải chi tiết:

Phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến là:

- Nuôi trồng thủy sản quảng canh

- Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh

- Nuôi trồng thủy sản thâm canh

Ưu nhược điểm:

* Nuôi trồng thủy sản quảng canh

- Ưu điểm: vốn vận hành sản xuất thấp do không phải chi phí nhiều cho con giống và thức ăn.

- Nhược điểm: năng suất và lợi nhuận thấp, khó khăn trong việc quản lí và vận hành sản xuất.

* Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh

- Ưu điểm: phù hợp với nhiều người dân về mức đầu tư và kĩ thuật nuôi. Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích cao, dễ dàng vận hành và quản lí

- Nhược điểm: năng suất chưa đạt tối ưu trên một đơn vị diện tích

* Nuôi trồng thủy sản thâm canh

- Ưu điểm: năng suất cao, kiểm soát được các khâu trong quá trình nuôi.

- Nhược điểm: cần vốn đầu tư lớn, đồng thời người nuôi phải nắm vững kĩ thuật nuôi và có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Câu hỏi tr52 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 52 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Hãy nêu các phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến ở địa phương em và giải thích lí do các cơ sở nuôi trồng lại lựa chọn phương thức đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân em.

Lời giải chi tiết:

ở địa phương em các cơ sở nuôi trồng chọn phương thức nuôi trồng thủy sản thâm canh. Vì năng suất cao, kiểm soát được các khâu trong quá trình nuôi, tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu lớn.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí