Bài 2. Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp trang 9, 10, 11, 12, 13 SGK Công nghệ 12 Cánh diều>
Hãy kể tên của các hoạt động lâm nghiệp có trong Hình 2.1
Câu hỏi tr9 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 9 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy kể tên của các hoạt động lâm nghiệp có trong Hình 2.1
Phương pháp giải:
Dựa vào Hình 2.1
Lời giải chi tiết:
Các hoạt động lâm nghiệp: trồng cây, chặt gỗ, chế biến gỗ.
Câu hỏi tr9 CH1
Trả lời câu hỏi trang 9 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy nêu một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về hoạt động cơ bản của lâm nghiệp
Lời giải chi tiết:
Hoạt động cơ bản lâm nghiệp gồm: quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.
Câu hỏi tr9 CH2
Trả lời câu hỏi trang 9 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy kể tên các chủ quản lí rừng ở nước ta hiện nay.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về quản lí rừng
Lời giải chi tiết:
Ở việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về rừng.
Rừng được giao cho các chủ thế quản lí gồm: ban quản lí rừng đặc dụng, ban quản lí rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
Câu hỏi tr10 CH1
Trả lời câu hỏi trang 10 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Nêu các hoạt động chính trong công tác bảo vệ rừng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về bảo vệ rừng
Lời giải chi tiết:
Hoạt động chính trong công tác bảo vệ rừng:
+ Chống những tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng
+ Phòng chống sâu hại rừng
+ Phòng chống bệnh hại rừng
+ Phòng cháy, chữa cháy rừng
Câu hỏi tr10 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 10 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy kể thêm một số tác động tiêu cực của con người đến rừng.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về bảo vệ rừng
Lời giải chi tiết:
Chặt phá rừng trái phép, đốt rừng làm nương rẫy,….
Câu hỏi tr10 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 10 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hoạt động bảo vệ rừng nào đang được áp dụng ở một địa phương mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân
Lời giải chi tiết:
Hoạt động bảo vệ rừng gồm: chống những tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng, phòng chống sâu hại rừng, phòng chống bệnh hại rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm hạn chế thiệt hại đang được triển khai ở rừng Quảng Nam.
Câu hỏi tr10 CH2
Trả lời câu hỏi trang 10 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Ý nghĩa của hoạt động phát triển rừng là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phát triển rừng
Lời giải chi tiết:
Hoạt động phát triển rừng nhằm tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
Câu hỏi tr10 CH3
Trả lời câu hỏi trang 10 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Nêu các hoạt động phát triển rừng đang được áp dụng ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phát triển rừng.
Lời giải chi tiết:
Hoạt động phát triển rừng gồm: trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, bị thiết hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác, phục hòi rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng.
Câu hỏi tr10 LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 10 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Dựa vào số liệu trong Bảng 2.1 hãy nhận xét về hoạt động phát triển rừng ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2022.
Phương pháp giải:
Dựa vào Bảng 2.1
Lời giải chi tiết:
Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng tăng dần lên trong giai đoạn từ 1990 – 2022.
Câu hỏi tr11 CH1
Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Rừng được sử dụng cho những mục đích gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về sử dụng rừng
Lời giải chi tiết:
Rừng mang lại nhiều giá trị đối với đời sống xã hội và môi trường. Rừng được sử dụng cho những mục đích sau:
- Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục
- Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạch hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh
- Cung cấp lâm sản
- Cung cấp dịch vụ môi trường rừng
- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí
Câu hỏi tr11 CH2
Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Vì sao chế biến lâm sản là khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về chế biến và thương mại lâm sản
Lời giải chi tiết:
Vì chế biến và thương mại lâm sản mang lại giá trị kinh tế, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
Câu hỏi tr11 CH3
Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.
Lời giải chi tiết:
Những đặc trưng cơ bản là quyết định đến việc tổ chức sản xuất, quản lí sử dụng các nguồn lực của ngành lâm nghiệp.
Câu hỏi tr11 CH4
Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Đặc trưng chu kì sinh trưởng kéo dài của cây rừng gây ra hạn chế gì cho sản xuất lâm nghiệp?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về ngành sản xuất kinh doanh có chu kì dài
Lời giải chi tiết:
Vì cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng kéo dài khiến sự sản xuất lâm nghiệp bị gián đoạn, sản lượng lâm sản ít.
Câu hỏi tr12 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 12 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Phân biệt quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế
Lời giải chi tiết:
- Khái niệm:
+ Tái sản xuất tự nhiên: Là quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng dưới tác động của các yếu tố tự nhiên như khí hậu, đất đai, nước,...
+ Tái sản xuất kinh tế: Là quá trình con người tác động vào quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Mục đích:
+ Tái sản xuất tự nhiên: Mục đích chính là duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng.
+ Tái sản xuất kinh tế: Mục đích chính là thu hoạch gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác để phục vụ nhu cầu con người.
- Quy trình:
+ Tái sản xuất tự nhiên:
Hạt cây nảy mầm, phát triển thành cây con.
Cây con sinh trưởng, phát triển thành cây trưởng thành.
Cây trưởng thành ra hoa, kết quả.
Hạt từ quả rơi xuống đất, nảy mầm và tiếp tục vòng đời mới.
+ Tái sản xuất kinh tế:
Con người trồng rừng, chăm sóc rừng.
Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ rừng.
Thu hoạch gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác.
Trồng rừng mới để thay thế cho rừng đã khai thác.
- Tác động:
+ Tái sản xuất tự nhiên
Tốn thời gian dài.
Năng suất thấp.
Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên.
+ Tái sản xuất kinh tế:
Nhanh hơn tái sản xuất tự nhiên.
Năng suất cao hơn.
Ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên.
Câu hỏi tr12 CH
Trả lời câu hỏi trang 12 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường tiến hành trên khu vực có điều kiện thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về địa bàn sản xuất lâm nghiệp thường có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn
Lời giải chi tiết:
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở vùng sâu, vùng xa bới có điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển.
Câu hỏi tr13 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 13 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
Hãy tìm hiểu và đưa ra nhận xét về một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp ở một địa phương mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân
Lời giải chi tiết:
Một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp ở tỉnh Hòa Bình:
- Trồng rừng:
+ Quy mô: Tỉnh Hòa Bình đang triển khai chương trình trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025.
+ Loại cây: Cây keo, lát hoa, mỡ, sấu,...
+ Hình thức: Trồng rừng tập trung, giao khoán cho hộ gia đình, kết hợp với chăn nuôi.
Nhận xét:
+ Hoạt động trồng rừng được triển khai mạnh mẽ, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc.
+ Nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu lũ lụt, hạn hán.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản.
- Bảo vệ rừng:
+ Lực lượng: Ban quản lý rừng, kiểm lâm, dân quân tự vệ.
+ Hoạt động: Tuần tra, canh gác, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
+ Công tác tuyên truyền: Nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân.
Nhận xét:
+ Hoạt động bảo vệ rừng được quan tâm, góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng, cháy rừng.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 8 trang 118 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 21. Bảo quản và chế biến thủy sản trang 111, 112, 113, 114, 115 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản trang 107, 108, 109, 110 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 19. Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP trang 101, 102, 103, 104 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 18. Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến trang 94, 95, 96 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề 8 trang 118 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 21. Bảo quản và chế biến thủy sản trang 111, 112, 113, 114, 115 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản trang 107, 108, 109, 110 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 19. Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP trang 101, 102, 103, 104 SGK Công nghệ 12 Cánh diều
- Bài 18. Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến trang 94, 95, 96 SGK Công nghệ 12 Cánh diều